Tuesday, June 11, 2019

DU LỊCH THẾ GIỚI- ECUADOR


ECUADOR-Một quốc gia hai bán cầu

Ecuador là một trong những nước nhỏ bé nhất Nam Mỹ. Diện tích chỉ tương đương tiểu bang Colorado của Hoa Kỳ (272 ngàn Km2) với khoản 14 triệu dân nhưng là nước xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới với hơn 44 triệu tấn mỗi năm cung cấp hơn 30% lượng chuối tiêu thụ của toàn thế giới. Trên thị trường Hoa Kỳ cũng có rất nhiều hàng thủy sản tôm cá nhập từ Ecuador
Kể từ năm 2000 khi lạm phát lên cao và tỉ giá đồng tiền Ecuador so với 1 US dollar= 25,000 thì chính phủ quyết định dùng US dollar làm đơn vị tiền tệ thay cho đồng tiền mất giá (chứ không đổi tiền như nhà nước VN). Từ đó đến nay Ecuador sử dụng đô la Mỹ, chỉ có các đồng xu (50, 25, 10, 5, 1 cent) là còn lưu hành tiền cũ của Ecuador mà thôi.

Ecuador ở trên độ cao hơn 3,000 mét so với mặt nước biển cho nên phi trường quốc tế hiện nay ở Quito- thủ đô Ecuador- chỉ có thể sử dụng cho các loại máy bay phản lực boeing 757 mà thôi. Các loại lớn hơn như B767, 777 không thể cất cánh vì không đủ chiều sâu. Tất cả các chuyến bay quốc tế từ Âu, Á, Úc Châu đều phải chuyển tiếp ở các phi trường phía Nam Hoa Kỳ như Miami, Atlanta, Houston, Los để chuyển sang máy bay nhỏ hơn mới có thể bay vào Quito (thời gian bay chỉ khoản 5,5-6 giờ).
Ngoài độ cao bất tiện cho việc cất cánh, còn bị ảnh hưởng bởi các luồng gió. Ngày chúng tôi giã từ Quito, máy bay được thông báo là phải khởi hành chính xác đúng giờ vì sẽ có một luồng gió mạnh thổi đến, nếu không cất cánh kịp thì chuyến bay sẽ phải chậm trễ không biết bao lâu.
Để khắc phục tình trạng này, Ecuador đang hợp tác với Canada xây dựng một phi trường quốc tế mới cách Quito 40 dặm nằm trong một thung lũng và dự trù khánh thành vào tháng 8, 2010. Và để đóng góp một phần tài chánh cho dự án, tất cả hành khách quốc tế phải đóng lệ phí phi trường 40.80 USD lúc ra đi.

Khi du lịch đến các quốc gia có độ cao như Ecuador, du khách có thể bị các triệu chứng bệnh về cao chúng tôi chỉ mới chạy tránh mưa trong vòng 30 giây thôi mà một cơn đau đầu như búa bổ xuất hiện. Đau như có cảm giác các giây thần kinh, mạch máu bị đứt đoạn. Chỉ cần 3,4 giây không có oxy lên não là não bộ con người sẽ bị tổn thương. Bình thường ở nhà chúng tôi chạy vận tốc hơn 3 miles một giờ không sao. Cũng may là uống thuốc kịp lúc để còn đủ sức thực hiện cuộc du hành.
Cotopaxi
độ như chóng mặt, nhức đầu, khó thở. Chúng tôi đã được bác sĩ hướng dẫn cho uống Diamox trước khi khởi hành nên cũng bình yên cho đến ngày thứ ba của chuyến đi. Lúc đi lên vùng núi

Thủ đô Quito của Ecuador được chia làm hai khu vực Old Town và New Town. Own town nằm về Nam được UNESCO công nhận là World Heritage ở đó có nhà thờ San Francisco, Independent Plaza, San Francisco Plaza, dinh tổng thống.
San Francisco Church
phía
Vùng new town hay còn gọi là Mariscal là vùng mới mở có Plaza Foch là khu vực của du khách tập trung với rất nhiều hoạt động dịch vụ dành cho du lịch.
Quito có thêm một khu vực mới phát triễn nữa đó là Teleferiqo (nghĩa là Quito ở xa). Nơi này có các sinh hoạt thích hợp cho trẻ em, và có cáp treo đ ể coi toàn cảnh th ành phố.
Nhưng thủ đô này không…an ninh. Mọi du khách đều được khuyến cáo là không nên đi bộ một mình sau 7 giờ tối. Dù đoạn đường ngắn cũng nên đi taxi-
Chúng tôi thấy rất nhiều cảnh sát đi tuần tiểu dọc các con đường phố chính từ khoản 6 giờ chiều.
Ngoài vấn đề an ninh, du khách còn được khuyến cáo là không nên sử dụng nước máy để uống và ngay cả …đánh răng.



“Mitad Del Mundo” (có nghĩa là trung điểm thế giới- middle of the world). Đây là điểm duy nhất trên địa cầu mà đường xích đạo đi qua núi. Điểm đó cách Quito khoản 30 km về hướng Bắc. Tuy nói là ở tại xích đạo nhưng vì trên núi cao nên nhiệt độ không nóng lắm. Ngày chúng tôi đến vào cuối tháng 11, bắt đầu mùa Hè ở Nam bán cầu, nhưng thời tiết tại đó chi 25 độ celcius, trong khi cùng lúc tại Bisbane- Úc là 35 độ celcius. Tuy nhiên tia tử ngoại thì rất gắt gao do đó điều cần thiết là phải dùng sun block để bảo vệ da.
Ở tại trung điểm thế giới đó có một đài kỷ niệm và một viện bảo tàng. Đến bảo tàng viện du khách được hướng dẫn một vài thí nghiệm nhỏ để biết trọng lực của trái đất ngay tại xích đạo. Ở ngay trên đường xích đạo mọi vật kể cả
con người đều nhẹ bớt mấy lbs. Chúng ta hãy thử đặt một cái trứng sống (chưa luộc) trên một đầu đinh thì nó vẫn có thể đứng yên.
Hoặc là chúng ta nắm chặt tay lại và đứng ngay trên đường xích đạo, thì một người khác ở ngoài đường xích đạo có thể mở nắm tay ấy ra rất dễ dàng. Nếu cùng nắm tay đó mà cả hai người đều đứng ở bất kỳ điểm nào ngoài đường xích đạo thì rất khó mở.

Từ đ ường xích đạo này về hứơng Bắc theo xa lộ Pan Americana sẽ gặp thành phố Otavalo v ới Indian Market nổi tiếng khắp Nam Mỹ. Đây là nơi buôn bán của các người dân gốc Indian; họ bán chủ yếu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nông sản địa phương.
Tại đây chúng tôi thấy có heo quay, mãng cầu xiêm, đu đủ có 5 cạnh giống trái khế.

Tại Quito, chúng tôi tình cờ tìm thấy một nhà hàng tên “Uncle Ho” chuyên bán Asian food và trong menu có cả Phở ( 7 USD/tô) chả giò (2 cuốn/3.99 USD). Ghé vào hỏi thăm thì được biết nhà hàng do 1 người Ireland tên Kevin và một người Mỹ lai (cha Mỹ, mẹ Việt) tên Patrick đồng làm chủ. Chef cook là người…Ecuadorian. Mẹ của Patrick dạy cho họ cách nấu món ăn VietNam. Nhưng hiện nay bà này sống tại Washington DC chứ không phải tại Ecuador.
Lúc chúng tôi tìm ra thì bao tử đã đầy nên không có dịp thử coi Phở Việt ở Ecuador nấu như thế nào. Nhưng nhìn vào thực đơn không hề thấy giá và rau quế.

Người dân Ecuador không nói tiếng Anh nhiều vì giáo dục nước này không chú trọng vào Anh ngữ. Chương trình dạy tiếng Anh tùy theo các trường; thông thường trường tư dạy nhiều giờ hơn. Chỉ riêng các học sinh chuyên ngành du lịch trong đại học mới chú trọng vào Anh Ngữ.
Trong lịch sử cận đại của Ecuador vào thập niên 1970’s của thế kỷ 20 trong vòng 9 năm mà có đến 11 ông tổng thống. Nhưng tổng thống hiện nay là ông Rafael Correa rất được dân chúng ủng hộ vì các chính sách xã hội của ông không thiên tả hoặc thiên hữu. Ngày nay dân Ecuador đi làm đóng 9.5% thuế an sinh xã hội, chủ nhân cũng đóng phần tương đương và đến tuổi về hưu 65 thì sẽ được lãnh lại một lần số tiền đã đóng.
Mức sống của người dân thấp, lương tối thiểu là 250 USD/tháng nhưng theo thống kê hiện nay thi thu nhập bình quân là khoản 3,400 USD/người/ năm.
Người dân rất thân thiện, dễ mến, thấy chúng tôi thì cứ muốn chụp hình chung.

GALAPAGOS ISLANDS- “Thiên Đường Hoang Dã”

Ecuador được du khách biết đến nhiều nhất qua địa điểm du lịch Galapagos Islands. Quần đảo này cách Quito khoản 600 miles về hướng Tây trên biển Thái Bình Dương. Đây được coi là một phòng thí nghiệm thiên nhiên về các sinh vật. Đây cũng là nơi đã giúp cho Charles Darwin hoàn thiện thuyết Tiến Hoá của ông từ 2 thế kỷ trước. Do đó hiện nay ở đảo Santa Cruz có Charles Darwin research center để tiếp tục công trình nghiên cứu các sinh vật. Năm 2009 kỷ niệm 50 năm của trung tâm này và đã có Thái Tử Charles, công nương Camila, cũng như tài tử Richard Geer thăm viếng nơi này.

