Thursday, December 29, 2011

MIẾN ĐIỆN- SAU GIẤC NGỦ DÀI

MIẾN ĐIỆN- SAU GIẤC NGỦ DÀI
Miến Điện mà người Anh gọi là Burma và ngày nay có tên gọi Union of Myanmar- là quốc gia nằm ở Đông Nam Á tiếp giáp Thái Lan, Lào, Trung Hoa, Ấn, và Vịnh Balgan, có diện tích gần gấp đôi VN với dân số khoản 60 triêu. Miến Điện bị Anh đô hộ một thời gian dài và cũng được độc lập cùng lúc với VN.Đây là nước có đầy đủ các điều kiện sinh thái tài nguyên thiên nhiên bừ bờ biển, sông ngòi và quặng mỏ, nổi tiếng nhất là mỏ hồng ngọc, mỏ vàng  nên còn được mệnh danh là "golden land", nhưng hiện  nay lại là nước có dân nghèo thứ 11 của thế giới.

Phần I : Đi Chùa Miến Điện
 Tiêu biểu cho “ The Golden land này là những ngôi chùa vàng "ròng" đi hoài không hết. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài chùa  biểu trưng
Shwedagon: có nghĩa là “mountain of gold”. Thật không ngoa khi nói vậy vì chùa này được làm bởi gần 360 tấn vàng ròng.:tọa lạc trên đồi Singattara Hill ở thàng phố Yangon. Yangon từng là thủ đô của Miến Điện cho đến năm 2005. chùa do vua Okkalapa khởi xướng xây dựng từ hơn 2,500 năm trước; tuy nhiên chùa được biết đến kể từ thế kỷ 11 và từ đó các vị vua cùng hoàng hậu tiếp tục tu bổ cho chùa thêm nguy nga tráng lê. Truyền thuyết cho rằng trong chùa này có lưu giữ sợi tóc của Phật Xin hãy nhìn một vài số liệu xây dựng để biết chùa "tráng lệ" ra sao?
Chùa cao 1421 ft, vơí  Bảo tháp cao 300 ft đúc bởi 60 tấn vàng ròng, vùng 5448 viên kim cương, 2317 viên hồng ngọc. Vào lúc trời tối đứng ở các vị trí khác nhau sẽ thấy trên đỉnh tháp lấp lánh các màu khác nhau như vàng, cam , lục.. CácTượng phật bao phủ hết 8,688 khối vàng...Chùa còn có 1065 chuông bằng vàng và 420 chuông bằng bạc.

Chùa này ở ngay trung tâm Yangon nên dễ dàng cho việc thăm viếng. Từ chân đồi có thể leo thang bộ với hơn 100 cấp ở bốn phía. Hay có thể dùng thang máy lên thẳng chính điện. Thời gian thích hợp nhất là từ khỏan 5 giờ chiều khi trời đã dịu nóng  và có thể thưởng thức cảnh đẹp của hoàng hôn cùng lúc khi đèn chiếu lấp lánh ánh vàng tạo thành một cảnh sắc tuyệt vời.
Shwedagon trong ańh đèn đêm
Kyaikhtiyo: hay có nghĩa là “pagoda on the Hermit’s Head” và còn được goi là “Golden Rock” mà người Việt gọi là “chùa Hòn Đá Vàng. Đây là một kỳ quan vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo vì ngôi bảo tháp và tảng đá dát vàng có đường kính hơn 50 ft nằm chênh vênh như nổi giữa không gian. Truyền thuyết cho rằng một sợi tóc ủa Đức Phật đã tạo nên sự thăng bằng này. Chùa được xây dựng vào khỏan 574 B.C. Chùa tọa lạc trên đỉnh ngọn núi cao hơn 3600 fit so với mặt nước biển và cách thành phố Yangon khỏan 160 km về hướng Đông thuộc Mon State. Vào ngày cuối năm dương lịch hằng năm ở chùa này có  lễ hội 9000 ngọn đèn được thắp sáng rực cả bầu trời, hầu như mọi người ở khắp nơi đều đổ xô về.
Đường lên chùa thật gian nan, có lẽ cũng giống như Đường Tăng ngày xưa đi thỉnh kinh vậy. Phải có quyết tâm hay niềm tin vững mạnh thì mới thực hiện.
xe truck chở khách hành hương
Trước hết từ Yangon đi xe đến trạm Kinpun cách Golden Rock khỏan 11km.  Tất cả hành khách phải chuyển sang loại xe truck chuyên dùng. Đây là xe thùng như xe chở hàng hóa không có máii che. Thùng xe có 7 băng ghế nhỏ bằng gỗ. Mỗi băng phải ngồi đủ 6 người. Nếu chưa đủ tài xế chưa khởi hành. Trong cabin tài xế còng có thể ngồi thêm 3 hành khách nữa. Đường đi rất ngoằn ngeò lên dốc quanh co, phải ngồi chật “như nêm” vậy mới không dễ bị văng ra ngoài xe. Con đường này chỉ một laọi xe như vậy mới chịu được. Không có bất kỳ một phương tiện chuyên chở nào khác. Đường lại rất hẹp chỉ đủ cho một chiều xe nên xe theo chiều lên dốc để lên chùa được ưu tiên đi trước.. Bến đỗ xe truck này cách Golden Rock hơn 1 mile và từ đây khách hành hương phải đi bộ lên, không có xe nào lưu thông. Tuy nhiên đã có dịch vụ  khiên kiệu. Bốn người khiên một người với gía  25 USD round trip lên xuống.. Chỉ một chiều lên là 15 USD. Chúng tôi chỉ thử qua một chiều đi lên, và lúc xuống núi thì đi bộ  chỉ tốn hơn 20 phút. Nhưng  nếu đi bộ lên dốc thì phải tốn hơn 1 giờ. Dọc theo đường này có nhiều hàng quán bán giải khát; dừa tươi  trái rất to 1,2 USD/ trái. Dọc đường cũng có các lu nước uống...free do các nhà hảo tâm hay các khách sạn cung cấp nhưng kế bên là thùng “phước sương” để gây quỹ cho chùa hay cho trẻ em nghèo, mồ côi.
Hai chùa Shwedagon và Kyaikhtiyo là nơi linh thiêng nhất mà mỗi người dân Miến đều tâm nguyện phải chiêm bái ít nhất một lần trong cuộc đời. Người Miến tin rằng cầu nguyện ở hai chùa này rất linh nghiệm...
Shwzigon temple-Bagan
Shwezigon- “Shwe” trong ngôn ngữ Miến có nghĩa là “vàng”, bởi vậy đây lại thêm một chùa bằng vàng nữa. Chùa cách thành phố cổ Bagan khỏa 4 miles về hướng Đông Bắc bên bờ sông Ayeyawarddy. Chùa cao 750 ft với bề mặt chân đế là 15x3 inches, được xây vào khoản 1102 A.D. và  được cho là nơi chứa xá lợi và răng của Phật Guatama. Hằng năm vào khỏan tháng 11, 12 chùa ch lễ hội 37 vị thần Nat.
Chùa bị hư hại nhiều trong trận động đất 1975 và hiện nay vẫn còn đang được trùng tu , sửa chữa. Cứ mỗi 10 năm thì chùa lại được ph một lớp vàng mới bên ngoài.
Đây là ngôi chùa được cho là linh thiêng nhất trong hơn 10 ngàn ngôi chùa ở  Bagan.
Amanda temple- được coi như là “Westminster Abbey of Burma” nằm ở cửa ngõ phía Đông của Tharabar Gate thành phố cổ Bagan. Được vua Kyanzittha cho xây dựng vào khỏan 1091-1105 A.D và được phục hồi trong những năm 1783, 1975 sau các hư hại từ động đất. Chùa dài 88  mét, cao 51 mét, bên trong có 4 bức tượng Phật cao 10 mét với các phù điêu mô tả cuộc sống của Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến lúc tu thành chánh qủa.
Vào mỗi tháng Giêng hàng năm chùa có lễ hội để gây qũy trùngtu, bảo trì chùa.
Mount PoPa temple
Mount PoPa: Popa là núi lữa cao hơn 1500 m đã ngưng hoạt động nằm cách thành phố Bagan khoản 80 km về hướng Đông Nam; đi xe hết gần 1,5 giờ. Trên đỉnh núi người ta xây ngôi chùa đã hơn 700 năm. Vị trí này cũng được coi như là một ốc đảo nhờ vào khí hậu ôn hoà trong khu vực khô cằn này.
Muốn lên tận chùa phải leo 800 bậc thang cấp, không có thang mảy hay cab treo gì cả. Đến nơi thì thấy ...niết bàn rồi phải không quý  vị?
Pindaya: đây  là chùa được thiết lập trong hang động đá vôi Pindaya ở vùng cao nguyên Pinday gần hồ Inle. Trong chùa có hơn 8400 tượng Phật lớn nhỏ đủ cỡ bằng vàng, dát vàng  hay bằng cẩm thạch. Số lượng tượng Phật vẫn tiếp tục gia tăng vì có rất nhiều du  khách từ các nước hiến tặng.
Pindaya Cave Temple
Từ phi trường Heho phải đi xe gần 2 giờ mới đến cổng hang, rồi dùng thang máy lên chùa và sau đó phải leo thang cấp xuống động sâu 490 ft trong lòng đất mới đến chùa.
Phaung Daw OO temple-Inle Lake
Phaung Daw OO: ở hồ Inle: chùa này được thành lập theo chuyện kể rằng thời xưa người Miến rước 5 tượng Phật từ Mông Cổ bằng thuyền, nhưng bị đắm tại vùng này. Sau đó họ vớt được 4 tượng Phật còn một tượng bị mất tích. Nhưng đến tháng Mười năm 1964, người ta tìm thấy tượng đó xuất hiện taị địa điểm này. Tin vào sự linh thiêng, người Miến đã cho xây ngôi chùa này để thờ cả 5 tượng Phật. Có điều thú vị là người Miến đã dát các lá vàng lên các tượng Phật,  nhiều đến nôĩ không còn thấy được hình thù bức tượng mà chỉ thấy 5 khối vàng tròn vo.
Hằng năm vào khỏan trung tuần tháng Mười ở vùng Inle lake này có lễ hội rước 5 tượng Phật  đi quanh vùng hồ Inle trong 18 ngày để kỷ niệm, và đồng thơì cũng có lễ hội đua thuyền chèo bằng chân.

