TÂN TÂY LAN- “MÂY IN BÓNG NƯỚC”
Maori, những người đầu tiên đến New Zealand (NZ), gọi vùng đất này là “Aotearoa” có nghiã là “The land of the long white cloud”; quốc gia này nhỏ khoản 2/3 California, nằm ở Nam Bán Cầu cách biệt với hầu hết các quốc gia trên thế giới. NZ bao gồm 2 đảo chính là North Island, South Island và một đảo nhỏ ở phía Nam là Stewat island.
Xin mời các bạn cùng chúng tôi du hành qua các địa điểm chính của đất nước này với Kirra tour khởi đầu là thành phố Christchurch ở South island. Nhưng tiếc thay dư chấn của trận động đất ngày 22 tháng Hai vừa qua tại thành phố này khiến chính phủ không cho phép các tour du lịch ghé lại vì sự an toàn. Do đó những gì chúng tôi thấy được về Christchurch chỉ là phi trường và con đường vành đai với tấm biển “Welcome to the Garden City” với rất nhiều cây xanh dọc hai bên lề.
Chúng tôi được chuyển đến thành phố Methven cách Christchurch 90 km về phía Nam để trú ngụ qua đêm. Ðây là thành phố nhỏ hoạt động về ski trong mùa Ðông. Cuối tháng Ba mùa ski chưa bắt đầu nên thành phố vắng vẻ không có gì hấp dẫn.
Tiếp tục cuộc hành trình xuôi Nam, chúng tôi đến thành phố Dunedin. Lộ trình đi qua hồ Tekapo và Mount Cook. Hồ Tekapo nổi tiếng vì làn nước trong xanh hiếm có. Trước bờ hồ người ta xây một nah2 thờ nhỏ là “Church of Good Shepherd”; bên cạnh là tượng “Sheep Dog” bằng đồng để ghi dấu vai trò quan trọng của thú vật này trong đời sống. Còn Mount Cook là ngọn núi cao nhất NZ (3,764m); Ở đâu có tượng Sir St. Francis Hilary là người NZ đầu tiên chinh phục núi Everest.
DUNEDIN: Thành phố được mệnh danh là “Edinburgh of the South” hay là “Scottish city” vì thành phố này được thành lập bởi những người di dân Tô Cách Lan vào năm 1848, và khởi thủy có tên gọi “New Edinburgh”, sau đó đổi thành Dunedin. Ðến nay người dân ở đây vẫn còn giữ truyền thống của người Tô Cách Lan tiêu biểu là Scottish Haggis Ceremoney. Ðây là buổi lễ để vinh danh thi hào Robbie Burns nổi tiếng trong thi ca Scottish với câu nói bất hủ “Protect your culture, for in losing it, you lose your identity”. Lễ này có âm nhạc, và món ăn Haggis- tức là bao tử cừu nhồi thịt xay và các gia vị rồi hấp chín, ăn với cracker và uống rượu scott wisky. Những người phục vụ mặc y phục truyền thống; đàn ông mặc váy carrô. Mỗi hotel đều tổ chức lễ này để đón du khách. Thật lòng mà nói món ăn này đối với chúng tôi không có gì…đặc sắc; nó hơi giống pate nhưng vị thì kém xa.
Người Scottish còn thiết lập trường đại học đầu tiên của NZ ở thành phố này vào năm 1869 là University of Otago.
Tại Dunedin có nhà máy sản xuất Chocolate với thương hiệu rất nổi tiếng là CADBURY” mà logo có màu tím đặc thù. Tìm hiểu lý do thì được cho biết vào năm 1961 nữ hoàng Anh đã đặt hang cho sinh nhật của bà. Vì nữ hoàng thích màu tím nên nhà máy đã chọn màu tím làm…logo để tỏ lòng tôn kính với bà.
Cadbury chocolate factory ở Dunedin nhập cảng Cocao từ Ghana, Malaysia, đuờng mía từ Úc và chỉ có sữa là nguyên liệu tại địa phương. Nhưng sữa ở vùng Octag-Dunedin có vị đặc trưng nên Cadbury Chocolate rất đặc biệt. Ở đây chúng tôi được thử chocolate bọc chuối. Trong mùa Easter sản xuất và tiêu thụ hơn 40 triệu con thỏ chocolate.