Galapagos Islands (GI) bao gồm 13 đảo và rất nhiều cồn nhỏ (islets), trong đó có 5 đảo có người sinh sống là Santa Cruz, San Cristobal, Isabella, Floreana, và Baltra. Riêng tại Baltra chỉ là phi trường mà thôi.

Từ đất liền ra đảo có hai hãng máy bay TAME và AiroGal với đường bay hoặc từ Quito, hoặc  chúng tôi đáp máy bay AiroGal (Airolineas Galapagos) từ Quito bay 35 phút đến Gayaquil (một thành phố ở miền nam), máy bay đón thêm khách rồi bay 2 giờ ra đảo Batra. Xin mở một dấu ngoặc ở đây với lời khen ngợi hãng AiroGal, phục vụ chu đáo, trong các chuyến bay chúng tôi đi hành khách chỉ khoản 1/3 máy bay và đường bay ngắn nhưng vẫn phục vụ ăn uống đầy đủ. Không như các đường bay nội địa Hoa Kỳ, thức ăn đều phải…mua. Giá vé máy bay thì thay đổi tùy theo đối tượng; cư dân ở đất liền giá bằng 1/2 , và  cư dân GI= ¼ giá của khách nước ngoài.
Gayaquil;

 Tại phi trường Baltra cũng phải làm thủ tục nhập cảnh, đóng lệ phí. Mỗi du khách đến phải đóng 100 USD và cư dân địa phương từ đất liền ra cũng phải đóng…6 USD.
Sau đó có xe bus của hãng bay đưa đến bến phà để đi ferry 10 phút qua đảo Santa Cruz. Đ ây là đảo chính của GI. Từ bến ferry có xe bus về thi trấn Puerto Ayora. Nếu đi theo các tour du lịch thì đã có xe của hãng du lịch đón đưa về khách sạn hoặc đến bến tàu để lên thuyền nếu chọn các cruise tours.

Galapagos Islands(GI) được quản trị bởi Park Nacional Galapagos (PNG), với các nội quy để bảo vệ môi trường , sinh thái vì đây là một vùng đất thiên nhiên hoang sơ, phải nói là lãnh địa của các thú vật, các chú sea lions thản nhiên nhảy từ biển lên thuyền, lên ngủ trên băng ghế ở bờ biển rất là an nhiên tự tại.
Vấn đề bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt, đầu tiên là kiểm soát hành lý của du khách tại phi trường không được mang vào trái cây tươi và các loại hạt giống, cũng như không được mang ra khỏi đảo bất kỳ các sinh vật, cây giống, đất đá cát sỏi…chỉ được mang ra vật lưu niệm bán tại các gian hàng. PNG cũng giới hạn số lượng du khách mỗi ngày không được vượt quá 2,500 du khách.
Du thuyền cũng chỉ sử dụng phần lớn là loại nhỏ từ 16-20 hành khách. Loai super cũng chỉ 98 hành khách là tối đa. Nhưng các tàu lớn này phải neo ngoài khơi xa, rồi di chuyển hành khách vào bờ bằng các tàu nhỏ gọi là water taxi hay zodiac.

Vấn đề tái chế biến, xử lý rác cũng rất chặt chẽ, không phải phân biệt 3 loai rác thực phẩm, rác không huỷ và rác tái chế như ở USA mà có thêm loại thứ 4 là rác thải bệnh viện được cho vào thùng màu đỏ. Tuyệt đối không có một rác nào trôi lềnh bềnh trên biển. Chúng tôi thấy rõ trên water taxi một người thanh niên Ecuador ăn kẹo nhưng đã bỏ giấy gói kẹo vào trong túi áo chứ không tiện tay vứt bừa xuống nước.
.
Về cư dân trên đảo GI cũng bị giới hạn số lượng nhập cư sinh sống. Từ đất liền muốn chuyển sang định cư tại GI phải có thân nhân ở GI bảo lãnh hoặc phải kết hôn với một người ở GI đã lâu. Thủ tục nhập cư cũng giống như đối với một người ngoại quốc vậy.
Tính tổng số dân trên vùng GI chỉ khoản 30,000 người nhưng số lượng các động vật thì quá nhiều nhất là…rùa.
Các chú rùa hàng trăm tuổi, từ từ nhỡn nhơ ăn…bạc hà. Phải có người cắt nhỏ bạc hà cho rùa ăn. Trộm nghĩ mấy chú rùa này mà bò về hồ Hoàn Kiếm Hà Nội thì không phải ăn bạc hà mà được cho vào nồi bạc hà nấu cháo rồi.
Rùa mỗi năm đẻ 2 kỳ vào tháng sáu và tháng mười hai. Thật ra tại Charles Darwin Research center người ta cũng có kiểm soát số gia tăng của giống rùa bằng cách diệt bớt các trứng mái vì nếu không một ngày đẹp trời rùa đầy khắp mặt đường vì rùa rất…trường thọ.
Ngoài ra đây cũng là đất sống của các sinh vật biển như Iguana, lizards, pelican, penguine; rôi đủ thứ
blue footed boobie
chim muôn mà chúng tôi không nhớ hết tên. Chỉ nhớ “Blue footed boobies” loài chim với đôi chân màu xanh trời rất dễ thương. Dưới biển thì có các lọai thủy sản, có cả cá shark.
Vì ái ngại việc say sóng, chúng tôi không đi cruise tour mà chọn “land base tour” nghĩa là nghỉ qua đêm tại khách sạn trên đảo Santa Cruz và ban ngày thì đi water taxi đến các đảo khác.

Từ Santa Cruz chúng tôi ngồi thuyền đến đảo Floreana. Floreana còn có tên gọi là “post office island” vì đây là nơi mà ngày xưa các thủy thủ trên đường đi có thể ghé vào gởi thư về nhà, và bây giờ vẫn còn hoạt động.  Trên đảo này chúng tôi thấy cả một rừng cây ổi.  Cuộc hành trình bằng thuyền thật ngoạn mục, thích thú, nhưng cũng hơi..sợ vì bản thân chúng tôi…”mù” bơi. Phải biết bơi thì mới tận hưởng hết các thú vui của  nước như bơi lặn ngắm cảnh dưới biển, bơi cùng các con sea lion, để thấy hết đời sống…thủy cung. Thuyền thả trôi trên sóng nước xanh thẳm trong veo và ấm vì ở tại vùng xích đạo. Rất là thanh bình, ở đó các danh từ, chiến tranh, khủng bố, thị trường chứng khoán…hình như không ở trong trí của người dân.

Còn đi đến đảo Isabela thì sử dụng một warter taxi chỉ chở 16 hành khách. Mỗi ngày khởi hành một chuyến lúc 2 PM từ Santa Cruz và khởi hành ở Isabela lúc 6 sáng. Lên đảo Isabela chúng tôi đi coi flamingo, cưỡi ngựa để lên coi núi lửa Sierra Negra. Đây là núi lửa vẫn còn đang hoạt động. Đường lên núi cũng …rùng rợn. Lần đầu tiên chúng tôi cưỡi ngựa đoạn đường dài tổng cộng 12 km đi về. Lúc đi chưa quen nên rất run sợ. Mà người ta hướng dẫn là cưỡi ngựa phải bình tĩnh vì ngựa hiểu được tâm trạng của người cỡi, hễ mình sợ là ngựa cũng sợ và rất dễ bị nó hất nhào xuống. Lúc về thì thấy thích thú và hấp dẫn. Chúng tôi nhận xét thấy mấy con ngựa

như đã được “programmed” sẵn, cứ vài phút đi chậm thì một phút lại chạy nhanh, làm mình hết hồn phải kìm cương. Ở đảo này có rất nhiều cây chùm ruột và phượng vĩ như quê hương VN.

Trên đảo Santa Cruz có fish market mở 2 lần trong ngày vào 9 giờ sáng và 5 giờ chiều theo giờ các ngư phủ trở về sau các chuyến ra khơi. Mùa tháng 11,12 là mùa tôm hùm ở GI. Các con tôm hùm nặng gần cả kg, giá bán cho…du khách bao luôn nấu chin (thường là nướng), với salad, khoai tây chiên, cơm là 20 USD/con vào buổi ăn trưa và 25 USD/con vào buổi ăn tối. Còn các loại cá tuna, cá thu tươi rói thấy dân địa phương mua ½ kg là 2 USD. Nhưng lên dĩa cho du khách ở nhà hàng là 10 USD với khoản 250 gram.

Về phía Tây của đảo Santa CruzTortuga Bay và Playa beach là bãi biển hoang sơ rất đẹp; không có các hotel hay cư dân sinh sống. Muốn đến đó phải đi bộ qua một đường mòn 2.5 km vì đó là phương tiện giao thông duy nhất trong rừng xương rồng. Thật là một sự tập thể dục rất tốt!
Ở vùng đảo nên nước ngọt cũng là một vấn đề. Chính phủ có lắp đặt hệ thống lọc nước biển thành nước sử dụng hằng ngày nhưng nước uống thì phải đem từ đất liền ra hoặc là hứng nước mưa trữ lại để dùng.

Galapagos Islands có những nơi du khách không được tự đi một mình mà bắt buộc phải có hướng dẫn viên. Những người này là nhân viên của PNG và được gọi là “Naturalist”.  Đây là những người được huấn luyện chuyên môn về sinh vật học, tự nhiên học, môi trường v.v..và nhất là không thể thiếu vấn đề ngoại ngữ. Họ có bằng cấp và được đánh giá theo thứ bậc Naturalist I, II, III, và IV tuỳ theo khả năng ngoại ngữ. Naturalist IV là người có bằng PH.D và biết nói 4 sinh ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là Spanish. Một người tour guide của chúng tôi biết nói tiếng Ý, Pháp, Đức, Anh và Spanish thật đáng…nể (nhưng mà anh chàng không biết nói tiếng Việt). Kể ra những người này phải yêu nghề ghê lắm, chứ ai có bằng PH.D mà lại chịu làm…tour guide???