Một điều lưu ý là vào trong bất kỳ ngôi chùa nào ở Miến Điện cũng phải đi chân trần không mang giày , dép, vớ, và không ngoại lệ bất kỳ “tai to mặt lớn” nào; ngay cả Hillary Clinton cũng phải “ take off” shoes. Giày , dép để trước cổng chùa, có nơi có người giữ thì khách bỏ tiền vào thùng “donation”. Điểm đáng khen là không có vấn nạn mất giày , dép hay lẫn lộn, cầm nhầm cho dù ở những chùa rất đông người như Shwedagon và Golden Rock.
Đi chùa ở Miến Điện phải đi chân trần từ ngay ngoài sân , mà sân thì lát đá gạch đỏ như các chùa ở Bagan; lại còn phải leo lên xuống bao nhiêu bậc tam cấp nên dễ làm đau chân. Chúng tôi thấy một ông du khách người Tây lấy cuộn bandage cuộn lòng bàn chân như bó vết thươngđể bước cho đỡ đau.
Tuy đi chùa gian nan như vậy, nhưng với lòng thành và niềm tin, người dân Miến rất tôn sùng Phật pháp và luôn tìm thấy sự cứu rỗi cho tâm linh khi họ đến cầu nguyện tại chùa. Và chùa Miến vẫn tiếp tục phát triễn tạo thành một nét đặc thù  về  đất nước Miến Điện đôí với thế giới.

Xin mời xem tiếp P.II- Miến Điện “ Đất Nước của Nụ Cười”




Friday, November 4, 2011

DU LỊCH THÊ GIỚI – NAM HÀN(South Korea).P.III

 
NAM HÀN: PHÁT TRIỂN TRONG CHIA CẮT

Part.III – Đời Sống- Xã Hội
Trân quý mầm non: Ở Mỹ phân định theo thứ tự ưu tiên “trẻ em, phụ nữ...” nhưng có lẽ vẫn không được ưu đãi trân trọng như trẻ em ở Nam Hàn.  Ngay tại phi trường quốc tế chúng tôi thấy display những tranh vẽ do các thiếu nhi sáng tác với các nét vẽ ngây ngô, ngộ nghĩnh ghi rằng “ our future is in your hand, Mr. President. Do you want us to become : Doctor, Engineer, animal doctor, lawyer...” . Xa hơn một chút rất đặc biệt là ngay cả...toillet cũng được sản xuất riêng cho thíc hợp với tầm vóc thiếu nhi. Trong phòng vệ sinh dành cho em bé ngoài bồn cầu dành cho bà mẹ, còn có bồn nhỏ cho bé, và bồn tiểu cho bé trai. Bên ngòai cửa cũng được trang trí những hình ảnh màu sắc tươi thắm, nhìn vào thì cũng biết ngay là nơi dành cho baby . Thật là quá tâm lý và nhân bản. Cái này thì USA thua xa rồi.
Toillet tre em
Tuy trẻ em được trân quý như vậy nhưng tỉ lệ sinh sản ở Nam hàn rất thấp đến nổi chính phủ phải khuyến khích sinh sản bằng cách chịu hết mọi chi phí cho thai phụ và em bé thứ hai trong gia đình cho đến lúc học hết tiểu học.
Các thế hệ cao niên của Nam hàn hầu như không biết ngoại ngữ nhiều. Nhưng từ những năm gần đây trong thế kỷ 21 này Anh Ngữ đã được bắt đầu giảng dạy cho các học sinh trung học như là second language. Bởi vậy muốn hỏi thăm gì xin cứ gặp các em tuổi teen là có hy vọng sẽ có communication. Hỏi mẫu người 30 trở lên thì chịu...chết. Nhưng bù lại họ rất nhiệt tình hướng dẫn theo phong cách của riêng mình như sử dụng tay...chân; có nghĩa là nếu chỉ đường thì họ sẵn lòng dẫn mình đến tận nơi, khỏi nói mất công vì nói cũng không ai hiểu ai .
"traṃ xe lửa tốc hành Seoul"
Xe Lửa tốc hành : Để biết thêm cảnh sắc Nam hàn chúng tôi chọn phương tiện di chuyển từ Busan về Seoul bằng xe lửa tốc hành là KTX Korean Train Express . Tàu này được đưa vào hoạt động từ năm 2008 với vận tốc tối đa 250 km/giờ . Đoạn đường từ Busan – Seoul dài khoản 400 km nếu lái xe hết khoản 4 giờ hay hơn nữa nếu kẹt xe; nhưng đi xe KTX chỉ tốn 2.5 giờ . Khỏi nói thì chắc quý vị cũng đoán biết sự hiện đại và tối tân của loại tàu này. Ở toa first class có để snack và nước chai cho hành khách tùy ý dùng...free  Người phục vụ chỉ đẩy xe thức ăn để bán cho hành khách.  Hành khách cũng có thể dùng internet trên tàu.
Hỏa xa của Nam Hàn rất hiệu quả; họ có 4 đường và 4 loại tàu khác nhau. Chúng tôi thấy cùng một lúc 4 chiếc tàu chạy song song nhau nhưng tàu chúng tôi chạy nhanh qúa không thể chụp được cảnh này.
Nói đến xe lửa thì cũng xin được nói xa thêm một chút về xe metro. Tại Seoul và Busan có hệ thống metro rất hữu hiệu, với các bảng hiệu có cả Anh ngữ. Đặc biệt cái cổng vào có hình hai diễn viên nổi tiếng hai bên; khi cửa mở thì cho hành khách cảm giác như chính hai tài tử này mở cửa phục vụ mình vậy đó.