Ở ngoại ô Dunedin còn có con đường dốc nhất thế giới (the world steepest) Balwin street đã được ghi vào sách Guiness. Ở đây cũng có dịch vụ kiếm tiền. Người nào đi có thể đi bộ một vòng lên , xuống hết dốc đường này thì sẽ được cấp một certificate với giá…2 NZD.
Từ Dunedin, xe chúng tôi tiếp tục về miền cận Nam để đến thành phố Queenstown.
QUEENSTOWN- nằm bên bờ hồ Wakatipu do một người Scottland- Sir Rees- khám phá năm 1836 và sau đó bán lại cho chính phủ với gia 10 ngàn bảng anh. Thành phố này mới được phục hồi từ thập niên 1970’s và nhanh chóng được mệnh danh là “Adventure Capital”- một trung tâm các trò chơi mạo hiểm của NZ như Rafting, Hiking, Shotover Jet boat ở Skipper Canyon…Ðặc biệt đây là nơi phát sinh ra trò chơi Bungy Jumping cao 134m. Chỉ 2 phút thôi là tiêu tốn 180 NZD.
Sau một ngày mệt mỏi với các trò chơi, xin mời du khách nghỉ chân tại Skyline Restaurant ở trên đỉnh núi. Muốn lên nhà hang phải đi bằng Gondola và cũng là dịp để ngắm toàn cảnh Queenstown bên bờ hồ vào lúc hoàng hôn với rang chiều in trên đỉnh núi. Muốn dung bữa tại đây xin book trước. Thức ăn buffet đầy đủ Âu, Á và có món thịt heo kho rất giống với VN.
Cách Queenstown khoản 40 km có Arrowtown là di tích của những người Trung Hoa di dân trong thời kỳ tìm vàng (Gold Rush). Hiện nay thành phố vẫn còn giữ lai những di tích thời đó.
Một trong những điểm thu hút du khách của South island nữa đó là đi thuyền trong vịnh Milford Sound. Ðuờng đi phải qua hầm Homer; đây là đường hầm dốc 1000 feet, chỉ có một chiều xe chạy. Cứ 15 phút thì đổi chiều cho xe vào hoặc ra khỏi đuờng hầm. Qua khỏi Homer tunnel sẽ vào Cleddau Canyon với con đuờng đeo khúc khuỷ, quanh co rất ngoạn mục. Du khách càng thích thú với dòng nước “Monkey Creek” được coi như là “cải lão hoàn đồng” vì người ta cho rằng uống nước của dòng suối này ngũ một đêm sáng thức dậy thì các nếp nhăn trên mặt sẽ biến mất. Ðoàn chúng tôi hầu hết là các ông bà retirees Úc, ai cũng háo hức đem chailấy nước suối dù trời rất lạnh và có mưa phùn. Bản thân chúng tôi cũng uống thử thì cảm nhận nước rất ngọt. Nhưng còn da mặt có hiệu quả gì thì tùy các bạn…thẩm định.
Nếu so sánh thì Norway Fjord hùng vĩ và đẹp hơn ở đây, nhưng con đuờng dẫn đến thì mới đáng “đồng tiền bát gạo” xứng danh là “adventure”.
Rời Queenstown, chúng tôi đi ngược về lại hướng Bắc để qua North Island, nhưng con đuờng từ Queenstown đến Picton nơi có bến ferry phải ghé lại nghỉ đêm ở các thành phố nhỏ là Fox Glacier với các lớp tuyết không bao giờ tan; thành phố Greymouth với Shantytown của thời tìm vàng thập niên 1860’s, và thành phố Blenheim nổi tiếng kỹ nghệ rượu nho.
Interisland ferry hoặc máy bay là phương tiện nối liền hai bờ đất nước NZ. Ði ferry tốn 3 giờ và khởi hành mội đầu giờ. Chuyến đẩu tiên trong ngày southbound từ Wellington là 2 giờ sáng; Northbound từ Picton là 5 AM.
Ferry như một cruise du lịch, có sức chứa hơn 1,000 hành khách và hơn 300 xe. Trên tàu có phòng VIP, có nơi gọi là “working place” để nối với internet, có phòng chiếu phim, có cafeteria. Lại thêm một ngày thời tiết…không mấy đẹp với những con sóng cao làm tàu lắc lư. Nước tràn cả boong tàu. Nhân viên trên tàuvộiđem đến cho mỗi hành khách mộtly nhỏ đá cục để ngậm cho khỏi say sóng và ói. Trải qua cảnh này chúng tôi thấy rất cảm phục những “boat people” của Việt Nam đã có thể chịu đựng trên con thuyền mong manh để đi tìm chân trời tự do.