Trái với sự ô nhiễm không khí đầy bụi khói ở Quito, Galapagos Islands đã làm sạch buồng phổi du khách với môi trường thiên nhiên, trong lành. Không có nhà cao hơn 3 tầng, không có nhiều phương tiện vận chuyển cơ giới. Đây là điểm son và niềm tự hào của người dân Ecuador, và họ tiếp tục gìn giữ để xứng danh là di sản thế giới. Một điểm du lịch trong lành và…không rẽ nhưng xứng đáng để cho những người yêu thiên nhiên ghé đến. Khách quan nhận xét thì Vinh Hạ Long và đảo Phú Quốc của VN cũng có những nét đẹp thiên nhiên quyến rũ; tuy nhiên sự quản trị và bảo tồn thì thua xa Galapagos Islands. Có lẽ các vị lãnh đạo ở Vịnh Hạ Long và Phú Quốc nên đến học hỏi kinh nghiệm của Park Nacional Galapagos để gia tăng hiệu quả bảo vệ di sản của VN.



DU LỊCH THẾ GIỚI- COSTA RICA


COSTA RICA- NATURAL PARADISE
Costa Rica (Tito-CR) một quốc gia nhỏ bé yên lành, dân chủ, với những vẻ đẹp thiên nhiên đặc biệt ở vùng trung châu Mỹ (Central America), có diện tích khoản 52 ngàn km vuông (chỉ bằng ½ tiểu bang Kentucky). Nhưng các công viên quôc gia chiếm hơn 11% và hơn 25% đất đai được bảo vệ như những khu rừng nguyên sinh của quôc gia.
Vào năm 1821 CR và trung mỹ được độc lập từ Spain nhưng mãi cho đến năm 1949 hiến pháp mới ra đời do tổng thống Jose Figueres soạn thảo cho phép người da đen và phụ nữ được quyền đi bầu. Tổng thống này cũng giải giới quân đội và dùng ngân sách quốc phòng để cải tổ hệ thống y tế cho toàn quốc. Do đó đến nay CR không có quân đội, chỉ có lực lượng bảo vệ an ninh là hiến binh mà thôi. Đồng thời toàn thể dân Tito đều được hửơng các dịch vụ y tế, săn sóc sức khoẻ…free từ chính phủ.
Chúng tôi đã chọn tour của Caravan.com để thăm viếng Costa Rica trong 10 ngày trải dài
từ bờ Caribien qua Pacific coast; thưởng ngoạn tất cả cảnh đẹp thiên nhiên, rừng mưa nhịêt đới…vì vậy vào mùa hè thường có các trận mưa rào vào buổi chiều. Nhưng mưa rất ngắn nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của đoàn du lịch.
Tuy có lực lượng hiến binh, cảnh sát bảo vệ an ninh nhưng thủ đô San Jose của CR không an ninh. Du khách đều được cảnh cáo không nên đi bộ một mình vào buổi tối và cho dù đi ban ngày cũng phải coi chừng cái ví của mình vì có rất nhiều dân móc túi “chuyên nghiệp”.
CR là đất nước của chim trời, cá nước, có hơn 887 giống chim mà trong đó Toucans là loài tiêu biểu với mỏ cong dài màu đỏ. Ngoài chim muông còn có tất cả các loại bướm, và đây cũng là đất của rùa biển (sea turtle), nhưng rùa ở CR nhỏ xíu bằng nắm tay, khác với rùa ở Galapagos lớn cả mấy chục kgs.
Các giống chim muông của CR có màu sắc sặc sỡ, nhưng con nào có màu đỏ là độc hại nhất. Ỏ CR họ định nghĩa “red means attractive and poisson”. Con cóc có mắt màu đỏ (red eye frog) là con cóc  rất độc; cắn vào người có thể chết. Thêm nữa phải nói đến…muỗi. Khí hậu nhiệt đới nên qúa nhiều muỗi, nhất là vào trong các rain forest. Chúng tôi về nhà với vô số vết chích của muỗi khắp cơ thể mặc dù đã dùng thuốc xịt muỗi; cũng may muỗi này …hiền không có gây nên bệnh gì.
Khí hậu Costa Rica thích hợp với các loại trái cây nhiệt đới, do đó là nơi cung cấp chuối, thơm cho thị trưòng Hoa Kỳ và Châu Âu. Các công ty của Mỹ như Del Monte có rất nhiều trang trại ở CR. Chúng tôi được hưóng dẫn thăm một cơ sở trồng chuối của Del Monte để đuợc cho biết rằng ở các trang trại chuối này có rất nhiều…rắn độc. Các con rắn nhỏ xíu nằm yên dưới các tàu lá chuối và khi người ta dẫm bước chân lên thì…hỡi ôi sẽ giống như nàng Cleopatra đó nhé. Bời vậy công nhân làm việc trong trang trại phải mang boot cao đến đầu gối, và du khách thì dĩ nhiên được thông báo không…đi bộ vào trong vườn.
Ðể đốn các buồng chuối này họ thiết lập một hệ thống chairlift- tức là ghế ngồi cách mặt đất
ngang tầm với quay chuối có hệ thống ròng rọc kéo. Công nhân cắt nguyên buồng chuối, móc vào ròng rọc chạy về nhà máy. Ở đó có người cắt từng nãi, cho vào bồn để rữa, tiếp đến cân, dán nhãn và đóng thùng chở đến Hoa Kỳ, thời gian vận chuyển khỏan 19 ngày, đến châu Âu kéo dài 25 ngày. Bởi vậy họ thu hoạch chuối lúc đang còn xanh lét. Nhưng để có được các trái chuối xanh thì cũng phải mất 16 tháng trồng. Vậy mà chuối là một loại trái cây…rất rẽ trong các chợ ở USA.
Tiếp theo chúng tôi đến viếng trang trại trồng thơm organic của công ty Collin Street Bakery- một côngty có “tổng hành dinh” ở Texas.  Ðể gieo một cây thơm hữu cơ người ta phải lấy cái đầu trái thơm (crown) trồng xuống đất, sau 9 tháng thì phun natural gaz vào cây 2 lần cách nhau 3 ngày để tạo mầm trái thơm.
Trang trại này  mổi ngày thu hoạch khoản 50 ngàn trái thơm, thứ tốt nhất là premium được đem qua thị trưòng Hoa Kỳ, phần còn lại bán trong nội địa CR, hoặc làm mứt nhừ (jam). Nông trại rộng lớn nhưng hái thơm bằng lao động thủ công chứ không phải bẳng máy. Du khách được thử hàng mẫu mới hái, tuy vỏ còn rất xanh nhưng thịt thơm rất ngọt khó có thể tìm thấy trên thị trường. Họ cho chúng tôi biết một trái thơm bảo quản dung mức có thể giữ được trong một tháng.
Ngoài ra còn phải kể đến cà phê cũng là một nguồn xuất khẩu đáng kể cho CR. CR là nước xuất khẩu cà phê đầu tiên ở trung mỹ từ thế kỷ 19. Nguồn lợi từ cà phê đã được dung xây dựng nhà hát quốc gia, nhiều nhà thờ Catholic. Ðến thăm vườn cà phê ở vùng Poas Volcano chúng tôi đuợc cho biết rằng cà phê càng trồng trên vùng đất cao càng ngon và tốt nhất là trồng ở độ cao khoản 3,900 feet (tính từ mặt nước biển).
Một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất CR là “Hanging Bridges” ở gần lake Arenal nằm
trong một “rain forest”. Con đường hiking dài khoản 2 miles có tổng cộng 18 cây cầu nhỏ mà 6 cái là cầu treo (hanging). Trọng tải của cầu chỉ có 15 nguời một lần. Ðây dung là “cầu treo …lắc lẻo” chứ không phải “cầu tre lắc lẻo” vì cầu được làm bằng..các sợi dây sắt treo lửng lơ giữa rừng; khi chân bước xuống thì “lắc lư” và bên dưới là…vực sâu. Ðây cũng là “dộc lộ”  một chiều. buớc chân vào rồi thì chỉ có tiến về phiá trước.
Du khách được chỉ dẫn rõ đoạn hiking này chia làm 2 level hoặc  là qua 1 cây cầu treo, hay đi complete trail. Chúng tôi cũng thử sự “can đảm” của mình nên theo nhóm thứ hai. Qua được hai bước đầu tưởng mình…”ngon lành”. Ai dè càng tiến vào sâu trong rừng thì mới thấy các cây cầu treo quá …”rung rợn” đến nổi chúng tôi không dám ngó sang hai bên, hoặc nhìn xuống dưới chân mình thì thấy dang đứng trên một vực sau hơn trăm mét. Tay thì cứ bám chặt vào các sợi xích sắt, vì cầu thì cứ lắt lẻo nhúng nhẩy do chấn động của các người khác. Sau khi qua một vài cầu, chúng tôi rút kinh nghiệm là đi đầu đoàn thì đỡ chịu đựng cầu rung hơn đi sau nhiều nguời.  Con đường hiking này cũng lắm “chông gai” nhưng mà “ví phỏng đường đời bằng phẳng cả” thì đâu có gì hào hứng? ngoài cầu treo lắc lẻo, thì đường đi gập ghềnh, ngoằng ngèo rồi “dốc đá cheo leo”; rất thích thú nhưng mà…sợ quá không dám chụp hình quay phim gì cả, chỉ mong mau cho…xuống núi.
Các quý vị nào đã trải qua Suspense bridge ở Vancouver, Canada thì có thể hình dung là ở đây đến 6 cái cầu như vậy.
Hot Spring bath
Một điểm lý thú khác nữa là tắm suối nước nóng (hot spring) vì CR có nhiều núi lửa nên cung cấp nhiều suối nước nóng rất tốt.  Ðoàn chúng tôi được hướng dẫn đến tắm ở Baldi Hot Springs- Arenal Vocano. Nơi đây có rất nhiều hồ tắm với các nhiệt độ nóng khác nhau và nước tắm được dẫn trực tiếp từ nguồn suối thiên nhiên vào hồ. Không chỉ du khách mà người dân CR ở các nơi khác cũng đổ về đây.