Incheon Bridge
Công nghệ hiện đại tân tiến nhất của Nam hàn ngoài kỹ thuật điện tử, xe hơi mà chúng ta đã quen thuộc, có lẽ còn phải nói đến kỹ thuật sưởi ấm mặt cầu đã được ứng dụng vào cầu Incheon nối phi trường với đảo Nam.  Cây cầu này dài 22 km, xe có thể chạy đến vận tốc 160 km/giờ; vào mùa tuyết lạnh mặt cầu được sưởi ở zero độ C để tránh tuyết đóng băng cản trở lưu thông trên cầu . Ngoài ra Nam hàn cũng áp dụng kỹ thuật này vào việc sưởi ấm sàn nhà nên quý vị thấy trong phim ảnh nhiều gia đình ngủ trên sàn mà không có thảm. Hiện nay Nam hàn đang xuất khẩu kỹ thuật này cho các nước phương tây.
Y Phục truyền thống : Hanbok : Ngày xưa người Đại Hàn dùng y phục Hanbok mà khi nhìn vào chiếc áo mặc có thể đoán biết nghề nghiệp, giai cấp của người đang sử dụng. Thí dụ giai cấp dân gĩa thường mặc áo màu ...trắng.  Vải để may Hanbok thường được nhuộm bằng màu thiên nhiên và là màu thuần tuý không có in bông nhưng có thể thêu bông. Người làm trong vương phủ, cung vua, có áo thêu trước ngực và sau lưng. Ngày nay, Hanbok chỉ còn được dùng trong ngày hôn lễ, trong các quốc lễ đặc biệt, hay trong các nhà hàng truyền thống mà thôi.
Ẩm Thực Đại Hàn:
Không thể gọi là Korean Meal nếu không có Kim Chi va Banchan haylà side dishes. Banchan đơn giản là  ba dĩa và có thể lên đến 30 diã như bữa ăn mà chúng tôi đã được thưởng thức ở Busan. Chúng tôi nghĩ có lẽ công việc rữa chén trong các nhà hàng ở Nam hàn thì không bao giờ thiếu vì bữa ăn nào cũng thấy bày đầy bàn,mỗi thứ một chút tí chỉ gắp bằng múi đũa, cái gì cũng ...cay –( lối ăn này giống với người Huế của VN ghê lắm)- nhưng ăn hết thì có thể gọi phục vụ đưa thêm, nhưng chừng mực thôi nhé. Nhớ hôm đoàn chúng tôi ăn nhanh và nhiều qúa nhà hàng cung cấp không kịp thấy cũng hơi..xấu hổ vội nói với tour guide ‘ nếu nhà hàng có hỏi pháiđoàn này từ đâu đến thì nói là từ ...Bắc hàn đến nghe”.
Chúng tôi được hướng dẫn cách làm kim chi xin được ghi lại hầu quý vị để cùng thực tập.  Bắp cải thảo xẻ làm tám, ngâm nước muối 1 giờ, mỗi lớp lá cũng cho ít muối. Sau đó vớt cải ra, rữa lại nước lạnh, rồi để ráo tự nhiên, đừng có vắt ráo.
Gia vị gồm bột gừng, bột tỏi, bột ớt đỏ, bột sâm, củ hành xanh, đường, nước mắm. Chính nước mắm là gia vị chủ yếu quyết định chất lượng của Kim Chi.  Để tăng dinh dưỡng người ta cho thêm cá hairtail vào cũng tương tự mắm cá lóc, mắm thái VN
Sau khi cải ráo nước thì cho gia vị đã chuẩn bị vào từng lớp lá cải, cuộn lại. Xong thì cho vào lọ sành và chôn xuống đất từ một đến ba năm mới đúng kim chi truyền thống . Ngày nay nhiều nhà hàng ở Seoul phải ra ngoại ô mướn đất để ủ kim chi riêng cho nhà hàng mình.
Nói đến ẩm thực cũng xin được nhắc đến đôi đũa. Người Nam hàn dùng đũa bằng metal chứ không dùng đũa tre, mun, gỗ như các sắc dân láng giềng vì truyền thống từ các vua ngày xưa và hơn nữa trong thời cận đại họ đã nghiên cứu khi cầm đũa tác động lên 30 joint của bàn tay, ngón tay mà chỉ có độ cứng của metal mới giúp support các joint này.
Người Nam hàn rất coi trọng vấn đề sức khỏe, vệ sinh thực phẩm; thậm chí họ dùng tăm làm bằng bột gạo để lỡ ...nuốt thì cũng không hại ...bao tử.
PHỞ VIỆT Trên xứ Hàn:
Ở Nam hàn thịt bò là một loại thực phẩm đắt đỏ- 1kg khoản 80 USD; Thế nhưng phở bò của Việt Nam cũng hiện diện nơi các thành phố lớn mà nhiều nhất thì chắc chắn là ở Seoul. Nam hàn có chuỗi nhà hàng “Phở Bay” có mặt ở mọi nơi chúng tôi đi qua;ngay tại đảo Jeju cũng có chi nhánh. Phở Bay đặc biệt in cả logo thương hiệu trên tô, chén , dĩa thì phải biết thương hiệu này được hệ thống hoá và phát triển. Một điều lý thú là tất cả các tiệm phở ở đây đều do người Nam hàn làm chef cook. Họ qua California học nghề nấu phở và về kinh doanh ở quê hương. Phở ở Nam hàn không có rau quế, chỉ có giá và có cả tương đên, đỏ nhưng một tô giá tối thiểu cũng “sêm sêm” 10 USD. Bước vào tiệm Phở Bay cũng ngửi thấy mùi phở thơm lừng( điều này bây giờ không khó lắm vì gia vị phở xuất khẩu khắp nơi), nhưng hỏi trong nhà hàng  thi không có một ai nói tiếng Việt, ngay cả tiếng Anh cũng...hiếm. Chính người Nam hàn mới là thực khách căn bản của các tiệm này.
"Tô phở Bay"
Nói đến Phở Việt thì cũng không thể bỏ qua cộng đồng người Việt tại Nam hàn mà phần lớn được hình thành từ các lao động hợp tác, từ du học sinh, và từ “xuất giá tòng phu” của các thiếu nữ Việt Nam.
Nam hàn là một quốc gia đơn văn hoá với dân tộc thuần chuẩn từ bao đời nên rất ít di dân không giống như xã hội Hoa Kỳ. Người Việt là sắc dân lớn thứ hai sau người Hoa ở Nam hàn. Hiện nay rất nhiều công nhân Việt  sang Nam hàn  lao động do ký kết giữa hai chính phủ; nhưng khi hợp đồng hết hạn, những người này trốn ở lại không chịu về nước làm cho chính phủ Nam Hàn phải đình chỉ chương trình này để giải quyết nạn ở ...lậu
Vấn đề di trú ở Nam hàn cũng không quá khắt khe vì Nam hàn thiếu lao động chân tay càng khuyến khích người VN xé rào. Ở lại có thể làm kiếm từ 3-4 ngàn USD/tháng thì tôị gì mà không “tới đây thì ở lại đây, bao giờ chính phủ bắt ngay thì...về” có phải không nào?
Tuy nhiên có lẽ trở ngại lớn nhất cho người VN ở Nam hàn là vấn đề ngôn ngữ. Để giúp cho cộng đồng người Việt tại Nam hàn rất cần thiết có nhiều người biết tiếng Hàn; đó là chìa khoá cho sự  phát triển, xây dựng hội nhập vào sự văn minh tiến bộ của xã hội Nam Hàn ngày nay. Như vậy mới có thể có một hệ thống phở do toàn người Việt làm chủ, làm chef cook để cạnh tranh với Phở Bay đương thời.
 Có đau lòng, hay tủi hổ không? Khi mà trước năm 1975, Nam hàn còn thua xa miền Nam Việt Nam, mà chỉ sau hơn 35 năm, người Việt Nam lại trở thành kẻ làm thuê mà lại rất lấy làm vui mừng vì được đi làm thuê hay ở lậu trên đất nước này!!!

