Wednesday, January 11, 2012

DU LỊCH THẾ GIỚI-MYANMAR-P.III

MIẾN ĐIỆN- SAU GIẤC NGỦ DÀI
Sau một thời gian dài hơn 50 năm dước chế độ độc tài quân phiệt, cùng bị sự cấm vận của Hoa Kỳ  và các nước phương Tây,  Miến Điện như chìm trong một cơn ngủ mê dài so với thế giới.  Nhưng kể từ khi Tổng thống U Thein Sein đắc cử, Miến Điện hình như tỉnh giấc để thấy rằng đất nước này còn qúa lạc hậu  về các sinh hoạt trong đơì sống xã hội, cùng các kỹ thuật cao.
Dân chúng hầu như không biết đến account ở ngân hàng, mọi giao dịch đều bằng tiền mặt. Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là 5,000 kyat – tương đương khỏan 6 USD. Cả nước chưa có một máy ATM. Vì sự cấm vận Miến Điện không có các hoạt động tài chánh với  phương Tây nên khi chúng tôi trả tiền land tour cho Columbus Travel một côngty ở Miến thì phải trả qua ngân hàng ở Singapore. Miến chỉ giao dịch thương mại chủ yếu với Á châu nhiều nhất là Thái, Ấn và Trung Hoa.
Cả nước chưa có một hệ thống siêu xa lộ nào, chỉ mới có một con đường cao tốc –high way từ Yangon đến Mandalay đi qua thủ đô Nay Py Taw. Trên đường phố thì ít thấy xe hơi đời mới và cũng không thấy bóng dáng cơ sở công ty nào của Hoa Kỳ hay Âu châu. Chỉ thấy Samsung mà thôi.
Chưa có đường hàng không quốc tế ngoại trừ đường bay ngắn từ Yangon đến Chiangmai –Thái Lan của hãng máy bay Air Bagan. Máy bay quốc tế đến Miến chỉ bao gồm một vài hãng Châu Á của Đài Loan, Trung Hoa, Thái Lan.
Tuy nhiên Miến có đến sáu hãng hàng không nội địa vì đường sá nhiều nơi còn quá thô sơ di chuyển bằng xe hơi không tiện. Trong chuyến đi của chúng tôi phải đến nhiều thành phố và sử dụng bốn chuyến bay nội địa: Yangon-Bagan-Mandalay-Heho- Yangon  của hãng Air Bagan. Đây là hãng bay “sinh sau đẻ muộn” chỉ mới thành lập năm 2004 nhưng lại có đường bay “quốc tế” đến...Chiangmai- Thái. Các phi trường nội địa ở các tỉnh thành phố nơi chúng tôi ghé đến rất là...đơn sơ. Check in mại thứ đều manual không có computer. Boarding pass thì phát cho mỗi hành khách một sticker dánlên áo. Sticker của mỗi chuyến bay có màu khác nhau. Mỗi hãng có một dấu hiệu riêng cho sticker của mình. Không cần nghe, không cần đọc. Đến giờ boarding, thì có nhân viên hãng máy bay mang một tấm bảng ghi số chuyến bay, nơi đến và dấu hiệu của sticker đi qua đi lại nơi chờ đợi. Hành khách chỉ nhìn vào tấm bảng là biết lúc để lên máy bay. Chuyến bay cũng không có seat assignment. Hành khách muốn ngồi chỗ nào trống thì tùy ý.
Giai đọan lấy hành lý sau khi đến cũng rất là lộn xộn. Nhất là ở phi trường Yangon. Đây là phi trường lớn nhất Miến Điện nhưng khu vực domestic thì quá ư mất trật tự, không có hệ thống. Hành khách phaỉ tự mình...tìm hành lý ký gởi vì không có nơi nhận hành lý.  Tuy nhiên phi trường Mandalay thì tốt đẹp trật tự hơn.
Đón tiếp tại Bagan airport
Thiếu nữ Miến trong áo dài Việt
Riêng hôm chúng tôi đến phi trường Bagan, gặp thời điểm hội nghị sông Mekong- Mekong Summit- gồm các nước nằm bên bờ sông Mekong trong đó có VN nên chúng tôi cũng được hưởng ké sự đón tiếp long trọng. Nguyên một dàn thanh thiếu niên trong y phục truyền thống đứng dàn chào ở cổng phi trường và có cả elephant dance biể diễn. Chúng tôi cũng được vào xem hội chợ dành cho các đại biểu nhưng không gặp một đaị biểu VN nào cả mà chỉ gặp một cô Miến mặc áo dài VN. Ban đầu chúng tôi tưởng là thiếu nữ Việt nên chào hỏi bằng tiếng Việt. Ai dè cô không hiểu gì hết nên cứ bỏ i một nước. May sao hỏi ra mới biết là người Miến chứ không phải đồng hương với mình. Chĩ là tấm áo thôi không làm nên...người Việt đâu.