Chúng tôi đi về phiá biển Atlantis và Cabribiean để vào vùng công viên quốc gia Tortuguero Park. Ðây là vùng rừng mưa nhiêt đới nguyên sinh,
White face monkey
muốn vào đó chỉ có thể đi bằng thuyền; di chuyển qua lại mọi nơi trong vùng này cũng bằng thuyền. Không có xe cơ giới. Không khí thật trong lành, bình yên nhưng ánh sáng văn minh của internet vẫn hiện diện nơi đây. Mỗi ngày có naturalist hướng dẫn đi coi…khỉ. Những con khỉ nhỏ bé chuyền trên các cành cây rất nhanh nhẹn. Có giống khỉ mặt trắng (white face monkeys), rất nhỏ như con mèo.
Trong công viên này có trung tâm “Green Turtle Research Center” để nghiên cứu,bảo vệ các giống rùa biển khỏi sự tuyệt chủng. Những con Green Turtles này thưòng sanh sãn từ tháng bảy đến tháng mười. Rùa mẹ làm ổ trên bờ biển, nó dung hai chân trước để đào lỗ, sau khi sanh trứng thì tự lấy cát phủ kín trứng để không ai trông thấy. Sau 6 ngày trứng nở thành rùa con, và rùa con tự động bò xuống biển vào ban đêm hay lúc trời vừa rạng sáng. Rùa mẹ cũng sanh vào ban đêm. Du khách cũng được hướng dẫn đi xem rùa sanh vào ban đêm và phải mặc y phục màu đen hoặc sậm màu. Tất cả phải đi trong bóng đêm, chỉ có một ngọn đèn hồng ngoại do naturalist sử dụng để hướng dẫn, chỉ đuờng.

Ðoạn cuối cùng của chuyến đi chúng tôi hướng về miền biển Pacific và dừng chân tại  Marriott Resort ở Guanacaste Coast. Ở khu resort này có một hồ bơi không bờ “infinity pool” lớn nhất vùng Trung Mỹ.

Xem người ta bảo vệ các sinh vật và thiên nhiên mà ít nhiều lại chạnh lòng cho đất nước và con người Việt Nam-con ngưòi bị coi nhẹ, môi trường bị hủy hoại không thương tiếc. Ðó cũng gọi là “thiên đường” nhưng hoàn toàn khác xa với “Natural Paradise” mà chúng tôi vừa thăm qua và kể cùng quý vị.

DU LỊCH THẾ GIỚI- TURKEY( THỔ NHĨ KỲ ) P.II


Phần II : Các điểm dừng chân ở  Asia Minor - Turkey

Thổ Nhĩ Kỳ nằm rải phần lớn bên Á châu về phía Đông láng giềng của Iran, Iraq, phần Tây Á được gọi là Asia Minor hay la Anatolia tiếp giáp với biển  Địa Trung Hải ở phía Nam nên khí hậu tương đối ấm hơn vùng bên lục địa phía đông, và cũng có nhiều di tích hơn mà chúng tôi lần lượt thăm viếng sau đây:

CON NGƯA THÀNH TROY (TROJAN HORSE):
 Cổ thành này được thiết lập từ hơn 4,000 năm ở gần Canakkale nhưng mới được khai quật vào khoản năm 1822. Thành Troy rất nổi tiếng trong văn học Hy Lạp nhờ vào lời tiên đoán của Homer.Tương truyền sự tích con ngựa thành Troy là ngày xưa Hoàng Tử thành Troy tên là Paris đi dự đám cưới một công hầu trong triều đình. Một cuộc thi sắc đẹp được đặt ra giữa 3 công nương là Hela (vợ của thần Zeus bên Hy Lạp),Athena- nữ thần của sự thông minh (Godess of Wisdom), Aphodite tức là thần Vệ Nữ (Venus) theo Lamã- là nữ thần của tình yêu (Godess of Love). Ai đẹp nhất thì sẽ được Paris ban thưởng trái táo vàng. Đây có lẽ được coi là cuộc thi hoa hậu đầu tiên trên thế giới.  Aphodite được  thắng trái táo vàng của Paris và bà ta giới thiệu Helen cho Paris nhưng Helen lúc đó đã có chồng là Menelaus. Paris bèn nhân cơ hội Menelaus đi vắng bắt cóc Helen về Thành Troy để mở đầu một cuộc chiến dai dẳng giữa  Hoàng Tử Paris và ông chồng của Helen dành lại vợ.
Các bạn có bi ết cách chấm điểm cuộc thi  như thế nào không?
Đây là lời  ông tour guide của chúng tôi kể : khi ba công nương xuất hiện thì Aphodite có sử dụng một thắt lưng đẹp lóng lánh. Hai nàng kia phản đối nói Aphodite chơi nổi không chịu cho nàng mang thắt lưng đó. Không cho thì nàng tháo thắt lưng ra, nhưng khi tháo xong thắt lưng thì  cái váy của nàng cũng…tuột xuống…Thế là…khỏi cần bình chọn, Paris trao táo vàng cho nàng…
Sau khi Paris cướp Helen đem về thành Troy sinh sống thì Menelaus đem quân qua đánh  để đòi vợ về. Cuộc chiến kéo dài 9 năm mà vẫn bất phân thắng bại. Một hôm Menelaus rút quân và để lại trước thành Troy một con ngưa gỗ. Quân của Paris trong thành Troy  vui mừng chiến thắng và ra đem “chiến lợi phẩm” con ngựa gỗ vào thành. Nhưng đến tối quân của Menelaus từ trong bụng con ngựa gỗ đó chui ra, mở cửa thành cho đoàn quân của Menelaus tiến vào đánh úp , gi ết chết Paris và lấy lại được Helena đem về quê hương. Từ đó con ngựa thành Troy được lưu truyền đến nay. Nhưng mà nó bằng gỗ thì làm sao chịu sương chịu nắng qua bao thế kỷ?? Có người trong đoàn chúng tôi thắc mắc thấy con ngựa gỗ có nước bóng như mới thì được cho biết là chính phủ cứ 10 năm thì thay lại một con ngưa mới để du khách thăm viếng, trong bụng ngựa co 2 tầng lầu, có ghế dài để ngồi và có thể chứa hơn 10 người một lúc. Du khách có thể leo vào bụng ngựa để cũng có cảm giác như mình là chiến sĩ của cái thời Troia era.

CỔ THÀNH EPHESUS:
Là thành phố cổ từ thời Greco-roman (khoản 2000 B.C) Được khám phá khoản năm 1904 với nhiều tàn tích của m ột thời huy hoàng như là con đường Curetes Road, Marble road, thư viện Celsus, và đại hí viện có sức chứa khoản 24,-25 ngàn người. Các chứng tích về đời sống trong trong thành phố cũng đựơc khai quật .  Ngoài ra còn có rất nhi ều tượng của các vị thần Hy Lạp, La Mã th ời xưa  đơn  cử chúng tôi thấy bức tượng của nữ thần chiến thắng (Godess of Victory) Nike. Logo ﮮ c của hãng Nike là lấy một nét trong bức tượng này

HOUSE OF VIRGIN MARY (Căn nhà của Đức Mẹ Maria):
Di tích này đã bị động đất tàn phá nhiều lần và được tìm thấy vào gần cuối thể kỷ 19 ở núi Koressos gần thành phố cổ Ephesus.  Ngày nay đư ợc phục hồi  bởi tổ chức Gẻorge Quatman Foundation ở Ohio, USA.Tương truyền rằng sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh thì một môn đồ trẻ của Chúa là Thánh St. John đã đem Đức Mẹ về cư ngụ tại nơi này cho đến cuối đời. Bên trong căn nhà rất nhỏ, chỉ để một bàn thờ tượng đức mẹ cho thập phương chiêm bái, và không cho chụp hình, Tại địa điểm này có giòng nước được cho là nước thánh Bây giờ nơi đây là một địa điểm hành hương nồi tiếng không những cho các tín đồ Thiên Chúa Giáo mà cả tín đồ Hồi Giáo cũng thăm viếng vì họ tin nứơc ở đây đã chữa lành bệnh cho nhiều tín đồ đến cầu nguyện.
Trong khu vực căn nhà của Đức Mẹ còn có một bức từơng đá trên đó có gắn rất nhiều mảnh giấy ghi lời cầu nguyện của khách hành hương. Họ tin tưởng rằng đặt lời cầu nguyện ở đó thì sẽ được tròn ước nguyện..!
Hằng năm vào ngày 15 tháng Tám ở nơi đây có làm lễ tưởng niệm Đức Mẹ

Đối diện ngọn đồi có căn nhà của đức Mẹ Maria là ngọn đồi có đền thờ thánh Saint John. Tương truy ền ông ở đây để tiện săn  sóc Đức Mẹ. Ngày nay đền thờ ông cũng là một điểm hành hương và tất cả giáo hoàng ở La Mã khi nhậm chức xong đều có đến thăm viếng phần mộ của thánh Saint John này.