Mặc cho nỗi đau buồn, tủi nhục của sự chia cắt đất nước, Nam Hàn chỉ trong vòng hơn 30 năm đã vượt xa nước Việt Nam thống nhất, vượt xa người anh em miền Bắc luôn chìm đắm trong tham vọng nguyên tử hù hoạ thế giới, để vươn lên thành một quốc gia văn minh tiên tiến có nền kinh tế đứng thứ 11 vào năm 2010- tương đương với kinh tế Tây Ban Nha là quốc gia có lịch sử lâu đời làm “mẫu quốc với nhiều thuộc địa. Nam hàn đã và đang phát triển nhưng vẫn không đánh mất nền tảng đạo đức xã hội truyền thống, bản sắc văn hoá lâu đời để cho thế hệ tương lai được hưởng nếp sống tốt đẹp hơn, hãnh diện sánh vai cùng thế giới. Rất xứng đáng là role model cho các nước trong vùng Đông Nam Á và nhất là Việt Nam..
Xin gởi  những đoá hoa tươi thắm dành tặng Nam hàn và hẹn ngày trở lại!

Ác Tiên
San Francisco, October 2011



Thursday, November 3, 2011

DU LỊCH THẾ GIỚI- South Korea (P.II)

NAM HÀN: PHÁT TRIỂN TRONG CHIA CẮT

JEJU ISLAND- Thiên đường Trăng Mật
Là đảo phía Nam của NH rộng khỏan 2000 km còn được mệnh danh là “Hawaii of Korea” một nơi trăng mật của các cặp đôi mới cưới vì cảnh sắc thơ mộng hữu tình và khí hậu ấm áp hơn trong đất liền .
Để đến đảo có thể đi bằng cruise từ Seoul, hết 13 giờ hoặc Busanl hết 11 giờ, hay đi máy bay chỉ 1 giờ . Các hãng bay Asiana, Korea air cùng vơí Jeju air có rất nhiều chuyến bay Seoul-Jeju trong ngày chỉ cách 10 phút một . Xin mời  cùng chúng tôi đáp máy bay đến Jeju để biết thêm một đôi điều về vùng đất này
Jeju là đất núi lửa nên biển tòan đá; đất cũng đá xốp. Đảo Jeju gồm hai thành phố Jeju và Seawepo; đảo này là điểm trăng mật của hầu hết người đại hàn trong một thời gian dài, nhưng nay vì gía cả quá mắc nên các cặp tân hôn trung lưu chọn các nước Á Châu khác

Đất trên đảo không được bán cho người ngoài đảo, bởi vậy đất rộng người thưa chỉ có 600 ngàn dân. Từ thời xa xưa người ta truyền miệng ở Jeju có 3 cái nhiều :gió, đá và ...phụ nữ, và 3 cái không có là : cổng nhà, ăn mày , ăn trộm. Đúng là “thiên đường” phải không quý vị?
 Ngày nay phải thêm vào một thứ nhiều nữa đó là xe hơi . Với 600 ngàn dân mà có đến 1,2 triệu chiếc xe  Vì là điểm du lịch nổi tiếng nên dịch vụ cho mướn xe rất thịnh hành bởi vậy mới có nhìều xe, nhưng điểm tốt ở đây là tuy xe nhiều mà môi trường rất sạch không có bụi khói hay tiếng ồn nhiều.
Place of Woman diver contest
Đảo này từ xưa đến nay có tỉ lệ nữ nhiều hơn nam lý do vì cuộc sống nhiều người nam đi làm nghề biển và không trở về vì tai nạn. Còn hôm nay thì các chàng thanh niên trưởng thành cũng vào đô thị  tìm kiếm cơ hội phát triễn sự nghiệp nên trên đảochỉ còn lại trẻ em và phụ nữ cao tuổi. Cuộc sống chủ yếu vào dịch vụ du lịch . 
Ở đảo này cũng nổi tiếng với các woman divers. Hiện nay có phụ nữ hơn 60 tuổi đạt kỷ lục về lặn sâu 7 phút không cần ống thở . Chủ yếu họ lặn để bắt bào ngư làm kế sinh nhai.

"Mystery road"
“Con đường ma quái” Mysterious  Ghost Roads: vào lúc hoàng hôn du khách hãy lái xe đến đoạn đường dốc cách phi trường khỏan 7 km về hướng Nam. Điều “ma quái” ở đây là tắt máy xe vẫn tiếp tục chạy lên dốc cũng như đổ nước  trên mặt đường thì nước chảy ngược lên chứ không chảy xuống theo trọng lực thông thường. Sự kiện này do một tài xế taxi khám phá ra ,và cho đến hôm nay chính phủ có treo giải thưởng một tỷ Won khoản 100 ngàn USD cho ai gỉai thích được hiện tượng này . Hy vọng các bạn sẽ là người chiến thắng .
Cheonjiyeon Falls : hay là “God’s Pond”từ thần thoại truyền rằng ngày xưa có bảy nàng tiên trên thượng giới xuống tắm theo con đường này , còn theo tiếng Việt gọi là “thác Thiên Địa” vì nó có chiều dài của  phần trên không và phần dưới đáy gần như bằng nhau- Thác cao  khoản 22 m, rộng 12 mét, sâu khoản 20 mét.  Vào tháng Năm mỗi năm ở đây có “Seven Fairy Festival”.
Jejus Folk Village: làng dân tộc Jeju là dấu tích của thời Đại Hàn xa xưa được chính phủ gìn giữ vơí khoản hơn 800 dân; Người ta vẫn giữ nguyên nếp sống truyền thống không “computerized” như các đô thị. Để duy trì nếp sống này  dân cư ở đây được chính phủ phải  trợ cấp.
"Đại Trường Kim"
Jeju cũng là trung tâm ngoại cảnh của nhiều phim ảnh, điển hình là phim “Đại Trường Kim” đã được quay tại Folk Village này, mà cô hướng dẫn có đóng một vai phụ nhỏ trong phim; và cô hãnh diện khoe vơí chúng tôi về vai trò ...rất phụ của cô.
Sunrise Peak
Jeju có núi Hallasan cao 1950 mét là nuí cao nhất nước, được UNESCO công nhận là di sản thế giới trên đó có Sunrise Peak là điểm đón ánh thái dương đầu tiên trong ngày; Bởi vậy vào ngày đầu năm Âm lịch rất nhiều người Nam Hàn đến viếng nơi này để được là người đầu tiên đón ánh mặt trời cầu phúc lộc cho bản thân và gia đình.
Vì là đất núi lửa nên tuy là đảo nhưng các bờ biển hầu hết là bãi đá và nhờ vậy mới có các thắng cảnh như  Yongduam Rock – bãi đá rồng- Dragon’s Head Rock- hay bãi đá cột Jusangjeolli Cliff.
Giã từ Jeju chúng tôi đáp máy bay về Busan thành phố phía Nam chỉ hết 50 phút


