Sunday, January 27, 2019

DU LICH THE GIOI- INDIA


ĐƯỜNG VỀ ĐẤT PHẬT (The Buddha Trail)

Cuôc hành trình theo dấu chân Phật của chúng tôi khởi đi từ San Francisco cũng rất là gian nan để thấy có cảm tưởng mình cũng giống Tam Tạng đi thỉnh kinh vậy.
Những người có US Passport phải có Visa mới vào Ấn. Chúng tôi đã đến Toà Lãnh Sự Ấn ở SF để xin Visa và đã được cấp phát trong cùng ng ày - sáng nộp hồ sơ và 40 USD, chiều ghé qua lấy Visa, bước này thì rất tiện; Vì tại SF có rất nhiều toà lãnh sự các nước nên cũng giúp cho cái mộng “hải hồ” c ủa chúng một phần nào đó.
Ở SF có hai ngã  dến Ấn, một là theo đường bay qua châu Á, ghé Hồng Kông, Singapore; hoặc là đi đường Châu âu qua NY, rồi Hoà Lan và vào Delhi. Hai ngã đều có khoản thời gian gần bằng nhau. Chúng tôi đã chọn ngã Châu Âu với hãng Delta airline.
Để thích hợp với thời gian chúng tôi một nhóm 5 người đ ã tự mình soạn một chương trình riêng (customized) và nhờ hãng lữ hành bên Delhi- Culture Holidays sắp đặt mọi việc bên Ấn.
Đến phi trường New Delhi đã khuya và về đến hotel thì gần 12 giờ sáng . Chúng tôi ngụ tại khách sạn Connaught gần khu shopping. Chỉ ngũ được mấy tíêng là đã sáng và bắt đầu chuyến hành hương tìm về đất Phật..

Ngày đầu tiên chúng tôi đã đi Jaipur, thăm Pink city- thành phố sơn toàn màu hồng; Rồi tiếp theo là  đi Agar thăm Agar fort viếng Taj Mahal
Taj Mahal là ngôi mô của Vua Shah Jahan xây cho hoàng hậu vào thế kỷ 16, phải cần hơn 20,000   và ngày nay là một kỳ quan. Taj Mahal làm bằng cẩm thạch màu trắng nên phản chiếu dưới ánh sáng cho dù mặt trời hay mặt trăng. Vào thăm viếng ngôi đền không được mang giày d ép. Hướng dẫn viên của chúng tôi đã cung cấp cho mỗi người một cặp nylon để mang ra ngoài đôi giày của mình khỏi phải cởi giày ra cho tiện. Bên trong ngôi đền chỉ có một ngôi mộ hoàng hậu ở chính giữa, còn mộ của vua thì ở một góc không đối xứng.


nhân công và 22 năm mới hoàn thành; một kiến trúc được hình thành do một tình yêu thương sâu sắc
Cảnh trí chung quanh là vườn cây và hồ nước được thiết kế coi như vườn địa đàng để linh hồn hoàng hậu được an nghỉ.
Đây là điểm đến không những của du khách mà còn của hơn một tỉ người Ấn ở khắp nơi trên toàn lãnh thổ. Vấn đề an ninh cũng rất nghiêm ngặt.

Sau một ng ày ở Agar đến tối chúng tôi được đưa đến trạm xe lữa để đi chuyến tàu đêm về Varanasi. Trời, cái gian nan xuất hiện từ đây. Nói là xe lữa du lịch, có gi ường nằm nhưng quá đông đúc ồn ào. Nhóm chúng tôi 5 người  bao trọn một phần wagon 6 chỗ nằm (một bên 3 tầng nằm). Phía bên đối diện là 3ầng giừong của khách Ấn. Hướng dẫn viên chỉ đưa chúng tôi lên toa tàu mà thôi chứ không đi theo suốt đêm trên tàu. Đến 9 giờ sáng thì đến Varanasi ở đó có người đón nhưng cảnh bát nháo tại trạm xe lữa cũng làm chúng tôi…kinh hãi. Một đám đông thanh niên chen lấn dành nhau để khiên hành ly. Nhưng công ty du lịch Cultural Holidays đã chọn người khuân vác. Nếu mà không có hướng dẫn viên thì du khách rất dễ bị lừa gạt ở mấy điểm công cộng này.