PAMUKKALE: (theo tiếng Thổ  Pamuk là  Cotton, Kale là  lâu đài tức là COTTON CASTLE):


Pamukkale walk
Đây là khu vực thiên nhiên duy nhất trên thế giới có suối nước nóng với nhiều chất khoáng nhất là Calcium. Calcium đã kêt tụ lại thành từng tầng màu trắng giống như bông gòn nên mới được mệnh danh là “Cotton Castle. Nước suối nóng ở đây khoản 34 đ ộ Celcius đã được sử dụng từ thời Roman (khoản thế kỷ thứ 2) như một phương pháp vật lý trị liệu. Ngày nay  tại trong khu vực này cũng có một “Antique Pool” để du khách có thể  tắm “thermal bath” . Các khách sạn kế cận cũng thiết lập đường ống dẫn đến tận hồ bơi của khách sạn để phục vụ khách hàng. Chúng tôi đã được tận hưởng sự thư giản của nước suối nóng tại khách sạn mình trú ngụ sau một ngày rong chơi.
Để bảo vệ gìn giữ môi trường, khi lội suối nước này kh ông ai đư ợc mang giày hay dép nhựa, chỉ đư ợc mang vớ mà thôi. Muốn thử cảm giác thì xin mời bạn tháo giày dép ra để trên bờ không có mất đâu đừng lo.

ỐNG KHÓI TIÊN ( FAIRY CHIMNEYS ):
Nhứng ống khói tiên này được tìm thấy tại vùng Cappadocia là một vùng núi lửa bị soi mòn từ hằng chục triệu năm. Các phún xuất thạch của núi lửa tạo nên những hình thù như ống khói, như cây nấm.
Từ hàng trăm năm xưa dân ở Cappadocia đã đục núi, đào đất làm nơi trú ẩn, làm nhà thờ, di tich cụ thể còn lại đã được Unesco công nhận là Kaymakli underground city và Goreme Open Air Museum. Ngoài ra cũng còn một số ít các căn nhà trong đá đang được sử dụng như những phòng khách sạn loại… đặc biệt với giá khoản 200 euro một đêm.


Sau Cappadocia chúng tôi đi ngược lại lên miền Đông Bắc để tham viếng Ankara thủ đô đương thời của Turkey. Vào các đế chế xa xưa thủ đô là Istanbul mà nay được gọi là Old Istanbul. Đến khi đất nước độc lập chuyển sang chính thể cộng hoà với Mustafa Artartuk là vị  tổng thống đầu tiên năm 1923, thì thủ đô dời về Ankara (ở bên phía Á châu). Mustafa Artartuk được coi là anh hùng của Thổ có công dẹp nội chiến giữa các triều đại, thống nhất đất nước, xây dựng nền dân chủ, nâng cao dân trí được toàn thể dân Thổ nhĩ kỳ ghi ơn. Do đó khi ông chết mộ đã được xây tại Ankara trên một quãng trường rộng lớn và có rất nhiều ngư ời đến viếng. Ở Ankara cũng lập thêm một thư viện mang tên ông.

(Xin hãy giã từ các căn nhà trong đá để trở về với cuộc sống thường nhật của Turkey ở Phần III)

Tại sao là TURKEY
Khi bác Dương nghe tin chúng tôi sẽ đi Turkey chơi thì bác ấy nói “ở USA cũng có Turkey, sao còn đi đâu nữa”. Đối với bản thân chúng tôi không phải Turkey mà là TROY.  Không nhớ ở cấp lớp mấy chúng tôi có được học qua lịch sử cuộc chiến của thành Troy và cái tên “con ngựa thành Troy” vẫn ở mãi trong trí của chúng tôi, và vẫn ước ao được đặt chân đến.
Còn riêng đ ối với người Thổ và với thế giới thì T urkey bắt nguồn từ thế kỷ 19 khi đó nước Turk mu ốn mở rộng quen biết với thế giới nên đã cho sứ giả mang quà tặng đến các nước khác. Họ mang cừu đến tặng chính phủ Úc, và mang gà tây đến tặng chính ph  Hoa kỳ. Từ đó người Mỹ biết đến một nư ớc không phải l  Turk mà là..T URKEY. Coi như là Mỹ đặt tên cho Thổ vậy. Từ 1923 khi trở thành ch ính thể cộng hoà thì Thổ có tên gọi theo anh ngữ là Republic of T urkey.
Khi Mustafa ẢtatArk lên làm tổng thống đàu tiên thi không nh ững dời thủ đô về Ank ara mà ông còn thay đổi màu cờ. Cờ Turkey bây giờ có màu đỏ với vành trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Chuyện kể về nguồn gốclá cờ mới là khi Mustafa đang chỉ huy cuộc chiến tranh dẹp nội loạn, một đêm ông ngắm trời thấy trăng lưỡi liềm và sao gần nhau thì ông có nguyện ước r ằng nếu cho ông đư ợc chiến thắng, đem lại hòa bình, độc lập thì ông sẽ đem hình tượng này lên nền cờ của tổ quốc. Và lời cầu nguyện của ông đã thành hiện thực cho ngày nay lá cờ voi trăng, sao, phất phới trên khắp bầu trời nước Thổ.

Với chính thể cộng hoà từ 1923, chính quyền đa đảng (6 đ ảng) gồm có tổng thống do dân trực tiếp bầu nhiệm kỳ 7 năm và không được tái ứng cử. Đảng có đa số phiếu thắng cử trong cuộc bầu cử này sẽ hợp tác với các đảng còn lại đê thiết lập nội các do Thủ Tướng cầm đầu Thủ tướng có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được tái nhiệm nếu đảng của ngư ời đó nắm đa số.

Cũng với chính thể cộng hoà ngôn ngữ đã được chuyển đổi từ ẢRập sang la tinh. Phải mất cả 2 thế hệ sự cải tổ ngôn ngữ và giáo dục mới hoàn tất. Tuy thời nay dùng mẫu tự La Tinh nhưng tiếng Thổ không co các mẫu tự W, Q, I, không có vần “Th” nên chi lúc học anh ng ữ bị gặp khó khăn khi phát âm chữ “tree” va “three”; họ cung phát âm chữ “C” thành “Ch”.
Hệ thống giao dục cưỡng bách ở tiểu, trung h ọc, nhưng lại rất khó để lọt vào đại học. Cả nứoc chỉ có khoản 70 trường đại học công lập không có tư. Và bài thi vào đại học thì rất khó nên chỉ khỏan 30% học sinh tốt nghi ệp trung học ti ếp tục đại học. Phần còn lại thì học nghề hay tham gia lao động sản xuất.
Ở chương trình trung học không dạy làm bài thi theo lối trắc nghiệm (multiple choice). Nhưng các bài thi vào đại học đều là bài trắc nghiệm gồm 180 câu trong vòng 3 giờ. Do đó tất cả học sinh lớp 12 cuối tuần đều phải đi học thêm lớp luyện thi vào đại hoc để quen dần với lối thi cử mà suôt quãng đường học cấp dưới đã không được hướng dẫn.

Khi tốt nghiệp đại học mức lương bình quân khoản 15,000 TL (tức khoản 10,000 USD/năm). Ở Thổ từ trứoc không có hệ thống thuế  lợi tức  cá nhân nhưng kể từ 1984 khi ông thủ tướng là cựu nh ân viên ÌMF ở New Ỷok lên nắm quyền thì ông đã thiết đặt hệ thống đánh thuế lợi tức cá  nhân và  áp dụng cho đến bây giờ. Mức thuế luỹ  tiến theo lợi tức đến mức 50,000 TL/ năm thì trả khoản 50% thuế. Lợi tức 7,500 TL/năm trở xuống không đóng thuế. Tuy phải trả thuế nhưng nhân viên đi làm không phải khai bảng thuế “Tax Return” như bên USA vì đã đư ợc chiết tính và khấu trừ ngay mỗi tháng lãnh lương. Chỉ  nhũng người kinh doanh phải khai để đóng thuế.

Hệ thống an sinh xã hội của Turkey không thiết đặt số tuổi về hưu. Ngừoi dân đi làm đủ 20 năm cho phụ nữ và 25 năm cho nam giới là có thể về hưu với tất cả phúc lợi được chính phủ quy đinh và được lãnh tiên một lần bằng 2% t ền lương tháng cuối cùng nhân với số năm mình đã làm.
Chính phủ hiện nay cũng gíup dân tái định cư bằng cách dở bỏ các khu nhà ổ chuột và xây lại các căn chung cư cao tầng tại chỗ đó cho dân (chứ không bắt dời đi nơi  khác).