BUSAN là thành phố lớn thứ hai của Nam hàn, vơí khỏan 3,5 triệu dân là  cảng công nghiệp với các kỹ nghệ và dịch vụ liên quan đến hàng hải. Đây cũng là bến tàu qua Nhật gần nhất .
BIFF Square: Từ 1996 Busan được coi là trung tâm của liên hoan phim quốc tế tổ chức hằng năm vào tháng mười. Hôm chúng tôi đến Busan nhằm vào đúng tuần lễ liên hoan phim lần thứ 16 nên Busan càng nhộn nhịp hơn nhất là tại BIFF Square( Busan International Film Festival Square) cũng tương tự như “Đại lộ danh vọng Hollywood” bao gồm hai con đường Festival Street và Star Street vớí các bảng đồng trên mặt đường khắc tên các diễn viên, đạo diễn trúng giải trong các kỳ liên hoan.
Jagalchi Seafood Market ở downtown Busan gần BIFF Square là chợ seafood lớn nhất Nam hàn kể từ sau chiến tranh Nam-Bắc. Ở đây hầu hết là phụ nữ bán hàng được gọi là “ Jagalchi Ajumma”. Du khách có thể mua hải sản tươi sống ở tầng trệt, rồi đem lên lầu một có các nhà hàng ăn sẽ chế biến cho thực khách với lệ phí khoản 3USD/người. Hàng năm vào cuối tháng mười ở chợ này có Fish Festival. Chúng tôi tiếc là không có đủ thời gian để tham dự festival này.
APEC house
Nurimaru: theo ngôn ngữ Hàn Nuri nghiã là World, Maru là Summit nên tòa nhà Nurimaru rộng gần 2990 mét vuông là nơi đã được dùng để tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vào năm 2005, cũng như được sử dụng trong các kỳ họp cao cấp khác. Tòa nhà nằm trên đảo Dongbaekseon ở một vị trí rất nên thơ nhìn xa là cầu Gwangan và bờ biển Haeundae.
Haeundae Beach: là bãi biển nổi tiếng nhất Nan Hàn, dài hơn 2km, nơi tật trung hầu hết tư dinh các “đại gia”, nhưng bờ biển thì không của riêng ai. Đây là một nơi xả “stress” cho tất cả mọi người từ già trẻ, lớn bé.
Haedong Yongungsa Temple

Busan có hai ngôi chùa cổ rất nổi tiếnglà Beomesa và Haedong Yongungsa temple. Chúng tôi chỉ có thể thăm viếng chùa Haedong Yongungsa. Theo tiếng Hàn Haedong Yongungsa có nghĩa là “Korean Dragon Palace Temple” . Tục truyền rằng vua Kongun nằm mộng thấy thần mách bảo hãy xây một ngôi chùa tại núi Bongrage sễ giúp đất nước phát triễn bền vững. Tin vào lời thần vua đã cho xây chùa vào năm 1376. Chùa ccó tất cả 108 bậc thang cấp, có một bảo tháp với bốn trụ là bốn con lions có các khuôn mặt biểu trưng cho bốn trạng thái của con người là “hỉ, nộ, ái, ố”. Đến thời chiến tranh với Nhật chùa bị tàn phá, mãi đến thập niên 1970’s mới được trùng tu và nay là một điểm du lịch thu hút cả người địa phương và du khách thế giớí.

(̣Xin mời xem tiếp Phần III: Xã Hội và Đời sống Nam Hàn)

NAM HÀN(South Korea)