VARANASI: SARNATH: Nơi Thiền đầu tiên của Phật
Chúng tôi về nghĩ ở khách sạn Radison, ăn trưa xong là tiến hành đi thăm Vườn lộc Uyển (deer park) ở Sarnath nơi Đức Phật lần đầu tiên thiền đinh. Không gian bên trong và bên ngoài vườn Lôc Uyển rất tương phản; ngoài cửa thì rất nhiều người hành khất chèo kéo xin xỏ du khách, nhưng bước qua cổng vườn thì tĩnh mịch, yên lành đúng là một nơi để thiền định. Tuy nhiên cái không khí xô bồ trước cổng đã đánh mất đi rất nhiều giá trị tu dưỡng của cảnh vật. Mà sau này trong suốt con đường của Phật nơi nào cũng hai cảnh trái ngược giống như ở Lộc Uyển.
Khoản 6 giờ chiều thì chúng tôi được hướng dẫn đi bộ ra bờ sông Hằng (Gang River) để đi thuyền trên sông đến coi chỗ hoả thiêu, rồi  tối đến thì coi các màn ca múa tế lễ. Người theo Ấn giáo tin tưởng chết là thiêu và tro cốt rãi trên sông Hằng thì sẽ tốt. Chỉ có người khá giả mới có đủ khả năng đem xác chết thân nhân đến làm lễ hỏa tang ở ngay tại lò bên bờ sông Hằng ở Varanasi, còn người nghèo và ở xa thì hỏa táng tại chỗ và chỉ đem tro cốt về rãi trên sông Hằng. Không biết thiêng liêng thế nào nhưng chúng tôi khi đi thuyền đến gần thì cảm thấy khó thở vì hít phải cái không khí có quá nhiều thán khí đốt người chết, rồi tưởng tượng cái lòng sông đó là nơi tích lũy hàng trăm triệu tro cốt người Ấn thì cũng hơi…ớn lạnh.
Trên bờ sông Hằng có rất nhiều trẻ em bán các đèn hoa để du khách mua thả trôi trên sông như là cầu nguyện; người ta cũng ra bờ sông tắm bằng cách múc nước dội từ đầu để làm phép vì tin tưởng đó là nước thánh (cũng tương tự như ở sông Jordan bên Israel)

BODHGAYA: (Bồ Đề Đạo Tràng): Nơi Phật Thích Ca Đắc Đạo
Rời Varanasi chúng tôi tiến về Bodhgaya đê đến cội BỒ ĐỀ (Bodhi tree) nơi Phật tu thành chánh quả.nườm nượp qua lại.
Ngày nay để bảo vệ gốc cây bồ đề này đã được rào cản chung quanh không cho người tiến gần khoản 10 mét. Du khách đên chiêm bái vẫn cố gắng chen vào. Dưới tang cây có rất nhiều người tây phương nam, nữ ngồi thiền mặc cho du khách đông


Bên hông  tường  phía phải của chùa có một vị trí mà người ta đồn là nếu mình nhắm mắt lại bước khoản 5 mét đến thẳng tay đụng được bức tường này thì mọi sự cầu nguyện của mình sẽ được linh ứng??? đúng sai chúng tôi không có gì để kiểm chứng chỉ xin ghi lại vì thấy có rất nhiều người thử làm nhưng không ai bước thẳng đến đúng (vì nhắm mắt mà đi nên đi lệch hướng hết trơn).
Ở kế cận vùng này có chùa Việt Nam cung cấp dịch vụ ăn ở như loại bed & breakfast cho các người Việt đi hành hương. Chúng tôi đã gặp rất nhiều đồng hương từ khắp nơi Âu Á .
Ở thành phố này chúng tôi cũng đã thăm di tích trường đại học Nalanda la trường của thời Ấn xưa.

KUSHINAGAR: Nơi Phật Nhập Niết Bàn.
Từ Bodhgaya chúng tôi phải qua  Vaishli là nơi Đức Phật thiền định cuối cùng trong đời , sau đó phải nghỉ đêm tại Patna  mới đến được Kushinagar là nơi Đức Phật từ giã cõi đời về cõi Niết Bàn. Ở đây có xá lợi của Phật và có một tượng Phật nằm rất lớn..

LUMBINI- Nơi Phật đản sanh
Lumbini nằm trên lãnh thổ xứ Nepal, chúng tôi phải “vượt biên” để đến đó. Từ hồi còn bé chúng tôi được nghe kể về huyền thoại bà hoàng hậu “Ma Da” sinh ra  thái tử Siddhartha ( tức Đức Phật) dưới tàng cây “Vô Ưu” tại Lâm Tì Ni (Lumbini); 


bây giờ mới được tận mắt nhìn để biết rằng không phải như vậy. Nhưng khung cảnh chung quanh nơi Đức Phật được sinh ra cũng có một cây bồ đề rất lớn ở cạnh một hồ nước nhân tạo. Như thế  cái hồ này không phải đã được có từ cách đây hơn 2000 năm. Ngày nay Lumbini đã được  Unesco coi là World Heritage.
Tại vùng Lumbini cũng có chùa của người Việt Nam do thầy Huyền Diệu chủ trì, và có cả Cô Nhi Viện Kim Sơn.