Ferry cập bến ở cảng Wellington và đây củng là thủ đô của NZ.
WELLINGTON: được mệnh danh là “City of the Wind”-W-W, gió ơi là gió hơn cả San Francisco.
Nguyên thủy NZ có thủ đô là Auckland nhưng từ năm 1865 đã chọn Wellington làm thủ đô, nhưng Auckland vẫn dẫn đầu về tài chánh, kinh tế. Ðây là thành phố có nhiều đối rất giống cấu trúc của San Francisco.
Wellington có rất nhiều cable car để di chuyển lên xuống. Các nhà giàu ở trên đồi gần bờ biển tự thiết kế xây cable car cho riêng nhà mình để thuận tiện trong di chuyển. Lâu nhất là Wellington Cable Car. Tiền thân của nó chỉ là xe tram từ năm 1902. Theo thời gian xe được ải tiến theo khoa học tiến bộ thay thế máy hơi nước thành động cơ nhập cảng từ Thuỵ Sĩ.
Ðến tại thủ đô thì không thể bỏ qua “The Beehive” tức lả Hourse of Parliament nơi làm việc của quốc hội và văn phòng chính phủ. Vì NZ nằm trong khối của United Kingdom của Anh nên không có tổng thống mà có đại diện của Nữ hoàng Anh gọi là “Government General”- vị này do Thủ Tường đề cử và Nữ Hoàng phê chuẩn nhiệm kỳ 5 năm. NZ chỉ có một “house of representative” do dân bầu nhiệm kỳ 3 năm. Ðảng có nhiều số dân biểu sẽ chọn người làm Thủ Tướng.
Xe city tour có đưa du khách đi qua nơi ở của Thủ Tướng, hay Premier House ở số 260 Tinakori Road; một căn nhà gỗ xám xanh bình thường trên đồi được xây từ năm 1843 và đuợc remodeling theo thời gian. Ðến 1935 thì chuyển thành bệnh viện. Mãi đến thập niên 1990’s mới trở về lại dinh thủ tướng cho đến bây giờ. Không biết bên trong ra sao nhưng ngoại cảnh không có gì biểu tượng cho “dinh thự” của một vị “tai to”. Còn thua rất xa các căn nhà đại gia VN.
Tiếp tục “bắc tiến” chúng tôi đến Rotorua cách Wellington khoản 6 giờ lái xe.
ROTORUA: Center of Maori Culture & Thermal Reserve- Thành phố nằm bên bờ hồ Rotorua. Ðây là trung tâm văn hoá nghệ thuật của thổ dân Maori. Rotorua cũng nổi tiếng với các nguồn suối phun nước khoáng nóng (geysers) vì thế khi đến đây chúng ta ngửi thấy mùi lưu huỳnh khắp nơi trong không khí. Vào buổi sáng trên mặt hồ đầy khói sương phủ như chốn “bồng lai”. Pohutu geyser là một suối phun tieu biểu; cứ 35 phút thì phun một lần cao khoản 30 mét và kéo dài 10 phút. Chung quanh geyser tạo ra 1 hồ bùn nóng 95 độ C, sủi bọt mà người Châu Âu gọi là “Frog Pool”. Các suối khoáng và bùn nóng này có nhiều hoá chất đã được bệnh viện Queens Elizabeth Rotorua dung để trị cho các bệnh nhân đau khớp, phong thấp và cơ bắp.
Dĩ nhiên kỹ nghệ mỹ phẩm cũng ứng dụng để làm các sản phẩm dưỡng da.
Ở gần Pohutu geyser có những lớp đá luôn ấm cho dù thời tiết zero độ . Những lớp đá này có công dụng làm giảm chứng đau lưng. Xin du khách thoải mái nẳm nhé. Woh, sau khi đi bộ nhiều và thời tiết ở 9-10 độ C, hãy ngã lưng xuống đây thì ấm áp làm sao!!!