NAM HÀN: PHÁT TRIỂN TRONG CHIA CẮT
Máy bay của hãng hàng không United đưa đoàn du khách của Smiles Travel chúng tôi từ San Francisco bay thẳng đến phi trường quốc tế Incheon của Nam Hàn trong một buổi chiều đầu thu nhẹ gió.
Đã quá cảnh ở phi trường Incheon nhiều lần trong các chuyến du hành trước, nhưng hôm nay chúng tôi mới đi vào đất nước Đại Hàn hay chính xác hơn là Nam Hàn( NH) mà thôi. Có đi vào mới thấy phi trường này quá rộng với những terminal mở rộng cho các hãng bay ngoại quốc như United airline.
Phải đi xe tram, lên xuống bao nhiêu bậc thang cuốn mới đến được nơi làm thủ tục nhập cảnh, và lấy hành lý. Nam Hàn cũng nghiêm cấm các thực phẩm tươi sống giống Hoa Kỳ; và có lẽ còn nghiêm ngặt hơn trong hành lý ký gởi vì họ scan và thấy có điểm nghi ngờ thì gắn một khóa điện tử cảm ứng . Hành khách mang ra sẽ có chuông reng và nhân viên hải quan sẽ đến khám xét.
Từ phi trường Incheon về thủ đô Seoul hết gần một giờ nếu không kẹt xe; hôm chúng tôi đến nhằm ngày lễ Lập Pháp October 3 nên đường phố vắng hơn ngày đi làm.
DMZ ( De Militerized Zone) : Có lẽ đại Hàn là nước duy nhất còn lại trên thế giới bị phân chia bởi ý thức hệ mà biên giơí của sự chia cắt này là vùng DMZ –một vùng phi quân sự do hai bên kiểm soát- rộng 4km , dài hơn 200km, cách thủ đô Seoul 60km về hướng Bắc trên vĩ tuyến 38. Nam Hàn đã khai thác vùng DMZ thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách với các tour gọi là “DMZ tour”. 
“Đường lên biên giới” sẽ dừng ở trạm đầu tiên là Im JinGak để làm thủ tục kiểm tra giấy tờ; sau đó du khách phải chuyển qua một xe bus riêng của vùng này để vào Third Tunnel. Năm 1952 Bắc Hàn đào  3 đường hầm 1, 2, 3 để xâm lấn Nam Hàn trong thời chiến tranh . Năm 1974 Nam Hàn khám phá các đường hầm này nhưng đường 1, 2 hư hại nhiều nên không thể sử dụng.
Third Tunnel dài khoản 300 m và sâu hơn 70 m trong lòng đất. Vào trong địa đạo không được chup hình, và phải đội nón bảo hiểm vì đường hầm thấp, hẹp. Đến cuối có hàng rào kẽm gai điện tử, một ô cửa sổ vuông khỏan 30 cm, một cánh cửa gỗ đóng kín . Nhìn qua khung cửa sổ thấy bên kia là Bắc Hàn rất gần mà cũng...rất xa!
Tíếp theo du khách được đưađến Dora Observation point là một căn cứ của thủy quân lục chiến NH. Tại đây có đặt nhiều ống nhòm, bỏ vào 500 W có thể nhìn bên Bắc hàn rõ hơn.  Vùng này cũng không được chụp hình. Một thành viên của đoàn chúng tôi mới sửa sọan máy tính quay phim thì một chàng lính trẻ tiến đến nói tiếng Anh rõ ràng đề nghị được kiểm tra máy và yêu cầu xóa phần phim nếu đã quay.
Chúng tôi quan sát bằng mắt thấy xa xa bên kia “biên giới” có những căn nhà thưa thớt, cùng một nhà cao tầng sơn xanh . Quang cảnh thật quạnh hiu không giống phiá Nam nơi chúng tôi đang đứng . Có lẽ chính phủ NH nên chia bớt một phần lợi nhuận từ các DMZ tours này cho Bắc Hàn.
Sau Dora Obsevation Point sẽ là Dorasan Transit Center: đây là nơi kiểm soát các thủ tục qua lại N-B; là điểm có trạm xe lửa N-B chủ yếu đưa người Nam Hàn qua miền Bắc mà thôi . Từ năm 2000 có nhiều người Nam Hàn đi du lịch Bắc hàn. Đồng thời tập đoàn Hyundai vơí lý do nhân đạo, đã lập khu kinh tế kỹ nghệ phức hợp Kaesong- trên vùng lãnh thổ miền Bắc; nhà máy sản xuất các hàng gia dụng tiêu thụ ở NH Người Nam hàn giữ vai trò điều hành và mướn công nhân miền Bắc nhưng vẫn hưởng mọi quyền lợi như công nhân NH . So mức lương thì chỉ 1 tháng làm ở Kaesong bằng hơn 1 năm bên miền Bắc. Tuy nhiên có một điểm tranh cải là cả hai phía đều muốn ghi trên sản phẩm là “made in...” phía của mình. Cuối cùng thì phải ghi “made in Kaesong” không Nam, không Bắc.
Bangpo bridge at night
SEOUL- “The Miracle of the Han” là cố đô cùng thủ đô Nam Hàn , là thành phố có dân số đông nhất  ĐH gần 12 triệu với con sông Hàn chảy ngang qua và có rất nhiều cây cầu như cầu Băng Hoa sơn màu đỏ mà ban đêm đèn đỏ rực như lửa nên còn được gọi là Cầu Lửa. Ngoài ra còn có cầu BangPo với các water fountains nhiều ánh đèn phun vào ban đêm cùng âm nhạc đã được chọn là một trong 10 water fountains đẹp nhất thế giới.
Seoul vào thời thị trưởng Lee Myung Bak(đương kim tổng thống) theo chọn chương trình Urban Green bảo vệ môi trường đã cho thực hiện việc cải tạo nước thải của sông Gaecheoni thành dòng suối Cheong Gye Cheon ngay trung tâm thành phố thành một địa điểm vui chơi trong lành hấp dẫn . Đên nơi đây xin hảy thảy một đồng xu với lời ước nguyện sẽ thành hiện thực
Ngoài ra đường phố ở Seoul mỗi ngày từ tinh mơ có xe đi quét rác và xịt nước rữa mặt đường sạch bóng
Không những làm đẹp môi trường, Seoul nói riêng và NH nói chung còn chú trọng làm đẹp con người với kỹ thuật giải phẩu thẩm mỹ ngang ngửa phương Tây; đồng thời từ năm 2010 Seoul cũng được coi là World Design Capital.
Cung Gyeongbokgung
Seoul kết hợp  hai lối kiến trúc tân cổ; hiện nay còn tồn tại 5 khu cung điện mà tiêu biểu cho du khách là cung  Gyeongbokgung có nghĩa là “Palace Greatly Blessed By Heaven” được xây dựng từ xa xưa  và năm 1592 bị cháy trong chiến tranh với Nhật . đến 1865 được trùng tu . Mỗi ngày tại cổng chính có lễ “changing of the Guard” vào mỗi đầu giờ bắt đầu lúc 10 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều.
BLUE HOUSE Nếu Hoa Kỳ có White House thì Nam Hàn có Blue House. Đây là hậu viên của cố cung. Thế chiến thứ II, là căn cứ của quân đội Mỹ. Đến 1960 chính phủ Nam Hàn chuyển đổi cho Mỹ một khu vực khác để lấy tòa nhà lại làm dinh tổng thống cho đến nay.
Gọi là Blue House vì mái nhà lợp bằng ngói màu xanh; người ta pha màu từ lúc làm gạch và màu có độ bền 150 năm. Blue House bao gồm 3 tòa chính : Tòa giữa là chỗ họp và làm việc của Tổng Thống; tòa bên phải nhìn từ ngoài vào là nơi làm việc của nội các chính phủ; toà bên trái là nơi tiếp quốc khách. Gia đình tổng thống ở phía sau hoa viên bên phải.; trong hoa viên này có cây cổ thụ 160 năm. Hàng ngày TT Lee đạp xe đạp đến văn phòng khi trời còn mờ sương.
Theo phong thủy thì tòa nhà này có dòng sông Han ở phía trước và núi ở phía sau rất bền vững . Vào năm 2010 khi Bắc Hàn bắn phi đạn sang đảo của Nam Hàn, nội các chính phủ họp trong văn phòng xây ở trong núi này, và đây là lần đầu tiên dân chúng cùng thế giới biết đến “nơi trú ẩn” phòng bị chiến tranh của Nam hàn .
Thủ tuc vào thăm dinh TT thật nhiêu khê; phải lập danh sách xin phép trước mấy tháng trời để có được ngày theo lịch của mình. Khi vào gần khu vực dinh, xe bus phải dừng lại và có nhân viên lên xe check giấy tờ tùy thân; Sau khi qua cổng phải qua máy check security. Tất cả các máy quay phim đều bị giữ lại.
Xong mọi thủ tục khách được hướng dẫn vào phòng họp và được coi một video clip giơí thiệu về Blue house và sinh hoạt trong đó, mà tài tử chính là đương kim TT Lee Myung Bak và phu nhân.
Theo hiến pháp, nhiệm kỳ tổng thống NH chỉ 5 năm và không được tái ứng cử. Tổng thống đương nhiệm đắt cử vào tháng 12, năm 2007
Trước khi ra về chúng tôi được biết  đoàn du lịch của Smiles Travel là đoàn du khách đầu tiên toàn người Việt Nam đến từ Hoa Kỳ vào thăm viếng bên trong Blue House, nên đã được tặng mỗi người một cái mug uống nước có in hình Blue House đem về làm kỷ niệm.
Dongdaemun
Đến Seoul cũng không thể bỏ qua khu Dongdaemun là thành trì đã được hình thành từ bao thế kỷ qua. Ngày nay tại đây có khu mua sắm nổi tiếng bán sĩ lẻ đủ các mặt hàng . Nhưng mua ở đây nhớ trả gíá nhé; và World Design Capital cũng ở nơi này.
Quý vị nào thích phim Hàn cùng các tài tử diễn viên thì xin bỏ chút thời gian đến Lotte Town ở Seoul. Tại đó có “Star Avenue” nơi mà Star thường xuyên xuất hiện mua sắm; Rất có nhiều cơ hội gặp “thần tượng” của mình đó nhen .
Namsan và Seoul Tower: Núi NamSan được coi như là buồng phổi của thành phố Seoul  với khung cảnh thiên nhiên cho dân chúng thư giãn , trên đó có tháp truyền hình Seoul Tower; từ đây có thể thấy toàn cảnh thành phố Seoul ở bên dưới.
Seoul còn nhiều địa danh hấp dẫn nữa như là Everland, Nami island...nhưng xin hẹn dịp khác vì thời gian giới hạn.


(to be continued in Part II: Jeju Island- Busan)

Monday, August 15, 2011

DU LỊCH THẾ GIỚI- PERU


PERU BÍ ẨN
Peru nằm giữa rặng núi Andes và biển Thái Bình Dương ở Nam bán cầu, cùng với dòng sông Amzone tạo thành một điểm du lịch với đầy đủ các hệ sinh thái từ highland,đến biển, rừng mưa nhiệt đới(rain forest)...Nhưng có lẽ du khách biết đến Peru nhiều nhất là Machu Picchu nhất là kể từ khi nó được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983.