Có thể nói Miến Điện hôm chúng tôi đến trong chừng mực nào đó giống như VN của thập niên 1990’s về mặt phát triễn kinh tế, xã hội, cũng như hạ tầng cơ sở. 
Ayeyarwaddy River at sunset
Nhưng cũng có nhiều điểm đáng khâm phục là dân Miến đã biết nói KHÔNG với người láng giềng khổng lồ Trung Hoa, khiến cho chính phủ của tổng thống Thein Sein phải thuận theo ý dân đình chỉ dự án sây đập thủy điện mấy tỉ USD trên thượng nguồn sông Ayeyarwaddy do Trung Hoa thực hiện vì dự án này sẽ hủy hoại môi trường sống quanh vùng sông này từ thượng nguồn xuống đến hạ nguồn.
Tư gia bà Aung San Suu Kyl
Người Miến cũng không ngừng tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ thực sự mặc dầu bị chính quyền đàn áp. Trong công cuộc này không thể nào không nhắc đến một nhân vật then chốt là bà Aung San Suu Kyl. Bà  là con gái Ông Aung San vị tổng thống đầu tiên của Miến sau khi được độc lật từ Anh quốc. Cho dù bị tù, bị qủan thúc tại gia sau gần 20 năm, nhưng cuối cùng sự bền bỉ kiên định của bà cùng lòng dân Miến, bà đã được trả tự do và có thể ứng cử vào quốc hội. Chúng tôi đi ngang qua tư gia của bà và thấy trước cổng nhà có treo hình chân dung của ông Aung San. Đây đúng là “hổ phụ sinh hổ..nữ”
Chúng tôi đến Yangon ba ngày trước khi ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton chính thức thăm viếng Miến. Sự trở lại của một mối bang giao USA-Myanmar sau hơn 50 năm là một sự kiện lịch sử làm nứt lòng toàn dân Miến. Chúng tôi có thể cảm nhận và chứng kiến những hoạt động để đón chào ngoại trưởng Hoa Kỳ. Các công nhân tích cực chùi  rữa sàn của chùa Shwedagon để bà Hillary Clinton đi chân trần không bị...dơ. 
Nữ công nhân chùi sàn chùa Shwedagon
Từ cửa nhập cảnh cho đến trên đường phố nghe biết du khách “from USA” đều được ưu ái, săn đón, tiếp đãi nồng hậu. Có thể nói họ take care kỹ US citizen ngay từ giai đoạn làm visa tại tòa đại sứ Myanmar ở Hoa Kỳ. Chúng tôi rất cảm kích khi chính nhân viên tòa đại sứ Myanmar ở Washington DC gọi điện thoại cho chúng tôi để báo cho biết là visa đã được chấp thuận và hướng dẫn phương cách trả tiền để họ gởi lại passport cho chúng tôi.  Nhưng thật ra không có nhiều du khách from USA , hôm nhập cảnh vào Yangon, ngoài chúng tôi chỉ có thêm căp vợ chồng Miến kiều ở Los Angeles về thăm quê hương sau 40 năm xa cách.
Phải kết luận rằng người Miến rất mong chờ người Mỹ, chính phủ Mỹ đến Miến. Điều đó đồng nghĩa là người Miến đặt niềm hy vọng lớn lao vào chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. Chắc quý ví xem TV cũng đã thấy truyền thông đưa tin sự gặp gỡ lịch sử của Hillary Clinton và Aung San Suu Kyl. Hy vọng đây sẽ mở đầu cho một bình minh mới của Miến sau một giấc ngủ quá dài.
Mong rằng chính phủ Miến tiếp tục thay đổi theo chiều hướng tích cực như hiện nay để người dân và đất nước Miến Điện được phát triễn trong dân chủ, tự do, đời sống cải tiến và vẫn tiếp tục gìn giữ các gía trị truyền thống xứng đáng là “Golden Land”; cũng như “Đất nước của các nụ cười “ lưu lại mãi trong hồi ức của du khách phương xa.