Kebab
Về ẩm thưc, Thổ có thức ăn giống vùng Địa Trung Hải , có “Cơm Thổ” nấu gạo trắng nâu lẫn lộn, có trộn dầu Olive và lá thì là. Món ăn truyền thống là “Kebab” mà chúng ta có thể tìm thâý trong nhà hàng ở USA. Kebab là xiên thịt nướng có ớt qủa chuông. Piza ở Thổ cũng giống như một ổ bánh mì dẹp trên mặt có thịt xay mà thôi, không có topping nhiều như USA. Lúc ăn thì dọn ăn kèm với cà chua, dưa leo. Tuy ở bên phía Á châu nhưng người thổ lấy bánh mì làm lương thực chính. Các phụ nữ ở vùng thôn quê tự làm bánh mì và nướng bằng lò than để ăn hàng ngày. Bánh mì nướng lò than này rất ngon. Thức ăn ngọt có Turkish Delight- những loại bánh.Thức uống có rượu  Rarky  màu trắng trong như rượu đế của Việt Nam; khi uống pha chung với nước uống thì thành môt dung dịch màu trắng sữa

M ột buổi sáng xe đi ngang qua một nghĩa trang lúc đó ông hư ớng dẫn viên luôn tiện cho bi ết về thể thức tang lễ. Đối với Thổ khi có ngư ời chết thì làm tang lễ và chôn trong vòng 24 gi ờ, và thường chọn giờ hạ huyệt vào buổi trưa. Xác ngư ời chết được cho vào quan tài và đem đến một mosque gần nơi cư  ngụ nhất. Quan tài để ben ngoài mosque, thân nhân, bè bạn  vào bên trong cầu nguyện. Sau đó đem quan t ài đến nghĩa trang chôn. Khi chôn thì chỉ chôn xác ngư ời chế xuống huyệt.  Áo quan để lại dùng vào dịp khác. Mọi  d ịch v ụ tang lễ đều do chính phủ đài thọ, thân nhân không tốn tiền. Có lẽ vì vậy nên chính phủ phải recycle cái quan tài chăng? Sau 1 tuần thân nhân làm một bữa tiệc mời thân bằng, quyên thuộc đ ến dự. Rồi sau 40 ngày làm thêm một lễ tửơng niệm là xong. Ngư ời chết đã về với thánh Allah, không phải là điều đau buồn cho gia đình

Nứoc Thổ có đ ến 99% dân số theo đạo Hồi hệ phái Suni, nhưng đạo hồi của Thổ rất cởi mở không  bó buộc như bên Morocco. Điển hình là rất nh ều ngừoi phụ nữ, thiếu nữ không trùm tóc kín mít. Trên TV hay ngoài đường có bảng quảng cáo của các nàng thời trang mặc áo hở vai, mặc bikini. Một đi ều thú vị nữa là ngư ời Thổ rất hiếu khách, thân thiện. Từ ngư ời già đến em bé., từ thành thị đến thôn quê nơi nào họ cũng tự đ ộng đến chào du khách dù không biết tiếng ngoại quốc. Họ làm cho bản thân chúng tôi có cảm giác như mình là “celeberty” vì đi đâu cũng có ngư ời xin chụp hình chung, Ai cũng c ó cellphone co camera. Gặp chúng tôI là  lấy ra bấm liền. Chúng tôi đ ã gặp n ững trường h ợp rất vui và cảm động như khi thăm vi ếng Ephesus, có hai ngư ời phụ nữ luống tuổi, mộc mac làm qu ét dọn ở nhà vệ sinh công cộng cho di tích này. Chúng tôi thấy họ quét rác bằng một cái chổi lạ mắt nên đ ưa máy hình lên, tính xin phép để chụp thì 2 bà nhanh nhẩu vui vẻ đứng cho chụp hình và sau đó thì l ấy ngón tay chỉ vào mắt họ, rồi chỉ v ào màn h ình của máy miệng cuời nói…ti ếng Thổ. Ch úng tôi cho họ coi l ại hình vừa chụp thì họ cam ơn rối rít.

Một buổi chi ều đi dạo ở Konya, th ì  ó 2 thi ếu nữ còn tr ẻ nhỏ t ự động đến làm quen. Hai cô tự giới thiệu học lớp 12 v à trên đường v  nhà sau gi ờ h ọc. H ọ mu ốn th ực tập n ói tiếng Anh vì đã học tiếng Anh trong trường 4 năm rồi. Hỏi các cô có ươc vọng gì cho tương lai thì họ cho biết là thích làm…tour guide!
Về đến lăng của Mustafa ở Ank ara thì lại có một em bé mới hơn 2 tuổi, nói còn chưa rõ tiếng Thổ mà cũng cứ theo chúng tôi đòi chụp hình và quay video cho bằng đư ợc. Cha mẹ của bé nói cái gì chú nhóc cũng cứ đi theo chúng tôi. Khi tôi đưa máy quay video để thâu hình bé thì bé còn biết làm điệu, uốn lưỡi, mím môi rất là dễ thương. Khi chúng tôi phải đi thì b é khóc làm bố em phải ẳm bé đi nơi khác.

Turkish Bathroom
Khi du kh ách đã mệt mỏi qua các nẻo đường thì xin mời đi nhà tắm thổ (không phải là…nhà Thổ đ âu). Turkish Bath một điểm hấp dẫn kh ông nên bỏ sót . Khắp các thành phố lớn đều có các nhà tắm c ông cộng v ề dịch vụ này. Trong các khách sạn cũng có và có vẻ riêng tư hơn nhưng giá cũng cao hơn.  Phần Tắm Thổ (Turkish bath) riêng lẽ là phần Body rub. Phòng tắm thổ bao gôm một bồn xây bằng cẩm thạch để khách hàng nằm lên. Nguời phục vụ mang bao tay  bằng vải thô nhám và chà xác thần thể để đẩy tế bào chết. Họ kỳ rất tỉ mỉ đến từng ngón chân, ngón tay. Sau đó tắm dội nước ấm. Thật  giống như  tắm cho em bé. Ở  cá c khách sạn  có thể thêm dịch vụ massage.  Thường ở các điểm tăm công cộng là do đàn ông Thổ phụ trách tắm. Nhưng tại khách sạn thì mình có quy ền chọn người phục vụ cho mình.

Sau cùng chúng tôi cũng đã giã từ Istanbul- giã từ Turkey trong một buổi sáng trời mưa lạnh, những gi ọt mưa cuối mùa để chào đón mùa Xuân trở về.  Nhưng trong suốt thời gian thăm viếng vòng quanh Thổ Nhĩ Kỳ , trời đã ưu đãi chúng tôi với khí hậu đư ợc tạm gọi l à “tr ời không nắng cũng không mưa, chỉ hiu hiu rét cho vừa luyến lưu”. Lưu luyến một thành phố vừa mới quen biết đứng “giữa hai làn nước” nhưng không có bên nào đục bên nào trong vì nó đã biết kết hợp hài hoà Đông Tây. Một đất nước đang tiếp tục phát triển nhờ sự chọn lựa đúng đắn của nhà lãnh đạo theo lối dân chủ đa đảng và tiếp thu khoa học kỹ thuật của Tây Phương nhất là …Hoa Kỳ.  Các đường xa lộ rập khuôn theo xa lộ Mỹ, trơn tru bóng loáng. Và xa hơn nữa là con người tuy vẫn giữ tín ngưỡng hồi giáo nhưng đã biết cởi mở đế sống cùng nhân lọai một cuộc sống hài hoà, thân ái!


DU LỊCH THẾ GIỚI- TURKEY( THỔ NHĨ KỲ )


THỔ NHĨ KỲ: CỞI MỞ - THÂN THIỆN

Phần I : Istanbul : Giữa Hai Làn Nước

Máy bay Delta đưa chúng tôi trong đoàn du lịch của Gate1 Travel đến Istanbul- Turkey- trong một buổi sáng cuối tháng hai dưới bầu trời xám lạnh và mưa rải rác. Du khách các nước đên Thổ phải có visa và có thể xin “visa on arrival” ngay tại phi trường, trước khi qua thủ tục nhập cảnh.
Thủ tục làm visa rất nhanh chóng gọn nhẹ, mỗi du khách trả 20 USD hoặc 15 Euro thì được dán một con tempvào trong passport (có ghi rõ số tiền mình đã đóng). Thế là xong, với visa này du khách có thể ở lại Thổ trong vòng 90 ngày. Nhưng mà tour của chúng tôi chỉ gói gọn trong 2 tuần lễ mà thôi. Thủ tục di trú và hải quan lại còn nhẹ nhàng thoải mái hơn nữa vì không phải điền một tờ giấy nào cả. Giống như mình đi chơi trong nứoc của mình vậy. Chả hèn gì mà một năm có hơn 22 triệu du khách đến thăm viếng!!!

Điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là  con đường từ phi trường về khách sạn Grand Yavuz ở khu vực Old Istanbul rất đẹp. Đường đi quanh bờ biển Marama lại thêm làn phân chia hai chiều xe là một hàng cây với hoa trồng trên cỏ uốn lượn như song đủ màu sắc, và các đường phố giăng đầy các cờ đuôi nheo sặc sỡ nổi bật dưới bầu trời không trong xanh. Thì ra thành phố Istanbul đang bắt đầu chuẩn bị để chào đón năm 2010 là năm mà Istanbul kỷ niêm “1000 năm Thủ Đô văn hoá của Châu Âu: (Istanbul, 2010 European Capital of Culture). Ôi hơi tiếc vì chúng tôi đã đến sớm hơn… một nămvì sẽ có rất nhiều sự kiện đặc biệt trong dịp đó. Các bạn có thể chuẩn bị nhé.

Istanbul là thành phố kinh tế lớn mạnh nhất Thổ và đã từng là thủ đô của Turkey hồi xưa. Đây là thành phố duy nhất trên thế giới đứng giữa 2 châu: Âu và Á; bởi vậy có thể nói là nó đứng giữa hai làn nươc vì đúng là đã có một giòng Bosphorus Straits  với hai dòng chảy bao gồm trên bề mặt là nước từ biển Hắc Hải (Black Sea) chảy xuống biển Marama  và dòng chảy bên dưới là nước từ biển Marmara chảy vào phân chia thành phố giữa 2 châu nên được  nối liền bằng cây cầu nổi tiếng la Bosphorus Bridge.  Qua cầu phải trả lê phí theo hướng từ Âu sang Á. Cầu này kiến trúc tựa như Golden Gate Bridge của San Francisco nhưng bình tâm mà nói thì nó không được đẹp bằng GG Bridge vì màu sắc là xám nên đã không nổi bật được lên trên nền trời.
Istanbul có dân số hơn 12 triệu và đa phần sống bên phía Châu Á nhưng đi làm việc tập trung vào phía châu âu. Vì thế thành phố có một hệ thống chuyên chở công cộng bằng đường bộ, đường thuỷ rất hữu hiệu. Du khách cũng có thể sử dụng như dân địa phương không phải ái ngại điều gì. Chúng tôi  đã dùng speed tramway (rất giống với loại ở SF) để đi thăm thú thành phố cho biết.