Sau một ngày ở Lumbini chúng tôi quay về lại Ấn và ghé qua Sravasti  thăm viếng Saheth nơi được tuyền tụng có rất nhiều phép lạ của Đức Phật. Sau đó chúng tôi về đến Lucknow để đáp máy bay nội địa về lại New Delhi. Đến đây là kết thúc “Budha Trail” (từ Varanasi đến Lumbini). Không biết ngày xưa Tam Tạng đi thỉnh kinh ra sao chứ ngày nay chúng tôi th ấy mình quá ê ẩm qua bao nhiêu thành phố của Ấn trên nh ững con đường đầy… ổ gà làm cho xe xóc mà chúng tôi gọi đùa l à “India massage”  giữa cái nóng
của tháng 12. Đó là chúng tôi đã đi bằng xe du lịch có máy lạnh; chứ hãy nghĩ đến các hành khách trên chuyến xe ở trong hình thì thế nào nữa???



Thành phố Delhi được chia làm hai khu: Old Delhi và New Delhi. Tất cả các cơ quan hành chánh công quyền, thương mại kinh tế đều tập trung ở New Delhi. Phần Old chỉ là di tích để du
khách thăm viếng, và cư dân ở đó cuộc sống cũng nghèo hơn. Chúng tôi đã đi thăm mộ của Gandhi, thăm Parliament house, Lotus temple có kiến trúc từa tựa “nhà con sò” bên Úc (Sydney Opera House) đó.

ẤN: Đất nước của sự tương phản.
Thật vậy qua chuyến đi chúng tôi nhận thấy có rất nhiều sự trái ngược trên đất Ấn xin được đơn cử một vài điều
 Đầu tiên là trái ngược về khoa học; trong khi vùng Bangalore ở miền Nam Ấn rất phát triễn với high tech (được coi như Silicon Valley của USA), mà ở những nơi khác điển hình là tại cửa khẩu biên giới Ấn và Nepal nơi chúng tôi đi qua thì rất là “cỗ lỗ sĩ” không có một cái computer để lưu giữ data về việc cấp visa (vi qua Nepal phải cần visa). Mọi thứ đều dùng giấy và viết tay rất chậm chạp, và dĩ nhiên để được nhanh hơn thì cũng co thủ tục “đầu tiên” đó bạn ạ.

Điều trái ngược thứ hai là dân thì thiếu ăn mà để bò với heo chết thì…đem chôn. Ấn có một số lượng
bò bằng phân nữa dân số nghĩa là cũng gần 500 triệu con. “Đàn bò vào thành phố” là cảnh thường ngày ở…Ấn. Có thể nhìn thấy thủ đô Delhi như một sở thú di động vì đi đường sẽ thấy bò, khỉ, lạc dà thong thả dạo chơi; lái xe phải coi chừng nhé.

Điều trái ngược thứ ba là “trọng nam khinh nữ”: một mặt Ấn có nữ tổng thống nhưng mặt khác trong gia đình, xã hội thì phụ nữ vẫn không được coi trọng. Đi qua các thành phố chỗ nào chúng tôi cũng thấy các ông ngồi trước hiên nhà phì phà điếu thuốc, mà không thấy các bà ở đâu thì được trả lời là các bà phải làm ngoài đồng, hoặc làm trong bếp.
Xã hội Ấn vẫn còn tính giai cấp rất nhiều. Giai cấp nào thì giao thiệp, hổ trợ giai cấp đó mà thôi. Do đó có rất nhiều sự cách biệt giữa các giai cấp; ngay như trong vấn đề hôn nhân chỉ người cùng giai cấp mới kết hôn với nhau. Coi phim Ấn chắc các bạn cũng thấy những “éo le” của các mối tình khác biệt giai cấp xã hội.

Xã hội cũng còn quá tương phản như là đã chế tạo cả vệ tinh và nguyên tử nhưng đa phần dân ở nông thôn vẫn còn phơi khô phân bò trộn với rơm để làm chất đốt hoặc đắp tường nhà. Như là  bên cạnh những ngôi chùa nguy nga tráng lệ hơn cả tri ệu đô la Mỹ thì trẻ em phải ngồi trên chiếu ngoài sân mà học vì không có trường sở.

Kết thúc Đường về Đất Phật chúng tôi chiêm nghiệm ra rằng con đường Phật đi là con đường giải thoát cứu khổ chúng sinh, kiến tạo hoà bình, an lạc trong nội tâm mỗi cá nhân và nhân loại trên hoàn vũ, nhưng tiếc rằng rất nhiều người và  ngay cả người dân Ấn cũng đã bỏ quên chân lý nhiệm màu đó để cho nảy sinh biết bao thảm hoạ và bất ổn trong cuộc sống.
.
Xin được kết luận bài ký sự này với lời dạy của Đức Thế Tôn
“Cuộc đời sắc sắc không không,
Thì xin hãy sống thật lòng cùng nhau”.