PHỤ LỤC: PHỞ VIỆT TRÊN ĐẤT MIẾN
Thật là tình cờ trên đường ra phi trường để bay từ Yangon đi Bagan chúng tôi chợt thấy bên lề gần tòa đại sứ VN một biển tên “Phở Việt”, nhưng xe đi nhanh cho kịp chuyến bay chúng tôi chỉ đành nhờ anh chàng tour guide hỏi tìm dùm địa chỉ. Và vào ngày cuối cùng của chuyến i khi trở lại Yangon để chuẩn bị “back homê” thì chúng tôi mới có thể ghế vào nhà hàng “Phở Việt” tại số 32 Mapo Street, Myaynigone- Yangon vào buổi ăn trưa.
Chúng tôi rất vui khi tại nơi xa xôi vẫn găp được hương vị quê nhà trong tiệm Phở Việt này. Cô chủ là Thanh Huỳnh tiếp đãi chúng tôi niềm nở, thân tình với một giọng miền Nam ngọt ngào và cũng đã ưu ái offered ...free meal, nhưng chúng tôi chỉ xin nhận discount 20 percent mà thôi.
Thú thật ban đầu khi thấy bảng “Phở Việt” ở gần tòa đại sứ VN thì chúng tôi cứ nghĩ thầm là của người từ...Hà Nội. Nhưng không ngờ Cô Thanh là người Sài Gòn rặt. Cô Thanh là việt kiều duy nhất sinh sống ở Miến Điện gần 20 năm. Cô là cô dâu Việt “xuất giá tòng phu”  theo chồng là người Miến.Ông chồng cô Thanh làm thuyền trưởng qua VN gặp phải cô Thanh thì “thuyền tình cập bến” không chiu đi đâu nữa.
Bây giờ sau hơn 20 năm, Cô Thanh đã có một cô con gái 16 tuổi. Gia đình thuộc hàng khá giả tại Yangon nhờ hai vợ chồng cật lực kinh doanh. Qua Cô Thanh chúng tôi được biết vấn đề di trú, nhập tịch ở Miến rất khó khăn. Tuy đã định cư tại Miến hơn 20 năm, Cô Thanh vẫn không thể vào quốc tịch Miến và hơn nữa cứ ba tháng phải đến bộ di trú xin gia hạn thẻ cư trú. Đồng thời không có quốc tịch Miến thì cũng không thể đứng tên sở hữu bất cứ tài sản nào như nhà, xe...
Tuy khó khăn vậy nhưng cô Thanh vấn yên lòng, tin tưởng xây dựng cuộc sống gia đình và lo cho tương lai con gái. Cả mẹ và con đều nói rành 3 ngôn ngữ  Việt, Miến, Anh. Thật đáng ngưỡng mộ cho tinh thần cô dâu Việt xứ người.
Các bạn khi nào đi Yangon xin đừng quên ghé lại thăm Phở Việt để ủng hộ người đồng hương,  và cũng để tiếp tay với Cô Thanh quảng bá hương vị Phở truyền thống của Việt Nam trên xứ Miến. (Email janee130@gmail.com)

Xin cảm ơn qúy vị đã theo dõi các ký sự của chúng tôi và xin kính chúc một năm Nhâm Thìn tràn đầy niềm vui, sức khoẻ để tiếp tục cùng chúng tôi du lịch đó đây!
San Francisco, Xuân Nhâm Thìn 2012

Wednesday, January 4, 2012

DU LỊCH THẾ GIỚI-MIẾN ĐIỆN

MIẾN ĐIỆN-"ĐẤT NƯỚC CỦA NỤ CƯỜI"
Miến Điện là quốc gia đa chủng tộc bao gồm 135 sắc dân khác nhau trong đó người Burma hay người Miến chiếm đa số hơn 65 phần trăm. Các nhóm sắc tộc lớn kế tiếp là sắc tộc Shan, Kachin, Chin Kaya, Kayin, Mong và Raskhine cùng nhiều nhóm dân tộc thiểu số, có nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Burmese là quốc ngữ và mối bộ tộc vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của mình. Tiêu biểu như người “cổ dài” Paduang.