Machu Picchu- "Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương"!
Vào ngày 24 tháng Bảy năm 1911, Ông Hiram Bingham- một giáo sư tại đại học Yale- Hoa kỳ đã khám phá ra di tích Machu Picchu. Và Tháng Bảy năm 2011, Peru kỷ niệm 100 nam ngày khám phá Machu Picchu với nhiều hoạt động giải trí; chúng tôi đã chọn thời điểm này để cùng chung vui với người dân Peru. Hôm chúng tôi đến Machu Pichu tuy mới đầu tháng bảy nhưng đài TV Peru đã dàn dựng sân khấu và làm phóng sự để phát trên TV, rất nhiều du khách được phỏng vấn và thu hình.
Machu Picchu có nghĩa là "Old Mountain", đây được coi là cửa sổ nhìn ra thế giới của đế chế Inca. Đây là "resort" của người Inca giàu có(Inca Rulers) tồn tại vào khoản 500 năm ở độ cao 2,430 m và bị người Tây Ban Nha càng quét, chinh phục tiêu diệt nền văn minh của họ khi đến đô hộ Peru.
Machu Picchu cách Cusco 85 km về phía Bắc, để đến đó du khách có thể đi xe lửa với 3 hãng xe lửa là Perurail(lâu nhất). Vào năm 2010 để cạnh tranh có thêm 2 congty là Incarail và Andean Rail ra đời làm cho dịch vụ thêm đa dang.
Thời gian đi xe lủa từ Cusco hết 4 hours, nên hai côngty mới đã mở trạm tại Ollantatambo chỉ hết 1.5 hours, nhưng phải đi xe từ Cusco đến trạm Ollantatambo hết 1 hour nữa.
Xe lửa có 3 loại:
Loại Luxury đắt nhất, có dọn ăn trưa, ăn tối trên đường vệ
Loại Vistadome: có dọn 1 bữa ăn
Loại Expedition: bình dân chỉ dọn snack và coffee, trà.
Dĩ nhiên giá vé cũng thay đổi theo dịch vụ cung cấp, nhưng phong cảnh hai bên đường thi...giống nhau thôi.
view from train window
Các toa xe trang bị thiết kế lịch sự, trần xe là cửa sổ kiếng để hành khách có thể ngắm nhìn phong cảnh ở bất kỳ góc độ nào, nhưng không hiểu sao xe di chuyển cứ lắc lư như nhảy...rap. Di xe lửa này xong thì khỏi tập belly dance, eo cũng giảm cân rồi
Trạm cuối cùng đến Machu Picchu là thành phố Aguas Calientes, tại đây du khách được chuyển qua xe bus nhỏ 25 chỗ ngồi và đi thêm 30 phút nữa mới đến cổng vào của Machu Pichu. Con đường này lên dốc ngoằn nghèo rất ngoạn muc.
Vì vấn đề an ninh, du khách không được mang các túi xách có thể tích hơn 20 lít, tại cổng có chỗ gởi túi xách với giá 2 USD.
Và để bảo vệ di sản này, mỗi ngày giới hạn tối đa 2,500 du khách thăm viếng.
Nhìn tổng quát chúng tôi ghi nhận thời điểm thăm viếng tốt nhất là buổi sáng, như vậy có thể chụp nhiều ảnh đẹp hơn. Thông thường để đến Machu Picchu sớm mai, du khách chọn ở lại Aguas Calientes ngay dưới chân núi một đêm.
Những người thích mạo hiểm cũng có thể đi hiking qua Inca trail,đây là con đường thời nguyên sơ người Inca dùng để giao thương với miền đồng bằng bên dưới. Thời gian cũng tốn khoản 4 ngày và có thể thuê các porters địa phương mang hành lý. Thông thường có các tour du lịch tổ chức mọi dịch vụ cho việc hiking này.
Sau khi "trèo non"(không có "lội suối")du khách sẽ đến bên trong Machu Pichu(leo không biết bao nhiêu bậc thang nhưng có lẽ gần đến 200 bậc vì quá mệt nên không đếm được) để ngắm toàn cảnh "incan resort"; đại khái bao gồm:
Bên trái là Royal and Sacred area dành cho emperors và cận vệ
Bên phải là Secular area dành cho người làm
và bên dưới thung lũng là khu Agricultural area để canh tác sản xuất thực phẩm, vùng này cũng nối với Inca Trail dẫn đến tận Cusco.
Di tích này được làm bằng đá mài và phải tốn gần 40 năm mới làm xong. Ngày xưa, ngừơi Inca chọn địa điểm này để làm nơi định cư vì họ cũng tin "phong thủy" cho rằng đây là vùng đất tốt có đầy đủ sông, núi và quặng mỏ(núi có magnesium), và đất thung lũng tốt cho nông nghiêp. Nhưng hỡi ôi, giờ này thì du khách chỉ còn "ngậm ngùi" cho cảnh tượng
"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương"
Peru không chỉ có Machu Picchu mà còn có các địa danh khác cũng hấp dẫn du khách; xin mời theo đoàn của chúng tôi đến Moray ở vùng Sacred Valley giữa Cusco và Machu Pichu.
Moray với các ruộng bậc thang hình tròn được coi như là phòng thí nghiệm nông nghiệp của người Inca. Họ trồng khoai tây trên các ruộng này ở các độ cao khác nhau và tìm ra khoai tây trồng ở cao độ 9000 feet là khoai tây ngon nhật Còn ở độ cao 3000 feet thì cho đậu lima ngon nhất.
Theo người Inca, khoai tây sau khi thu hoạch để ngoài trời 7 ngày sau đó luộc ăn sẽ có vị tuyệt nhất. Ở Peru có hơn 1000 loại khoai tây vì vùng highland thích hợp để trồng khoai tây hơn trồng lúa gao. Do đó ở Peru gạo mắc hơn khoai tây.

Chỉ cần lái xe thêm 30 phút nữa chúng ta sẽ đến ruộng muối Maras ở thành phố Salinas. Trên vùng highland không có biển , nhưng thiên nhiên ưu đãi có một giòng suối nước mặn ở thành phố Salinas, và người Inca từ xưa đã biết làm ruộng muối từ giòng suối này.
Họ làm thành 3000 hồ nhỏ chứa nước suối mặn. Sau khoản 30 ngày nước bốc hơi, thì người dân thu hoạch muối, làm thành sản phẩm tinh khiết để dùng trong thực phẩm ; cũng có các phế phẩm là muối cục để tắm. Theo thời gian, người ta cũng biết làm muối có iodine giống muối biển.
CUSCO- Thành phố Thần Thánh
Sau khi thăm viếng Machu Pichu chúng tôi trở về thành phố Cusco. Đây là trạm chuyển tiếp cho tất cả du khách muốn thăm Machu Pichu bất kỳ họ đến từ nơi nào và bằng phương tiện gì. Chủ yếu là đường hàng không từ Lima. Phi trường Cusco rất bận rộn vào buổi sáng vì thời tiết và độ cao không cho phép máy bay cất cánh vào thời gian buổi chiều. Từ phi trường Lima- thủ đô Peru- từ 5 giờ sáng đã có chuyến bay đi Cusco, thời gian bay chỉ 1 hour, và cứ 10 phút là có chuyến khởi hành. Tháng Bảy là mùa cao điểm và nhất là tháng bảy 2011 này với lễ kỷ niệm 100 Anos Machu Pichu phi trường hầu như...quá tải. Cũng may chúng tôi đi theo tour có tour guide hướng dẫn suốt cuộc du hành, nhưng mà cũng...mệt vì quá đông, và lộn xộn .
Cusco với các con đường dốc cao(giống San Francisco) là thủ đô của đế chế Inca từ thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 16 với 13 đời vua cho đến khi bị người Tây Ban Nha chinh phuc. Cusco ở độ cao hơn 3,500 m từ mặt nước biển và là thành phố có tỷ lệ tia cực tím cao nhất thế giới. Bởi vậy xin hãy nhớ dùng sunblock thích hợp.
Từ năm 1983 Cusco đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới cùng với Machu Pichu.
Người Inca thờ thần mặt trời (Sun God) nhưng khi người Tây Ban Nha cai trị thì họ đem theo đạo thiên chúa đến đây; bởi vậy ở Cusco có hai luồng văn minh và văn hóa "cạnh tranh" nhau , nhưng ảnh hưởng văn hóa của Inca vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay vì trong chương trình giáo dục đương thời học sinh phải học tiếng Incan như là một ngoại ngữ thứ hai
Sassayhuanan
Một địa danh được nhắc đến nhiều nhất ở Cusco là Sasayhuanan cách Cusco 1 mile về phía Bắc. Đây là một pháo đài thời Inca được làm bởi những tảng đá nặng gần 100 tấn trong vòng 7 thập niên mới hoàn thành.
Có thể coi Sassayhuanan với người Inca giống như Vạn lý trừơng thành của người Trung Quộc Đã có rất nhiều công nhân chết trong công cuộc xây dựng thành lũy này để bảo vệ cho đế chế Inca.
Tại Cusco có local market rất giống các chợ An Đông, Bến Thành; Ở đó cũng có các quày bán thịt, bán bông, bán trái cây... Đi ngang qua khu vực ăn uống cũng có người đứng mời chào. Trên quày cũng có những con gà luộc da vàng bóng y như chợ ở VN
UROS ISLAND- Một đời nhấp nhô
Rời Cusco chúng tôi đi về Puno thành phố nằm bên hồ Titicaca.
Puno ở độ cao hơn 4,000m nên du khách có thể bị bệnh vì thiếu oxy trong không khí; trong đoàn chúng tôi có người phải thở máy oxgen như trong bệnh viện; riêng bản thân chúng tôi thì cũng bị nhức đẩu như kỳ đi Ecuador, tuy nhiên sau khi uống thuốc và nằm nghỉ vài giờ thì có thể mạnh dạn đứng lên đi thám hiểm tiếp
Hồ Titicaca là hồ ở độ cao nhất thế giới và rất rộng giống như biển; ở giữa hồ là biên giới Peru-Bolivia; đặc biệt trên mặt hồ dân chúng sinh sống trên những hòn đảo nhân tạo là floating islands.
Người dân làm những hòn đảo bằng các cây sậy totora reeds mọc trên hồ,mỗi đảo rộng khoản 120 met vuông, có chiều sâu khoản 3 mét. Phải mất gần 1 năm mới làm xong một đảo như vậy và nó có thể tồn tại khoảng 25 năm. Tuy nhiên theo thời gian, cây sậy này ngâm dưới nước sẽ mục làm đảo chìm dần; do đó hằng năm cư dân phải đáp thêm các lớp sậy trên mặt để bảo đảm đảo độ nổi của đảo. Họ cũng dùng loại sậy này để làm nhà trên đảo, làm thuyền cho phương tiện giao thông giữa các đảo gọi là "Totora Raft"- những con thuyền có đầu rồng giống như thuyền của Viking. Tổng số dân toàn vùng Uros islands khoản 4 ngàn người.
Mỗi đảo là một đại gia đình từ ông bà, cha mẹ, con cái cùng thân tộc trong giòng họ riêng và họ bầu trưởng đảo theo nhiệm kỳ mỗi năm
Cuộc sống ở đây rất là đơn giản, không có ánh sáng văn minh cơ giới tuy chỉ cách thành phố Puno 25 phút tàu. Họ đánh cá ngay trên hồ để ăn và làm nghề sinh sống. Chính phủ có trợ cấp tài chánh cho cư dân ở đây; đồng thời từ khoản mấy thập niên cận đại này du khách cũng là một nguồn thu nhập cho dân ở trên đảo.
"Totora Raft"