Friday, January 25, 2019

DU LICH THE GIOI- MOROCCO


MOROCCO: Sự thần kỳ của Bắc Phi- Cửa Ngõ Bắc Phi
Vào cái lúc mà nền kinh tế thế giới đang suy trầm như lúc này thì đi du lịch rất có lợi vì hầu như các hãng máy bay đều giảm giá. Chúng tôi đến Morocco bằng Air France và thật sự thấy “tội” cho business của nó. Chuyến bay rất nhiều chỗ trống, một mình chúng tôi chiếm trọn 3 ghế để nằm thẳng cẳng cho hết đoạn đường bay dài mười mấy giờ. Đã vậy mà các bữa ăn trên máy bay lại có thực đơn in trên giấy bìa cứng, màu sắc đẹp mắt và chưa hết đâu, vì đi vào quốc gia hồi giáo nên trên khay thức ăn còn phải để một tấm giấy nhỏ ghi bằng Anh ngữ là “bảo đảm thức ăn này không có thịt heo” (guarantee this meal contains no pork). Các loại rượu uống thì tha hồ champagne, vin trắng, đỏ của xứ Pháp phục vụ miễn phí, mà thái độ phục vụ của tiếp viên phi hành cũng rất ga-lăng điệu nghệ của xứ “con gà trống”.

Chúng tôi đi qua hải quan Morocco không có một  trở ngại gì, và tiếp theo thì phải chuyển sang chuyến bay nội địa bay về miền bắc  đển Fes. Bay nội địa thì dĩ nhiên không thể như quốc tế. Sử dụng hãng Royal Air Maroc từ Casa đến Fes chỉ 1 giờ bay theo máy bay nhỏ khoản 50 người. Nhưng thấy nó còn tệ hại hơn cả xe đò VN nghĩa là đúng giờ khởi hành mà chưa bán hết vé thì máy bay chưa cất cánh; chúng tôi đã phải chờ hơn 1 tiếng đồng hồ để hành khách tiếp tục đến cho đủ mới bay. Có một vài ông hành khách cũng la người Ma Rốc không kiên nhẫn đã lớn tiếng la ó (đoán qua cử chỉ thôi vì không hiểu họ nói gì), phản đối với cô tiếp viên và viên phi công. Cuối cùng thì chúng tôi cũng tới được nơi muốn đến để làm một cuộc du hành ngắn gọn qua các vùng nổi tiếng của Morocco cho thoả chí “tang bồng” và cũng để giúp nền kinh tế thế giới phải không quý vị?


Morocco hay còn được gọi là Ma Rốc (theo âm tiếng Pháp) là quốc gia ở Bắc Châu Phi nằm giữa con đường nối liền Châu âu, và Trung Đông nên được mệnh danh là “Cửa Ngõ Bắc Phi” giúp trong sự giao thương giữa các miền trong vùng.
Quốc gia này rông khoản 250 ngàn km vuông, đã chịu sự thuộc địa của Pháp từ 1912 đến 1956 mới được Pháp trao trả độc lập nhưng cũng rơi vào sự kiểm soát của Tây Ban Nha đến năm 1976 mới hoàn toàn độc lập theo chính thể đại nghị vừa có vua vừa có Thủ Tướng. Dân số hiện nay chỉ khoản 30 triệu người. Vị vua hiện tại là vua Mohammed V nắm nhiều quyền hành hơn vị thủ tướng (khác với Anh). Thủ đô là Rabat nhưng Casablanca mới là nơi sầm uất nhất được coi như thủ đô về kinh tế, tài chánh. Ngay cả phi trường quốc tế cũng ở tại Casablanca chứ không tại Rabat (cách Casa 100 km).