Người Paduang "cổ dài"
Người Paduang khởi thuỷ từ bộ lạc kayah ở biên giới Thái phiá Nam hồ Inle. Phụ nữ của bộ tộc này còn được mệnh danh là “Myanmar ‘ famous gifraffe women” vì họ đeo những vòng cổ hình xoắn ốc theo tập tục cổ truyền. Trong cuộc đời người phu nữ Paduang sự đeo vòng cổ được thực hiện ba lần, lần đầu đeo lúc chín tuổi, kế đến lúc 16 tuổi và lần cuôi cùng là lúc 21 tuổi. Tổng cộng các vòng cổ nặng 8 kgs và phải mang suốt đời. Tối ngủ phải cần hai cái gối cao.
Nhiều phụ nữ Paduang vượt biên qua Thái kiếm sống bằng cách cho du khách chụp hình và hình như cái sức nặng của vòng cổ truyền thống cũng đè nặng thêm cho đời sống của họ trên xứ người; Nhưng ở tại Inle Lake  nụ cười rạng nở chào đón chúng tôi và rất ngạc nhiên là cả bà già cũng có thể đối thoại với chúng tôi những câu Anh ngữ thông thường, cũng như nhảy những điệu cha cha vui nhộn.
Người Miến gìn giữ các ngành nghề truyền thống thủ công như một phương tiện sinh sống trong thời đại công nghiệp của thế kỷ 21. Chúng tôi đã thăm qua một vài ngành tiêu biểu.
Golden Leaf: nghề làm các lá bằng vàng. Như đã giới thiệu về các chùa vàng, dát vàng, người Miến có nghề thủ công làm các lá vàng mỏng dính để người dân mua dán trên các tượng Phật ở trong các chuà. Công nhân dùng búa đập dập  nhiều lần từ một thỏi vàng thành mỏng 1/1000 inch . Sau đó bỏ vào lớp da súc vật và tiếp tục đập mỏng hơn rồi sang giai đọan dán vào lớp giấy vuông khoản 3 cm, và sắp thành bó 10 tấm để phân phối ra thị trường. Thêm một điểm son ở đây nữa là không có nạn mất cắp sản phẩm dù là vàng thiệt và rất dễ “chôm” vì qúa gọn.
Dù làm từ Shan paper
Shan Paper: là nghề truyền thống của người Shan ở gần chân núi động Pinyada cave. Ở vùng này có nhiều cây Meberry dọc sườn núi. Người Shan lấy vỏ cây nấu với tro 8 giờ. Sau đó cho ra khuôn tre, rồi cho các cánh hoa tươi vào để trang trí hoa văn. Rồi phơi nắng thêm khỏa 3 giờ nữa thì khô thành sản phẩm là giấy dùng để làm dù, dán tường, hay trang trí vách nhà.
Cherrywood weaving
Cherrywood weaving: làm vải từ thân cây sen. Người ta cắt thân cây sen thành khúc khỏan 5 cm kéo dài sợi tơ trong ruột, chà sát trên mặt sàn gỗ, khúc này nối kết khúc kia kết thành những sợi tơ dài. Sợi dài được quấn vào suốt và đem nhuộm màu rồi dệt thành vải để làm thành sản phẩm như khăn quàng, nón, y phục. Nhưng giá thành thì cũng hơi cao so với các loại silk vì không biềi bao nhiêu cây sen mới cho được một cuốn chỉ sen.
Công nhân leo cây thốt nốt
Đường Thốt Nốt: khu vực miền quê gần Bagan có nhiều cây thốt nốt nên người dân ở đây đã tận dụng cây thốt nốt để sử dụng trong đời sống như thân cây làm bàn ghế, vách nhà, lá lợp mái, nhiên liệu thay củi. Nước trái thốt nốt thì làm đường cũng giống như người VN. Họ treo hai bình trên cây để hứng nhựa. Cứ buổi sáng thì leo lên lấy nhựa đường xuống để nấu trong 2 giờ, rồi vo thành viên, phơi khô thì thành đường. Người dân ở đây ăn đường thốt nốt  chấm với mè rang cũng do họ trồng lấy. Cũng rất ngon ngọt và béo bùi đó quý vị.
thợ sơn mài với tanaka trên mặt
Sơn Mài: sơn mài Miến Điện sản xuất chính ở Bagan từ thế kỷ 12-13. Nguyên liệu chính là tre và nhựa cây Lacquer hay là cây Thit-si. Tre được chẻ thành những sợi dài bản mỏng để dễ uốn nắn hình dạng sả phẩm như chén, bình, tô...sau đó người ta dùng lông ngựa quấn chung quanh khuôn bằng tre này để giữ hình dạng. Sau đó cho sơn mài phủ lên. Phẩm chất sản phẩm tùy thuộc vào số lớp phủ sơn mài càng nhiều lớp càng tốt. Tôí thiểu cũng phải bảy lớp sơn mài.