Blue Mosque
Istanbul có phần Old Istanbul là thủ phủ của triều đại vua Byzantine va Ottoman có trung tâm điểm là quãng trường “Sultan Ahmet”  với các di tích vẫn còn được bảo tồn gìn giữ như  là Blue Mosque, Hagia Sophia Museum, Topkapi Palce, underground Cistern…và đó là các điểm du lịch không những cho người ngoại quốc mà còn cả với người nội địa Thổ ở các vùng châu á xa xôi. Sáng ngày thứ bảy lúc 9 giờ thì hàng đoàn xe du lịch loại 45 chỗ ngồi ồ ạt đỗ đến chung quanh Sultan Ahmet square với rất nhiều du khách.
 Đường phố trong khu cổ này rất nhỏ hẹp và lát đá miếng nhỏ chứ không tráng nhựa; ở đây còn có m ột khu buôn bán gọi l à Grand Covered Bazaar (còn gọi là Souk). Đậy được coi là khu shopping (có mái che) lón nhất thế giới với 13 cửa ra vào và gần hơn 4,000 tiệm bán đủ tất cả các loại chủng hàng tiêu dùng. Nhưng chỉ mở cửa đến 6 giờ chiều.
Gần Grand Bazaar là Spice Bazaar chuyên bán các loại gia vị của vùng Trung Đông và các hàng khô,
Spice Market
keo bánh, tựa như khu vực đồ khô chợ An Đông nhưng mà to lớn sầm uất hơn nhiều (có 6 cửa ra vào)
Khu phố cổ Istanbul còn có một khu vực gọi là fish market tận sát  bờ  Marmara sea, với rất nhiều hàng quán bán cá tươi  mới đánh bắt từ biển. Thực khách có thể ăn nứong tại chỗ hay mua cá về nhà. Khu này to lớn hơn khu bán ở bên Bali hay ở Phan Thiết.
Phần new Istanbul thì có Taksim square với sự sinh hoạt theo lối Tây Phương thiên về night life nhiều hơn. Ở đó cũng tập trung các toà lãnh sự các nước, các hotel nổi tiếng nhu Hilton, Swiss hotel…
Chung quanh thành phố Istanbul cũng còn giữ lại một phần các thành trì, chiến hào thời xa xưa mà bây giờ gọi là “City Wall”.
Xa hơn chút thì  ó Dolmabahce Palace là nơi ở của vua thời Ottoman Sultans, lâu đài có 265 phòng với nhiều trang trí theo lối châu âu.
Nối liền Old và New Istanbul có nhiều chiếc cầu mà trong đó có cầu Galata Bridge gồm 2 tầng đặc biêt- tầng dứoi toàn là nhà hàng, còn tầng trên thi xe chạy và đàn ông Thổ  đứng câu cá dày dặc hai bên thành cầu suốt ngày mặc cho trời sương giá lạnh.
Cuộc viếng thăm Istanbul sẽ không hoàn toàn nếu thiếu một chuyến tàu “Bosphorus cruise”. Đến chiều cuối cùng của chuyến đi đoàn chúng tôi trở về lại Istanbul để thưởng ngoạn Bosphorus Cruise. Như đã nói ở trên Istanbul  có phương tiện vận chuyển đường thủy nối liền 2 bờ Âu Á bằng các cruise, ferry hay water taxis. Du khach muốn chọn loại công cộng thì rẽ tiền hơn và khởi hành đúng lịch đã quy định . Vì đi theo tour nên đoàn chúng tôi có một cruise riêng và khởi hành theo giờ giấc của đoàn mình. Cũng may là chiều đó trời nắng, tuy nhiên rất lạnh mà đi trên sóng nước gió lại càng lạnh hơn. Tàu đi  theo bên  phần châu âu rồi sang phần Á châu.. Dọc hai bên bờ là những lâu đài, toà nhà  kiến trúc đẹp mắt. Và ngay dư ới chân cầu thì vẫn có nhà.  Ơ Vi ệt Nam hay bất cứ nơi đâu nghe nói sống dưới gầm cầu thì là dân “homeless” nhưng xin thưa ở Istanbul thi một căn nhà ở dư ới gầm c ầu Bosphorus có giá cỡ 500 ngàn USD (tiêu bi ểu là căn nhà trong hình đính kèm theo đây). .
Sau Istanbul chúng tôi đánh vòng Tây Nam qua Đông Bẵc khu vực Asia Minor với các địa danh  lịch sử (classical sites) nổi tiếng.


(Xin cùng chúng tôi đi tiếp Turkey ở phần II vòng quanh các điểm nổi tiếng).




Sunday, January 27, 2019

DU LICH THE GIOI- INDIA


ĐƯỜNG VỀ ĐẤT PHẬT (The Buddha Trail)

Cuôc hành trình theo dấu chân Phật của chúng tôi khởi đi từ San Francisco cũng rất là gian nan để thấy có cảm tưởng mình cũng giống Tam Tạng đi thỉnh kinh vậy.
Những người có US Passport phải có Visa mới vào Ấn. Chúng tôi đã đến Toà Lãnh Sự Ấn ở SF để xin Visa và đã được cấp phát trong cùng ng ày - sáng nộp hồ sơ và 40 USD, chiều ghé qua lấy Visa, bước này thì rất tiện; Vì tại SF có rất nhiều toà lãnh sự các nước nên cũng giúp cho cái mộng “hải hồ” c ủa chúng một phần nào đó.
Ở SF có hai ngã  dến Ấn, một là theo đường bay qua châu Á, ghé Hồng Kông, Singapore; hoặc là đi đường Châu âu qua NY, rồi Hoà Lan và vào Delhi. Hai ngã đều có khoản thời gian gần bằng nhau. Chúng tôi đã chọn ngã Châu Âu với hãng Delta airline.
Để thích hợp với thời gian chúng tôi một nhóm 5 người đ ã tự mình soạn một chương trình riêng (customized) và nhờ hãng lữ hành bên Delhi- Culture Holidays sắp đặt mọi việc bên Ấn.
Đến phi trường New Delhi đã khuya và về đến hotel thì gần 12 giờ sáng . Chúng tôi ngụ tại khách sạn Connaught gần khu shopping. Chỉ ngũ được mấy tíêng là đã sáng và bắt đầu chuyến hành hương tìm về đất Phật..

Ngày đầu tiên chúng tôi đã đi Jaipur, thăm Pink city- thành phố sơn toàn màu hồng; Rồi tiếp theo là  đi Agar thăm Agar fort viếng Taj Mahal
Taj Mahal là ngôi mô của Vua Shah Jahan xây cho hoàng hậu vào thế kỷ 16, phải cần hơn 20,000   và ngày nay là một kỳ quan. Taj Mahal làm bằng cẩm thạch màu trắng nên phản chiếu dưới ánh sáng cho dù mặt trời hay mặt trăng. Vào thăm viếng ngôi đền không được mang giày d ép. Hướng dẫn viên của chúng tôi đã cung cấp cho mỗi người một cặp nylon để mang ra ngoài đôi giày của mình khỏi phải cởi giày ra cho tiện. Bên trong ngôi đền chỉ có một ngôi mộ hoàng hậu ở chính giữa, còn mộ của vua thì ở một góc không đối xứng.


nhân công và 22 năm mới hoàn thành; một kiến trúc được hình thành do một tình yêu thương sâu sắc
Cảnh trí chung quanh là vườn cây và hồ nước được thiết kế coi như vườn địa đàng để linh hồn hoàng hậu được an nghỉ.
Đây là điểm đến không những của du khách mà còn của hơn một tỉ người Ấn ở khắp nơi trên toàn lãnh thổ. Vấn đề an ninh cũng rất nghiêm ngặt.

Sau một ng ày ở Agar đến tối chúng tôi được đưa đến trạm xe lữa để đi chuyến tàu đêm về Varanasi. Trời, cái gian nan xuất hiện từ đây. Nói là xe lữa du lịch, có gi ường nằm nhưng quá đông đúc ồn ào. Nhóm chúng tôi 5 người  bao trọn một phần wagon 6 chỗ nằm (một bên 3 tầng nằm). Phía bên đối diện là 3ầng giừong của khách Ấn. Hướng dẫn viên chỉ đưa chúng tôi lên toa tàu mà thôi chứ không đi theo suốt đêm trên tàu. Đến 9 giờ sáng thì đến Varanasi ở đó có người đón nhưng cảnh bát nháo tại trạm xe lữa cũng làm chúng tôi…kinh hãi. Một đám đông thanh niên chen lấn dành nhau để khiên hành ly. Nhưng công ty du lịch Cultural Holidays đã chọn người khuân vác. Nếu mà không có hướng dẫn viên thì du khách rất dễ bị lừa gạt ở mấy điểm công cộng này.