Dưới thời thuộc địa Pháp giáo dục chỉ dành cho nhà giàu. Đến khi được độc lập thì chính phủ cưỡng
Carpet made in Morocco
bách giáo dục từ bậc tiểu học. Nền giáo dục công lập chỉ có 1 trường đại học tư mà thôi, và học phí tại trường này khoản 11 ngàn USD/ năm/ một học sinh. Học sinh trung học đi học 2 ca sáng chiều mỗi ngày. Ảnh hưởng của Pháp còn rất lớn trong nên giáo dục của Ma Rốc. Mọi nơi đều sử dụng song ngữ Ả Rập va Pháp. Riêng đối với lớp trẻ thì nói thêm cả tiếng Anh. Coi ra thì người Ma Rốc giỏi hơn người Hoa Kỳ nhiều vi họ có thể giao thiệp cả 3 thứ tiếng dễ dàng hơn mà trong đó có một ngôn ngữ rất khó học là Ả Rập. Nhờ dịp đi Ma Rốc này mà chúng tôi đã có dịp ôn lại cái vốn “Cua xào lăng” của mình học từ hồi năm nào. So với người Parisien thì mình khó giao tiếp nhưng với người Ma Rốc thì tiếng Pháp của mình cũng tàm tạm có thể hiểu nhau để không đi lạc đường. Các nguời Ma Rốc lớn tuổi nói tiếng Pháp cũng giống thế hệ cha chú của người Việt vậy đó.

Dân tộc Ma Rốc nguyên thuỷ có 4 chủng tộc mà nổi trội là giống Berber. Bây giờ những người nàySahara. Người Berber nổi tiếng về dệt thảm đẹp nhất Ma Rốc. Một tấm thảm được đánh giá bằng tổng số mũi dệt, càng nhiều mũi dệt (knots) trên một diện tích thảm càng đắt tiền. Có tấm thảm được dệt đến 450 ngàn mũi trong một mét vuông. Giá cả cũng còn tùy vào hoa văn và dệt một mặt hay 2 mặt. Càng nhiều chi tiết giá càng cao. Thảm còn là món quà hồi môn cô dâu đem về nhà chồng . Cho nên người thiếu nữ nào có tài dệt thảm thì không sợ bị.. ê sắc” (như Ác Tiên).
trở thành “thiểu sô” (cũng giống như người da đỏ ở xứ Hoa Kỳ vậy). Họ sống thành bộ lạc ở những làng nhỏ gọi là “medina”, hoặc ở trong sa mạc
Chúng tôi có dịp viếng thăm một vài gia đình gốc Berber và theo truyền thống họ tiếp đãi kh ách   và trà của Ma Rốc uống với một loại đường như đường phèn nhưng mà là một tảng rất lớn phải dùng búa đập mới vỡ.
bằng trà bạc hà. Họ nấu nước pha trà ngay trước mặt khách,
Chúng tôi cũng đ ược chiêu đ ãi một món ăn thuần tuý của Ma Rốc là Tarines. Tarines là một cái thố cạn như cái dĩa bằng sành, có nắp đậy. Thịt để bên trong, rau củ phủ bên ngoài và hầm với gia vị cho chín nhừ. Khi ngồi vào ăn thì khách phải múc ngay cái phần ở trước mặt mình cho dù đó là cái mình không thích. Chỉ có chủ nhà mới có quyền gắp bất cứ phần nào của Tarines. H ọ nấu với thịt bò thì vị cũng tựa như Ragu.
Người Ma Rốc còn ăn cả con ốc sên (không phải con ốc bưu như người VN). Họ cũng luộc và bán theo chén (nhỏ 5 DH, lớn 10 DH). Nhưng người Ma Rốc họ không biết dùng gừng, sả để khử mùi của ốc sên luộc nên chi đi ngang qua mấy quán bán ốc sên luộc thì ngửi phải một mùi tanh nồng khó chịu của ốc sên chứ không được thơm như các gánh ốc bưu, ốc len xào của quê hương ta.
Đi gần hai tuần lễ mà không thấy một dấu hiệu thức ăn Á đông. Đến ngày cuối chúng tôi về lại Casablanca thì tình cờ thấy một nhà hàng Tàu (chinese food). Nhưng họ lại đóng cửa vì nhằm vào lễ Sheep Festival. Có điều chúng tôi thích nhất là bánh mì bagette parisien vừa nóng dòn, vừa rất rẽ. Một ổ bagette đó mà mua ở Paris ph ải 1.5 Euro nhưng bên Ma Rốc chỉ 1.5 cent USD. Các tiệm pastiserie theo lối Tây thật là hấp dẫn.

Ma Rốc còn có các vụ mùa về Olive và chà là vì khí hậu sa mạc thích hợp nhất là ở Erfoud sát cạnh
Moroccan date
sa m ạc Saharah. Tháng 10 là mùa thu hoạch chà là. Chà là hái xong phải phơi nắng để làm mềm và tứa m ật đường. Trái khô cứng là phơi ít nắng, càng phơi nhiều nắng chà là càng mềm và có giá trị thị trường hơn.