Nhưng còn chưa hết đâu, để tái tạo sinh lực cho một cuộc du hành đường dài,du khách không thể bỏ qua hot spring bath- tắm nước suối nóng. Ở Rotorua có hai điểm nổi tiếng là Blue Bath và Polynesian Spa. Vì chúng tôi ngụ tại Sudima hotel rất gần với Polynesian Spa nên chọn nơi này, chỉ mất 5 phút đi bộ.
Polynesian Spa được liệt kê là 1 trong top 10 Spa của thế giới. Năm 1878 Ðức cha Mahoney tình cờ khám phá ra nước suối nóng ở nơi đây giúp ông trị đuợc bệnh thấp khớp nên ông thành lập hồ bơi này. Ngày nay cái hồ nguyên thủy đó đươc gọi là “Priest Pool” chỉ để làm… cảnh”. Cơ sở này đã phát triễn với 7 hồ bơi công cộng có độ nóng và độ hoá chất khác nhau, vì thế chúng ta nên tắm cả 7 hồ. Ngoài ra còn có hồ riêng cho gia đình, cho couple tùy ý chọn lựa.
Cũng như ở miền Nam có Haggis Ceremoney, ở Rotorua du khách sẽ được thưởng thức Maori Hangi (meal): bữa ăn của người Maori có cả ca vũ nhạc truyền thống. Hangi là thức ăn được nấu trong những lò chôn dưới đất theo phong tục của người Maori. Họ có cả thịt heo quay. Không cần đi xa đến tận NZ,các bạn có thể đến Polynesian Cultural Center ở Hawaii- USA thì cũng có hangi này. Và xin thưa rằng ở Hawaii món ăn còn ngon và phong phú hơn Rotorua (không phải chúng tôi favor xứ cờ hoa đâu).
Ngưòi Maori còn có phong tục chào nhau bằng…lỗ mũi; không biết hai người mũi…tẹt thì làm sao???
Rời Rotorua chúng tôi đi về Auckland ở miền Bắc của North island và trên lộ trình này không thể bỏ qua Glowworm Cave ở thị trấn Waitomo. Mỗi đầu giờ đều có tour cho du khách với sự hướng dẫn của tour guide người gốc Maori.
Waitomo có nghĩa là “water entering a hole in the ground”; Ðây là hang động đá vôi bị xoi mòng từ hang chục triệu năm. Hang động dài khoản 1.5 km, ở sâu dưới 40 mét, đã đuợc ngưòi Maori khám phá từ lâu. Nhưng mãi cho đến 1889 sau khi một người thám hiểm Anh đến đây thì nó mới đuợc mở cho công chúng. Trong hang động có 3 tầng : The Banquet Chamber, Pipe organ và Catheral. Ðiểm đặc biệt của động này là có dòng song trong lòng đất và trên trần của hang động thì vô số con glowworm sinh sống bám vào. Du khách vào đây không đuợc chụp hình, quay phim.
Từ trong lòng đất du khách được đưa lên thuyền để di chuyển trong bóng tối mờ ảo; thuyền đi trên dòng nước và ngước nhìn lên trần lấp lánh ánh sáng huỳnh quang yếu ớt. Ðó là ánh mắt của glowworm tạo nên như những vì sao trên bầutrời. Không gian tĩnh mịch, thỉnh thoảng một giọt nước nhỏ xuống cũng âm vang. Một cảnh rất đặc biệt chỉ có ở Waitomo!
Chúng tôi ngồi thuyền mà tự hỏi tối thế này làm sao tour guide thấy đường mà chèo lỡ nó lật thì sao? Nên trong lòng cũng có chút…sợ hãi. Thì ra người ta phải giăng một sợi dây cáp dọc dòng sông để tour guide nắm theo sợi dây đó mà hướng dẫn thuyền đi cho dung hướng.
Từ Waitomo chỉ hơn 2 giờ lái xe thì chúng tôi đến Auckland, điểm dừng chân cuối cùng của chuyến đi.
AUCKLAND-“City of the Sails”, như các bạn biết NZ là đảo nên “tứ bề” là biển và Auckland là nơi lý tưởng cho các hoạt động bơi thuyền buồm. Ngay tại phi trường Auckland cũng thiết kế những “cánh buồm chuyển bến” . Thành phố có 102 bãi biển trong vòng 1 giờ lái xe, và có gần 70 ngàn thuyền buồm, du thuyền; chiếm tỉ lệ bình quân đầu người về thuyền buồm cao nhất thế giới.