VARANASI: SARNATH: Nơi Thiền đầu tiên của Phật
Chúng tôi về nghĩ ở khách sạn Radison, ăn trưa xong là tiến hành đi thăm Vườn lộc Uyển (deer park) ở Sarnath nơi Đức Phật lần đầu tiên thiền đinh. Không gian bên trong và bên ngoài vườn Lôc Uyển rất tương phản; ngoài cửa thì rất nhiều người hành khất chèo kéo xin xỏ du khách, nhưng bước qua cổng vườn thì tĩnh mịch, yên lành đúng là một nơi để thiền định. Tuy nhiên cái không khí xô bồ trước cổng đã đánh mất đi rất nhiều giá trị tu dưỡng của cảnh vật. Mà sau này trong suốt con đường của Phật nơi nào cũng hai cảnh trái ngược giống như ở Lộc Uyển.
Khoản 6 giờ chiều thì chúng tôi được hướng dẫn đi bộ ra bờ sông Hằng (Gang River) để đi thuyền trên sông đến coi chỗ hoả thiêu, rồi  tối đến thì coi các màn ca múa tế lễ. Người theo Ấn giáo tin tưởng chết là thiêu và tro cốt rãi trên sông Hằng thì sẽ tốt. Chỉ có người khá giả mới có đủ khả năng đem xác chết thân nhân đến làm lễ hỏa tang ở ngay tại lò bên bờ sông Hằng ở Varanasi, còn người nghèo và ở xa thì hỏa táng tại chỗ và chỉ đem tro cốt về rãi trên sông Hằng. Không biết thiêng liêng thế nào nhưng chúng tôi khi đi thuyền đến gần thì cảm thấy khó thở vì hít phải cái không khí có quá nhiều thán khí đốt người chết, rồi tưởng tượng cái lòng sông đó là nơi tích lũy hàng trăm triệu tro cốt người Ấn thì cũng hơi…ớn lạnh.
Trên bờ sông Hằng có rất nhiều trẻ em bán các đèn hoa để du khách mua thả trôi trên sông như là cầu nguyện; người ta cũng ra bờ sông tắm bằng cách múc nước dội từ đầu để làm phép vì tin tưởng đó là nước thánh (cũng tương tự như ở sông Jordan bên Israel)

BODHGAYA: (Bồ Đề Đạo Tràng): Nơi Phật Thích Ca Đắc Đạo
Rời Varanasi chúng tôi tiến về Bodhgaya đê đến cội BỒ ĐỀ (Bodhi tree) nơi Phật tu thành chánh quả.nườm nượp qua lại.
Ngày nay để bảo vệ gốc cây bồ đề này đã được rào cản chung quanh không cho người tiến gần khoản 10 mét. Du khách đên chiêm bái vẫn cố gắng chen vào. Dưới tang cây có rất nhiều người tây phương nam, nữ ngồi thiền mặc cho du khách đông


Bên hông  tường  phía phải của chùa có một vị trí mà người ta đồn là nếu mình nhắm mắt lại bước khoản 5 mét đến thẳng tay đụng được bức tường này thì mọi sự cầu nguyện của mình sẽ được linh ứng??? đúng sai chúng tôi không có gì để kiểm chứng chỉ xin ghi lại vì thấy có rất nhiều người thử làm nhưng không ai bước thẳng đến đúng (vì nhắm mắt mà đi nên đi lệch hướng hết trơn).
Ở kế cận vùng này có chùa Việt Nam cung cấp dịch vụ ăn ở như loại bed & breakfast cho các người Việt đi hành hương. Chúng tôi đã gặp rất nhiều đồng hương từ khắp nơi Âu Á .
Ở thành phố này chúng tôi cũng đã thăm di tích trường đại học Nalanda la trường của thời Ấn xưa.

KUSHINAGAR: Nơi Phật Nhập Niết Bàn.
Từ Bodhgaya chúng tôi phải qua  Vaishli là nơi Đức Phật thiền định cuối cùng trong đời , sau đó phải nghỉ đêm tại Patna  mới đến được Kushinagar là nơi Đức Phật từ giã cõi đời về cõi Niết Bàn. Ở đây có xá lợi của Phật và có một tượng Phật nằm rất lớn..

LUMBINI- Nơi Phật đản sanh
Lumbini nằm trên lãnh thổ xứ Nepal, chúng tôi phải “vượt biên” để đến đó. Từ hồi còn bé chúng tôi được nghe kể về huyền thoại bà hoàng hậu “Ma Da” sinh ra  thái tử Siddhartha ( tức Đức Phật) dưới tàng cây “Vô Ưu” tại Lâm Tì Ni (Lumbini); 


bây giờ mới được tận mắt nhìn để biết rằng không phải như vậy. Nhưng khung cảnh chung quanh nơi Đức Phật được sinh ra cũng có một cây bồ đề rất lớn ở cạnh một hồ nước nhân tạo. Như thế  cái hồ này không phải đã được có từ cách đây hơn 2000 năm. Ngày nay Lumbini đã được  Unesco coi là World Heritage.
Tại vùng Lumbini cũng có chùa của người Việt Nam do thầy Huyền Diệu chủ trì, và có cả Cô Nhi Viện Kim Sơn.

Sau một ngày ở Lumbini chúng tôi quay về lại Ấn và ghé qua Sravasti  thăm viếng Saheth nơi được tuyền tụng có rất nhiều phép lạ của Đức Phật. Sau đó chúng tôi về đến Lucknow để đáp máy bay nội địa về lại New Delhi. Đến đây là kết thúc “Budha Trail” (từ Varanasi đến Lumbini). Không biết ngày xưa Tam Tạng đi thỉnh kinh ra sao chứ ngày nay chúng tôi th ấy mình quá ê ẩm qua bao nhiêu thành phố của Ấn trên nh ững con đường đầy… ổ gà làm cho xe xóc mà chúng tôi gọi đùa l à “India massage”  giữa cái nóng
của tháng 12. Đó là chúng tôi đã đi bằng xe du lịch có máy lạnh; chứ hãy nghĩ đến các hành khách trên chuyến xe ở trong hình thì thế nào nữa???



Thành phố Delhi được chia làm hai khu: Old Delhi và New Delhi. Tất cả các cơ quan hành chánh công quyền, thương mại kinh tế đều tập trung ở New Delhi. Phần Old chỉ là di tích để du
khách thăm viếng, và cư dân ở đó cuộc sống cũng nghèo hơn. Chúng tôi đã đi thăm mộ của Gandhi, thăm Parliament house, Lotus temple có kiến trúc từa tựa “nhà con sò” bên Úc (Sydney Opera House) đó.

ẤN: Đất nước của sự tương phản.
Thật vậy qua chuyến đi chúng tôi nhận thấy có rất nhiều sự trái ngược trên đất Ấn xin được đơn cử một vài điều
 Đầu tiên là trái ngược về khoa học; trong khi vùng Bangalore ở miền Nam Ấn rất phát triễn với high tech (được coi như Silicon Valley của USA), mà ở những nơi khác điển hình là tại cửa khẩu biên giới Ấn và Nepal nơi chúng tôi đi qua thì rất là “cỗ lỗ sĩ” không có một cái computer để lưu giữ data về việc cấp visa (vi qua Nepal phải cần visa). Mọi thứ đều dùng giấy và viết tay rất chậm chạp, và dĩ nhiên để được nhanh hơn thì cũng co thủ tục “đầu tiên” đó bạn ạ.

Điều trái ngược thứ hai là dân thì thiếu ăn mà để bò với heo chết thì…đem chôn. Ấn có một số lượng
bò bằng phân nữa dân số nghĩa là cũng gần 500 triệu con. “Đàn bò vào thành phố” là cảnh thường ngày ở…Ấn. Có thể nhìn thấy thủ đô Delhi như một sở thú di động vì đi đường sẽ thấy bò, khỉ, lạc dà thong thả dạo chơi; lái xe phải coi chừng nhé.

Điều trái ngược thứ ba là “trọng nam khinh nữ”: một mặt Ấn có nữ tổng thống nhưng mặt khác trong gia đình, xã hội thì phụ nữ vẫn không được coi trọng. Đi qua các thành phố chỗ nào chúng tôi cũng thấy các ông ngồi trước hiên nhà phì phà điếu thuốc, mà không thấy các bà ở đâu thì được trả lời là các bà phải làm ngoài đồng, hoặc làm trong bếp.
Xã hội Ấn vẫn còn tính giai cấp rất nhiều. Giai cấp nào thì giao thiệp, hổ trợ giai cấp đó mà thôi. Do đó có rất nhiều sự cách biệt giữa các giai cấp; ngay như trong vấn đề hôn nhân chỉ người cùng giai cấp mới kết hôn với nhau. Coi phim Ấn chắc các bạn cũng thấy những “éo le” của các mối tình khác biệt giai cấp xã hội.

Xã hội cũng còn quá tương phản như là đã chế tạo cả vệ tinh và nguyên tử nhưng đa phần dân ở nông thôn vẫn còn phơi khô phân bò trộn với rơm để làm chất đốt hoặc đắp tường nhà. Như là  bên cạnh những ngôi chùa nguy nga tráng lệ hơn cả tri ệu đô la Mỹ thì trẻ em phải ngồi trên chiếu ngoài sân mà học vì không có trường sở.

Kết thúc Đường về Đất Phật chúng tôi chiêm nghiệm ra rằng con đường Phật đi là con đường giải thoát cứu khổ chúng sinh, kiến tạo hoà bình, an lạc trong nội tâm mỗi cá nhân và nhân loại trên hoàn vũ, nhưng tiếc rằng rất nhiều người và  ngay cả người dân Ấn cũng đã bỏ quên chân lý nhiệm màu đó để cho nảy sinh biết bao thảm hoạ và bất ổn trong cuộc sống.
.
Xin được kết luận bài ký sự này với lời dạy của Đức Thế Tôn
“Cuộc đời sắc sắc không không,
Thì xin hãy sống thật lòng cùng nhau”.