 Trên các đảo này cũng có một đảo chính như là "city hall" để điều hành các đảo, và có cả trường tiểu học,có nơi bán thức ăn như nhà hàng để phục vụ du khách với cá câu từ hồ lên rất tươi; cũng có trường tiểu học, đến trung học thì học sinh phải di chuyển bằng thuyền mỗi ngày vào học ở Puno.
Người dân sống lâu dần thành quen, họ không muốn dời đi nơi khác vào đất liền . Có người tốt nghiệp đại học, làm ở Puno nhưng vẫn thích về sống với gia đình trên đảo, mặc cho mỗi bước đi đều chồng chềnh vì sự nhấp nhô của đảo theo sức nặng của con người và thời gian.

PERU và CUỘC SỐNG
Giã từ vùng highland, chúng ta hãy ghé qua thủ đô của Peru- Lima để biết thêm một đôi đều về đất nước này trước khi giã từ.
Lima có dân số khoản 9 triệu người trên tổng số 28 triêu dân của Peru; Đến Lima có một điểm đặc sắc nhất là "Magic Water Fountain" nằm trong công viên quốc gia. Bao gồm 13 fountains thiết kế khác nhau; mổi tuần nước phun 5 đêm(từ thứ Năm, đóng cửa Thứ Ba& Thứ Tư) ; Có Fountain phun nước và nhạc kịch opera; có fountain vòng cung và người đi bộ bên trong.
13 water fountains này dùng nước recycle vì Lima hầu như không có mưa, và để có nước dùng họ phải đào mạch giếng ngầm sâu hơn 200 mét
Có thêm một điều không thể không nhắc đến là con đường đi bộ ngay bên cạnh hông dinh tổng thống thì đầy dẫy chất phóng uế của...chó. Xin mở ngoặc Peru nuôi rất nhiều chó nhưng họ không ăn thịt chó.
walking road at the President Palace

Tháng 7, 2011 này Peru có tân tổng thống nhậm chức nhiệm kỳ 5 năm; ông tổng thống mới này rất thân thiết với Columbia và có khuynh hướng thân...cộng sản.
Thập niên vừa qua kinh tế Peru phát triễn khoản 8% một năm tạo cho ngân sách thặng dư khoản 65 tỉ USD nên hệ thống an sinh xã hội cũng được chăm lo chu đáo.
Peru là nước xuất khẩu Apragus và đồng lớn nhất thế giới;đi trên vùng highland thấy nhiều các núi đồng màu đỏ gạch.
"Cuy-heo quay"
Người Peru có rượu Chicha làm từ bắp lên men, và một nước giải khát không có cồn là Chichha Morada được nấu từ bắp tím cùng vỏ trái thơm trong hơn 1 giờ, sau đó cho thêm chanh và đường.Nước có màu đỏ tím như màu rượu chát. Peru cũng có một loại bánh mì là Chuta bread tròn như cái bánh tráng. Ngoài ra không thể thiếu món "Cuy" mà người Peru còn gọi là "Guine Pig" là heo quay nhưng là những con heo nhỏ xíu chỉ có da và...xương.

Qua các đường phố ở Peru chúng tôi thấy thấp thoáng hình ảnh VN với các xe bán trái cây dọc góc phố, vỉa hè; hay là nồi bắp luộc bốc khói trong cái lạnh như Đà Lạt.
Chúng tôi cũng đã thử trái mãng cầu xiêm lai giống với chuối, thịt ăn rất ngọt chứ không chua như mãng cầu xiêm ở VN.
Hệ thống giáo dục công lập bắt buộc từ 5 tuổi đến khi hết trung học là 18 tuổi; sau đó có thể chọn học đại học công hay tư hay theo các trường chuyên nghiệp. Các người tour guide của chúng tôi đều có bằng master về tourism
Chúng tôi thấy có điều nghịch lý là tuy kinh tế phát triễn nhưng ngoại trừ Lima, các thành phố đi qua đều có nhiều căn nhà xây không hoàn tất bèn hỏi lý do tại sao thì tour guide cho biết ở Peru đánh thuế bất động sản rất cao trên căn nhà đã hoàn tất, còn căn nhà xây "nữa chừng"(coi như chưa hoàn tất) thì chưa bị đóng thuế. Cho nên có nhiều nhà vẫn để tường loang lỗ không tô trét, nhưng đi xe hơi... đời mới.
Đi du lịch đến các thành phố của Peru xin du khách hãy cẩn thận với các xe taxi vì có rất nhiều xe taxi giả(không có giấy phép) ; các tài xế này có thể trấn lột, bắt chẹt du khách. Mọi du khách đều được khuyến cáo là nên nhờ khách sạn giới thiệu hãng taxi đáng tin cậy. 
 Tuy nhiên những hành động của các tài xế 'taxi chui" này không là đại diện cho tất cả con người Peru vì đó chỉ là một sự cá biệt nên biết để tránh và khắc phục ; vì sâu xa chính con người và văn hóa bí ẩn bắt nguồn từ thời Inca đã tạo cho du khách những ấn tượng không thể nào quên về đất nước này .
"a Peruvian in traditional hat"-the hat weights 2 lbs


San Francisco, August 2011