Từ thời nguyên thủy, Auckland là thủ đô của NZ, sau mới dời về Welling. Nhưng ngày nay Auckland vẫn là thành phố lớn nhất NZ với khoản 1.7 triệu dân trên tổng số 4.3 triệu của toàn NZ.
Auckland có Skytower cao 328 m là toà nhà cao thứ 2 ở Nam Bán Cầu (sau tháp đôi ở Malaysia). Skytower nằm ngay trung tâm thành phố nên không một du khách nào ghé chân đến đây mà bỏ qua.
Queen Street là con đường chính của Auckland nằm gần Skytower; trên đường này là trung tâm shopping,dịch vụ phục vụ du khách; có các “international food courts” với giá cả không quá cao nếuso với nhà hang.
Ðặc biệt thành phố Auckland cung cấp dịch vụ xe bus “City Circuit”…free. Xe chạy trong một loop qua các điểm chính trong khu trung tâm thành phố khởi hành từ Skytower; cứ mỗi 10 phút có một chuyến; mỗi chuyến hết gần 1 giờ. Xe bus này chỉ phục vụ từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều (April-September); mùa Hè kéo dài thêm 1 tiếng.
Nếu muốn đi xa hơn khu trung tâm, thi du khách có thể dung “green bus” giá chỉ 1.8 NZD cho 1 lần đi; xe này chạy đến 9 giờ tối và cũng khởi hành tại Skytower.
Vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ thăm viếng một phần của Auckland và phải giã từ nơi đây. Xin hẹn với “City of the Sails” vào một dịp khác nhé!
NEW ZEALAND- Pure Kiwi
Các bạn có biếg loài chim nào không có cánh, không có đuôi, không biết bay và chỉ hoạt động vào ban đêm? Xin thưa đó là chim Kiwi- một loài chim chỉ tìm thấy ở NZ. Nó được coi như là biểu tượng của NZ, càng ngày càng trở nên hiếm. Chim Kiwi chỉ sinh hoạt vào ban đêm nên thị giác rất yếu. Chúng ta rất khó tìm thấy chim Kiwi trong đời sống nếu không muốn đến các “Kiwi house” đuợc thiết lập trong những bird parks ở các thành phố lớn mà chúng tôi đã kể đến trong những phần trước.
Kiwi được nuôi trong những căn nhà có điều kiện giống như rừng thiên nhiên lúc trời tối để bảo vệ thị giác Kiwi. Vào đây không đươc chụp hình, quay phim. (ghi chú: những hình post ở đây là chụp lại từ phòng trưng bày hình ảnh).
Kiwi có mỏ dài, nhọn, lông màu nâu đen trông giống …con gà, có con như gà tây có thể chạy nhanh. Chim nặng trung bình từ 2.5- 3.5 kg; chim ăn các loại côn trùng.
Chu kỳ sinh sản của Kiwi bao gồm khi chim mái đến tuổi dậy thì (thông thường 5 năm) và chim trống 3 năm thì hai bên tìm gặp nhau để gây giống. Chim mái mang trứng trong vòng 30 ngày thì sanh. Trứng có thể nặng 1lb và được ấp 80 ngày thì nở thành chim con. Thời gian trứng nở là 5 ngày. Tỉ lệ từ trứng nở thành chim con rất thấp. Cứ 80 cái trứng thì chỉ được 6 con chim con sống sót.
Theo tài liệu thống kê thì hiện nay có 70,000 chim Kiwi và mỗi năm giảm khoản 5.8%; như vậy chỉ trong vòng khỏan 2 thập niên là giống chim này có thể tuyệt chủng?? Bởi vậy đi đến đâu cũng thây logo “Saving our Kiwi”.
NZ còn có trái Kiwi (Kiwi fruit)
Cây kiwi đầu tiên được trồng ở NZ vào năm 1918 tại thị trấn Te Puke và có tên gọi “chinese gooseberry” vì nó được nhập từ China. Mãi đến thập niên 1930’s, nhà trồng trọt Jim McLoughlin” mới giới thiệu kiwi fruit rộng rãi ra thị trường nội đại, và đến 1960’s thì thâm nhập thế giới. Trái kiwi trữ lạnh trong 6 tháng vẫn còn giữ nguyên chất lượng. Ðến 1998 NZ lai giống giới thiệu một loại kiwi ruột vàng là “Zespri Gold”. Trái này dài hơn (một chút), vỏ ít lông và vị đặc biệt rất ngọt dù khi trái đang sống hơn hẳn kiwi màu xanh lục mà chúng ta thường thấy ở khắp nơi.