Sau khi phủ sơn là làm khô. Một lớp phủ sơn cần khỏan một tuần hay hơn.
Sau khi khô sẽ đến giai đọan rữa. Cứ vậy tiếp tục cho đến lớp sơn mài sau cùng. Rữa là giai đọan quan trọng vì không khéo sẽ làm thay đổi lớp sơn mài.
Sau đó đánh bóng bằng tro của xương bò và trang trí hoa văn với bốn màu chính là đỏ , lục, vàng, xanh.
Chu trình sản xuất gần 6 tháng mới ra thành phẩm.
Ngoài nghề truyền thống, trong đời sống người Miến cũng có nhiều tập tục như đàn ông thì mặc váy dài gọi là longi và phụ nữ thì dùng tanaka như một mỹ phẩm dưỡng da, chống nắng.
Tanaka là một loại cây trồng nhiều ở Bagan. Phụ nữ Miến lấy thân cây này mài với nước lạnh cho một chất sền sệt như cream và thoa lên mặt như dùng sunblock hay moiterizer vậy. Có người còn vẽ thành hình “hoa lá cành” trên má .
Thức Ăn truyền thống: Các món ăn của Miến có vài thứ cũng tương tự VN  như mắm nêm, tôm chấy chà bông. Họ cũng ăn nước mắm và có món bún cá rất giống lẫu mắm VN. Chúng tôi có thử qua một bữa ăn truyền thống của người Shan tại Inle lake với cơm nấu chung  với khoai tây tán nhỏ mà họ giơí thiệu là potato rice gói trong lá chuối. Nhưng đặc biệt nhất phải nói đến món tráng miệng bằng...ớt hiểm xanh . Họ trộn ớt hiểm xanh cắt nhỏ chung với các loại hạt rang như đậu phụng, mè, điều, cheakpea. . Eo ôi, thử vào một chút cay xé lưỡi đó.
Lễ hiến tặng- Đời sống nhà sư
Một đất nước tôn sùng Phật Pháp nên mối người con trai Miến lúc  bảy tuổi đều phải làm lễ nhập môn đi tu tối thiểu bảy ngày trong cuộc đời. Nếu muốn theo con đường học đạo thì tiếp tục vào tu học trong các tu viện.
Cuộc sống của các nhà tu trong ngày chỉ ăn điểm tâm  lúc 5:30 sáng ; sau đó mang bình bát đi khất thực các đường phố rồi đem về tu viện hay chùa. Đến 10:15 sáng ăn trưavới các thức ăn nhận được trong lúc đi khất thực. Nữ tu thì được phép nấu ăn có thể mua thực phẩm tươi về nấu. Còn các vị thầy thì chỉ ăn những gì dân hiến tặng. Sau 12 giờ trưa không được ăn thức gì khác, chỉ được uống nước lã, ngay cả trà cũng không.
Donation ceremony
Hôm chúng tôi đến tu viện Mahagandayon ở gần thành phố Mandalay được mục kích một lễ hiến tặng –donation ceremoney do các nhà hảo tâm tặng thực phẩm trực tiếp cho tu viện, nên hôm đó các vị sư trong chùa không phải i khất thực trên đường. Trong tu viện có hơn 1000 tu sinh sắp hàng dài ôm bình bát để người cúng dường cho cơm vào. Họ đi vào nhà ăn đã có dọn sẵn thức ăn trên bàn. Điều ngạc nhiên là những nhà tu Miến ăn cả cá, thịt, không phải ăn chay thuần tuý như đạo phật thường thấy. Vì họ cho rằng đi khất thực ngoài đường phố ai cho gì ăn đó; nếu dân cho thức ăn mặn thì cũng ăn không chôí từ. Hôm đó trong bếp chúng tôi thấy nấu hơn mấy chục con cá to tướng.
Cho dù cuộc sống lao động vất vả, người Miến vẫn giữ tấm lòng lương thiện và bác ái không tham lam trộm cắp của công dù đứng trước đống vàng. Có lẽ chân lý của Phật đã soi sáng tâm hồn họ khiến cho tâm trí gíác ngộ và điều đó đã được phát ra trên nét mặt luôn rạng nỡ nụ cười làm du khách nhớ mãi không quên.

Xin mời xem tiếp P.III: Miến Điện- Sau giấc ngủ dài