Nguời Ma Rốc theo đạo hồi, và còn rất phong kiến. Khắp nơi ở chúng tôi đi qua hầu như chỉ thấy đàn ông nhất là ở các chợ,( không giống như ở VN rất nhiều sạp hàng do các bà đảm nhiệm). Chúng tôi có thấy một vài phụ nữ ôm con nhỏ ngồi dọc những lề đường lớn nơi có nhiều du khách qua lại để xin tiền. Họ chỉ ngồi im lặng một chỗ không lên tiếng, ai muốn cho thì họ mới đưa tay ra lấy. Chúng tôi không thể chụp một tấm ảnh nào của phụ nữ vì họ không cho phép.
 Đàn ông Ma Rốc có cá tính gia trưởng mạnh mẽ thấy thái độ có vẻ dữ dằn và thích gây hấn, cải vả. Còn phụ nữ Ma Rốc nhìn trên khuôn mặt sau tấm khăn che không biết được gì ngoài đôi mắt. Không phải phụ nữ nào cũng che mặt kín. Chúng tôi cũng thấy một it để hở mặt và đầu tóc. Hỏi thì được giải đáp là chỉ có phụ nữ nào có làm lễ “practiscion” mới che mặt và chỉ có người chồng mới được tháo khăn ra để nhìn tóc của vợ.  Người nào đã thụ lễ thi phải thực hành cầu nguyện đúng giờ giấc- 5 lần 1 ngày- và theo đúng các điều răn của đạo Hồi. Bởi vậy đang ngũ 4:30 sáng bỗng nghe những âm thanh lạ lung khắp nơi đó là một trong những lần cầu nguyện; rồi trưa 1 giờ, 4:30 chiều, rồi 10 giờ đêm. Coi như cả ngày đều nghe âm thanh cầu nguyện (không nghe rõ tiếng). Ngay tại phi trường lúc 4:30 PM chúng tôi thấy một phụ nữ dọn dẹp nhà vệ sinh, đang chùi dọn nửa chừng thì bỏ chổi qua một bên đến một góc tường quỳ xuống lầm thầm cầu nguyện mặc cho khách đứng chờ để sử dụng nhà vệ sinh.
Theo phong tục đạo hồi thì đàn ông có quyền kết hôn với 4 bà vợ một lúc. Nhưng ông vua hiện tại chỉ có một bà hoàng hậu duy nhất. Nghe nói cái lý do ông vua Mohammed V này không cuới 4 bà vợ vì “ngại” có đến 4 bà mẹ vợ chứ không phải “ngại” cái chi chi.

Đi trong các thành phố lớn như Marrakesk, Casablanca, Fes,  chúng tôi thấy có rất nhiều taxi. Taxi
Marrakesk Mosque
nhỏ màu đỏ chỉ chạy trong phạm vi thành phố đó và giá cả rất rẽ chỉ 2-3 USD cho một vòng dù ngắn hay dài. Taxi mà trắng gọi là grand taxi thì mới được chạy qua lại giữa hai thành phố và dĩ nhiên giá cả cao hơn, cũng như phải nhớ mặc cả trước để khỏi bị “chặt đẹp”.
Ở đây cũng xin nói thêm là mua bán tại các chợ ở Ma Rốc cũng giống như chợ bên VN là phải trả giá cho kỹ. Kinh nghiệm bản thân là chúng tôi vào tiệm hỏi mua một cái túi xách da nhỏ, họ cho giá 550 DH (DH dirahm là đơn vị tiền tệ của Ma Rốc khoản 8.5 DH/=1 USD), chúng tôi ngần ngừ tính bước ra thì anh chàng bán hàng đã tự động hạ giá 300 DH. Mình chưa trả giá mà họ đã tự động giảm xuống thì hỏi coi giá thật là bao nhiêu để có thể không bị hớ???.

Trên đường phố chúng tôi quan sát thấy có trồng rất nhiều cây cam, quýt và đang mùa trái rộ chín vàng. Cây được ct xén ất đẹp (không rườm rà), cành trĩu nặng trái. Chúng tôi hỏi “ai là người thu hoạch các trái này?” thì được cho biết nhân viên chính phủ lo vấn đề giữ gìn chăm sóc cho có mỹ quan thành phố. Người dân cho dù đói vẫn không ai xâm phạm hái trôm. Nhìn các cây này tại đường phố của xứ Ma Rốc mà chạnh lòng nghĩ đến sự phá hoại các cây hoa cảnh chưng bày vào dịp Tết Kỷ Sửuở Hà Nội!?

 Thành phố Ourzazate của Ma Rốc được coi nh ư Hollywood của Bắc Phi vì ở đó đã được dùng để quay nhiều phim của USA nh ư phim Babe, Gladiator, Mummy Return v.v…Chúng tôi chỉ đi viếng cảnh quay phim Gladiator mà thôi.