Sheep Sheering- (Cắt lông cừu)
Với dân số chỉ 4.3 triệu nhưng NZ có gần 43 triệu con cừu lớn bé. Ði khắp Nam, Bắc đều thấy các con cừu nhỡn nhơ ăn cỏ trên các cánh đồng xanh từ bình minh cho đến hoàng hôn; dưới bầu trời mưa lạnh, hay nắng ấm với gió heo may. Một cảnh sắc thanh bình yên ả xoa dịu tâm hồn cho dù đất nước này chịu đựng rất nhiều lần…động đất.
Cừu có nhiều công dụng cho lông làm y phục ấm, và cung cấp thịt rất dinh dưỡng. Một con cừu 1 năm tuổi có giá trung bình chỉ 100 NZD.
Vì nhiều cừu nên việc cắt lông cừu cũng trở thành một nghề cần thiết và thông dụng. Mỗi năm đều có cuộc thi cắt lông cừu (sheep sheering festival). Kỷ lục thế giới hiện nay là 781 con/ 9 giờ làm việc, hay trung bình 45 giâu/con. Một con cừu trung bình cho 7-9 lbs lông. Các sản phẩm làm từ lông cừu rất ấm và nhẹ.
Mỗi năm con cừu bị cắt lông hai lần (ở miền Bắc), và 1 lần ở miền Nam vì ở đó lạnh hơn; đồng thời khi cắt người ta cũng chừa lại phần lông ở bụng con cừu cho ấm.
Sau khi con cừu bị cắt lông chỉ còn trơ “da bọc xương” thấy rất tội nghiệp!
Phim ảnh NZ- “Lord of the Rings”
Chắc các bạn không xa lạ gì vời phim “Lord of the Rings” của đạo diễn Peter Jackson. Ông là người NZ sinh năm 1961 và đã đoạt nhiều giải thưởng trong sự nghiệp điện ảnh mà đáng kể nhất là “Lord of the Ring”. Nhờ phim này mà các tour du lịch NZ cũng phát đạt thêm vì họ tổ chức các tour đi xem các nơi quay phim này. Thí dụ như ở Valley of the King gần Queenstown. Muốn đến đây phải đi bằng xe nhỏ tối đa 12 chỗ ngồi vì phải đi vào đuờng mòn.
Hoặc là ở Wellington có Weta Cave- một mini museum- nơi trưng bày tất cả sản phẩm liên quan đến “Lord of the Rings”.
NZ và Kỹ nghệ rượu nho
Với thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng nho, kỹ nghệ rượu nho NZ nhanh chóng có tiếng vang trên thế giới. Vùng Wairau Valley – South island là nơi sản xuất rượu nho lớn nhất NZ, và tiêu biểu là Montana Winery rất nổi tiếng với loại Sauvignon Blanc từ đầu thập niên 1970’s.
Tại Montana Winery nho đuợc trồng từ tháng 10 đến tháng tư năm sau thì thu hoạch. Nho hái xong từ cánh đồng được đem thẳng vào máy xay nghiền nhuyễn để thành juice. Người ta không rữa nho trước khi xay để giữ mùi và các men sinh vật thiên nhiên. Quá trình xay sẽ lọc bỏ các cọng lá bám theo trái nho.
Nước juice này sẽ đuợc cho lên men; Thời tian và điều kiện lên men thay đổi tùytheo sản phẩm muốn sản xuất; chẳng hạn Pinot Noir cần lên men 6 tuần ở 30 độ C. hoặc sauvignon blanc lên men 3 tháng ở 12 độ C. Khi lên men phải cho một lớp sulfit để tránh bị oxid hoá.
Mỗi ngày phải kiểmtra nhiệt độ 2 lần vì nhiệt độ thay đổi sẽ làm hư sản phẩm. Sauk hi lên men phải ủ ruợu trong những barrel bằng gỗ sồi tối thiểu 6 tháng. Với các loại sparkling wine thì phải đóng chai rối mới ủ để giữ khí gas trong chai.