Đoạn cuối của chuyến du lịch xin mời các bạn cùng chúng tôi đi thám hiểm sa mạc Saharah. Đây là sa mạc nóng lớn nhất thế giới. “Saharah” theo nghĩa tiếng Ả Rập là “great desert”. Hôm chúng tôi đi  

thửơng ngoạn cảnh hoàng hôn ở dune tại Erg Chebbi là cửa ngõ vào sa mạc thì một “sự cố” xãy ra ghi một kỷ niệm khó quên. Đoàn chúng tôi đi 8 chi ếc Landover mỗi chiếc 5 người. Đường đi qua một khúc đập, nhưng bị nước tràn do mấy ngày mưa lớn . Một chiếc xe thứ 5 trước xe của chúng tôi bị lêch đ ường làm nghiêng xe về một bên khiến nước tràn vào. Xe chúng tôi và 2 xe sau cùng cũng cố gắng qua khỏi đập nước tràn trong hồi hộp lo âu. Chỉ một tích tắc mà thấy sao quá dài!
Sau khi qua xong cái đập nước thì các xe dừng lại và tour guide liên lạc với chính quyền địa phương để xin xe đến trục vớt. Hành khách 5 người trên xe được chuyển qua xe khác. Hành động cứu hộ rất nhanh trước khi xe có thể chìm sâu trong nước. và cũng nhờ xe nghiêng về phía tài xế nên dễ cứu các hành khách hơn. Nếu mà xe lệch bánh về bên phải thì chắc là “trôi theo giòng đời” rồi!!!
Chúng tôi nhanh chóng chớp mấy “pô” hình thì được các bạn trong đoàn phong cho là “phóng viên CNN tường thuật tại chỗ”
Mọi người ai cũng lên ruột nhưng như thế mới đúng ý nghĩa “thám hiểm”. Chúng tôi lấy việc này rút kinh nghiêm từ đây nếu đi du lịch thì phải nên mua bảo hiểm du lich nhé.


Sahara Desert
Tạ ơn thánh”Allah” sau đó cả đoàn lại tiếp tục tiến về sa mạc cho kịp thưởng thức mặt trời lặn vì mùa Đông mặt trời lặn sớm khoản 5 giờ. Chúng tôi đi lạc đà tiến sâu vào đồi cát mênh mông, gió cát lạnh thổi bốn phía, nếu không có người thổ địa ở đó dẫn đường đi thì rất dễ lạc vì chung quanh bốn bề đều là cát nhấp nhô lượn sóng chập chùng. Gió thổi tung cát mịt mù cũng không thấy đường mà đi. Đẹp, hung vĩ nhưng mà không an toàn lắm. Nếu mình đứng một chỗ chỉ trong chớp mắt gió thổi cát sẽ lấp cả bàn chân. Chúng tôi đi thành đoàn, xem mặt trời lặn xuống rất nhanh (không như mặt trời lặn ở bờ biển xuống chậm). Chỉ tích tắc là toàn bộ bầu trời sậm màu. Phải nhanh chóng trở về thôi. Đường về tour guide đã chọn lối khác an toàn hơn không đi trở lại
đập nước tràn, nhưng điều lo âu chỉ thật sự tan biến khi mà xe chúng tôi chạy trên đường tráng nhựa (vì một phần trong sa mạc là đường đất đá và tối om)
Sa mạc Sahara khác với Gobi vì không có nhiều cỏ cây mà chỉ toàn đá đen và đây cũng là nguồn đá cẩm thạch giá trị mà Ma Rốc khai thác để xuất cảng cho các công trình xây dựng. Đi thám hiểm sa mạc Saharah theo chúng tôi vẫn không mạo hiểm bằng đi Gobi vì dù sao Sahara cũng nằm gần “ánh sáng văn minh đô thị” nên cũng có điện nước cung cấp một phần (không hoàn toàn thiên nhiên 100%)

Trở về chúng tôi thầm làm một sự so sánh Ma Rốc và VN; cả hai quốc gia đều có lịch sử thuộc địa pháp. Ngày nay Ma Rốc vẫn giữ những gì đã được xây dựng từ thời Pháp (ngay cả giáo dục) và tiếp tục chịu ảnh huởng Pháp nên tiếp tục hấp thụ tinh thần dân chủ cho dù đó là quốc gia Hồi Giáo. Du khách Pháp và châu âu là một nguồn lợi kinh tế đáng kể của Ma Rốc. Ma Rốc có hãng lắp ráp xe hơi Renault. Ma Rốc không có nhiều nhà cao tầng, Không có freeway nhiều lane như USA nhưng mà các đường quốc lộ trơn tru xe chạy trật tự thoải mái Bắc Nam và có nhiều đường để thay thế không phải chỉ một cái “quốc lộ 1” như VN. Đường đèo từ dãy High Atlas xuôi xuống Middle Atlas dài và ngoằn nghèo gấp mấy lần đèo Hải Vân rất ngoạn mục và an toàn dù cho trời tuyết giá. Nhờ đường sá như vậy nên du khách có thể thăm viếng nhiều thành phố trong một thời gian giới hạn.