Hiện nay Montana wine xuất cảng sang thị trường USA dưới tên thương mại là Brancott vì để tránh trùng tên với Montana của Hoa Kỳ.
Hôm chúng tôi đến viếng hãng rượu này, người ta có thử sản phẩm; chúng tôi không uống rượu thì họ cho thử…nguyên liệu là trái nho tươi, vừa xanh, vừa đỏ. Nho nào cũng rất ngọt, ngon vô cùng. đặc biệt nho ở đây là organic.
NZ- ÐỜI SỐNG
Mirror Lake |
Hồ nhiều cũng mang đến cho NZ lợi thế về thuỷ điện. Những trạm thuỷ điện ở vùng Waitakie-McKenzie- (South island) cung cấp phần lớn điện tiêu thụ cho NZ, nen gia điện rất rẽ. Thủy điện được ứng dụng từ 1904 và tiếp tục phát triễn cải tiến rất nhiều. Benmore là đập thủy điện nổi tiếng và lớn nhất ở gần khu vực hồ Tekapo. Ðể điều tiết mực nước, người ta đào một con kênh dài 58 kmTrên kênh này có đoạn làm hồ nuôi cá salmon. Ai thích câu thì mua giấp phép 50 NZD.
NZ chủ yếu vào nông , lâm, ngư nghiệp nên họ bảo vệ môi trường rất kỹ. Du khách có thể thấy ngay khi đến phi trường; Ở phi trường có bioinspection để kiểm tra tất cả hành lý và nghiêm cấm mang vào bất kỳ thực phẩm gì; phải nói là còn khó hơn ở USA. Ngay cả đôi giày thể thao cũng bị “hỏi thăm sức khoẻ”.
NZ không có đất canh tác mà chỉ có đất rừng. Họ khai phá rừng để lấy đất làm canh nông. Lâm nghiệp chiếm khoản 24% GDP xuất khẩu qua Úc, Japan, China…
Nhưng nguồn thu nhập quan trọng hơn đó chính là du lịch. Ông tour guide nói “our income is…you!” mỗi năm du khách đóng góp đến25% GDP cho NZ bởi vậy ông bộ trưởng bộ du lịch rất có “uy” với chính phủ. Ðổi lại du khách cũng đuợc săn sóc chu đáo. Nếu trong thời gian du hành tại NZ mà du khách bị tai nạn gì thì được chính phủ chữa trị miễn phí. Các tour agencies cũng rất giữ chử tín; Ðiển hình là sau trận động đất ở Christchurch cuối tháng hai các tour rất ít người tham dự nhưng họ không hủy tour mà vẫn tiếp tục dù chỉ…13 người trên một chiếc xe coach 50 chỗ ngồi.
NZ không có metro nhưng có hệ thống intercity bus nối liền các thành phố và hệ thống hỏa xa cho riêng hai đảo. Trong các thành phố lớn nhỏ đều có xe bus chuyên chở công cộng rất hiệu quả.
Dân chúng được chăm sóc y tế và giáo dục hết trung học; Single mother với một người con đươc trợ cấp khoản 2,000 NZD/ tháng. Vì vậy có nhiều couple ở với nhau có con nhưng không làm giấy kết hôn để lãnh tiền trợ cấp.
Ðể có được những phúc lợi đó người dân NZ phả đóng thuế thu nhập là 24%/ năm cho income dưới 48 ngàn. Thu nhập 48 ngàn trở lên đóng 36%. Mỗi người đi làm thì chủ nhân tính thuế và trừ thẳng vào lương; vợ chồng cũng tính thuế riêng; cuối năm không cần khai thuế như ở USA. Mỗi người dân có một con số IRD của sở thuế cung cấp để theo dõi hồ sơ của mình. Hết năm sở thuế thấy IRD suốt năm không có nộp xu nào thì sẽ gởi giấy về hỏi. Ðối với cơ sở buôn bán nhỏ, sở thuế cũng làm như vậy.
Khi chúng tôi nói làm 48 ngàn mà phải đóng 36% là thuế cao quá thì ông tour guide nói “not many people earn that amount”.
Giá cả trong cuộc sống mắc hơn USA nhưng thu nhập trung bình thì…ít hơn. IT ra trường lương khoản 35 ngàn/ năm. Một tiến sĩ giáo sư lương cũng khoản 60-70 ngàn/năm. Thuế đánh trên tất cả các mặt hang kể cả thực phẩm là 12.5% (cộng luôn trong giá thành). Mức lương tối thiểu là 13 NZD/giờ. Tuy nhiên NZ không có thói lệ cho “tip” như ở USA.
Trong vấn đề tiền tệ, NZ không còn xử dụng loại 1 cent. Khi tổng số tiền lẽ dưới 5 cents thì tính tròn zero, trên 5 cents thì tính tròn 10 cents. Còn lẽ dung 5 cents thì tùy các business . Nhưng thông thường để “vừa lòng khách đi” các tiệm cũng tính xuống. Trên hóa đơn máy tính tiền có ghi rõ dòng “rounding off” đầy đủ.
T ản Mạn đôi điều
NZ- Người Việt Tị Nạn
Hiện nay công đồng Việt Nam ở NZ c ó khoản 2,000 người tập trung ở phiá Nam thành phố Auckland . Trong chuyến đi này chúng tôi đã được gặp lai người bạn xa cách hơn 20 năm kể từ khi bạn ấy vuợt biên năm 1989. Gặp gỡ nhau ngắn ngủi tại Auckland và được chị kể lại cuộc đời trong khoản thời gian xa cách.
Vì đến Palawan- Phi vào thời điểm 1989 lúc các trại tị nạn bắt đầu đóng cửa, chị đã gặp rất nhiều khó khăn trong v ệc đi định cư t ại nư ớc thứ ba. Chị đã tình nguyện hoạt động hăng say làm việc cho Cao Ủy Tị Nạn của trại; mãi cho đến năm 1995 mới được chính phủ NZ cho định cư. Lúc đó chị đã lậpgia d ính v ới m ột thanh niên “đồng hội đồng thuyền” và đã sinh 1 cháu trai được hơn một năm.
Vợ, chồng, con nhỏ bắt đầu xây dựng cuộc sống ờ Auckand. Chính phủ cho ở nhà thuê giá rẽ. Chồng học lấy chứng chỉ về cơ khí trong một năm để đi làm nuôi sống gia đình. Vợ vì còn săn sóc con nhỏ nên chưa thể đi làm. Ðến năm 2000, con vào mẫu giáo, người mẹ (đã tốt nghiệp đại học Bách Khoa bên SG) muốn trở lại trường để hoàn thiện kiến thức . Ðược chồng hết lòng ủng hộ, trong 8 năm miệt mài học tập, nghiên cứu, năm 2008 người vợ đã hoàn tất học vị tiến sĩ (Ph.D.) về Food Science v à Engineering với đề án “Sấy Chân Không Potato Chips-ngăn ngừa chất phát sinh ung thư” tại đại học Auckland. Khi tốt nghiệp chị đã được báo và TV địa phương phỏng vấn và coi như đây là tiêu b ểu cho mộ t tấm gương thành c ông về học vấn của ngưòi Việt tịn nạn tại NZ. Cũng không quá đáng khi chị được xem là một trong những người phụ nữ VN hiếm hoi đạt học vị tiến sĩ.
Nhưng thưa các bạn, chúng tôi ghi lại câu chuyện này vì thấy rằng NZ không c ó nhiều cơ hội cho nguời di dân như ở Hoa K ỳ. Một công trình nghiên cứu rất ứng dụng và thực tiễn nhưng đành phải xếp vào …thư viện của trường. Không có một công ty nào biết đến cũng như không có nhà đầu tư nào bỏ vốn để biến l ý thuyết thành sản phẩm thực t cho ngư i tiêu thụ. và chị bạn của chúng tôi vẫn còn chưa có đất để…dụng võ. Tiếc thay!
Và khi tiếp xúc với người NZ chính gốc thì trong tư tưỏng họ không thích có nhiều di dân trên đất nước này vì họ cho rằng các phúc lợi xã hội sẽ bị chia bớt. Có ngườ I nói với chúng tôi “chỉ muốn dân số khoản 2.5 tri ệu là … đ ủ”.
Rất may là không phải các nước trên thế giới có cùng ý nghĩ này! Chúng tôi xin kết thúc ký sự ở đây với một câu kết luận không liên quan gì đến NZ – Xin cảm tạ thượng đế đã cho một quốc gia the United States Of America tồn tại trên thê gíới!
C ám ơn các bạn đã theo dõi
San Francisco Easter 2011