Phải kết luận rằng Ma Rốc khôn ngoan khi vẫn tiếp tục chọn Pháp là đồng minh lưỡng lợi để tiếp tục phát triễn đất nước nâng cao dân trí, xây dựng bến cảng, nhà ga, phi trường, đường sá để xứng đáng vị trí “Cửa ngõ Bắc Phi”.
 
Casablanca view from Novotel hotel

DU LICH THE GIOI- MONGOLIA


MÔNG CỔ-Thời oanh liệt còn không?!


Mogolian princess costume
Có lẽ bị nhiễm Kim Dung hơi nhiều, hay là thích món ăn “Mongolian beef” trong những nhà hàng Trung Hoa?? nên chúng  tôi đã không ngần ngại đường xa trắc trở vượt gần hai ngày dể đi từ San Francisco đến nước Mông Cổ nơi mà chàng “trâu nước” Quách Tỉnh đã được nuôi lớn, và cũng theo lịch sử đó là đất nước của Thành Cát Tư Hãn- một kẻ thù  của dân tộc Việt Nam.

Chúng ta hay có câu đố vui “người nào lùn nhất?- đó là người “mông cổ” vì chỉ có “mông và cổ” mà thôi. Nhưng xin thưa với quý vị điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế. Bản thân tôi rất ngạc nhiên khi gíáp mặt với người “Mông Cổ” thứ thiệt; các thiếu nữ rất cao; trung bình cao hơn người Việt và ăn mặc rất ư là “a la mode” không thua gì các người mẫu, cho dù là ở vùng miền quê xa thủ đô, hay làm việc lao động tay chân như chùi dọn, nấu bếp vẫn mặc váy, quần sọt hoặc quần lửng ngang gối, và áo chỉ có “hai dây an toàn” rất ư là…hấp dẫn.

Chúng tôi đến thủ đô Ulanbator (UB) của Mông Cổ theo chuyến bay của hãng Korean Air vào 11 giờ tối ngàyđầu tháng bảy. Phi trường UB rất nhỏ; Thủ tục nhập cảnh rât dễ dàng, có thể đem vào bất cứ hàng gì không phải là vũ khí và ma túy. Có lẽ vì đất nước đó không thể trồng rau trái gì nên không sợ bị nhiẽm. Chúng tôi thấy người Đại Hàn đem qua từng kiện kim chi, nước uống đóng chai, mì ăn liền…
Nhân viên hải quan và di trú rất nhã nhặn và thân thiện. Chúng tôi gặp trở ngại là hành lý không đến cùng chuyến bay. Nhân viên của phi trường vui vẻ cho tour guide của chúng tôi vào luôn trong khu vực giới hạn để giúp thông dịch và điền tờ “khiếu nại” (claim) với hãng bay.

Ra khỏi phi trường với hai tay “nhẹ nhàng” vì không có hành lý thì cũng gần 12 giò khuya. Chúng tôi được hướng dẫn về khách sạn Palace để sáng sớm hôm sau bắt đầu lên đường xuôi nam thám hiểm sa mạc Gobi.

Chỉ ra khỏi khu vực thủ đô không qúa 50 km, cảnh vật và đời sống hoàn toàn thay đổi. Không còn nhà xây cao tầng, không còn đường trải nhựa và dĩ nhiên cũng không còn nạn kẹt xe. Tất cả là đồng không mông quạnh với các lều trại (ger) như quý vị xem trong phim “Anh Hùng Xạ Điêu”. Hơn 2/3 dân Mông Cổ thích sống cuộc sống du mục trong các lều để dễ di chuyển khi thời tiết thay đổi. Lạnh thì thiên di về nơi ấm hơn.
Từ UB đến sa mạc Gobi phải đi hai ngày lái xe trên những lối mòn do bánh xe đi trước hằn trên  cỏ úa. Tất cả không có một bản chỉ dẫn. Mọi thứ đều tùy thuộc vào kinh nghiệm của tài xế. Những người này hầu như ai cũng hơn 20 năm lái xe “liên tỉnh”. Tài xế thường nhìn theo màu sắc của các ngọn núi phía trước mà định hướng. Thật là quá “risky”. Trên đồng rộng mênh mông núi non trùng điệp dãy này nối tiêp dãy khác, và có lúc bị bão sa mạc làm cát bụi tung mù trời không thấy gì hết, mà cũng không thể liên lạc với thế giới “văn minh” vì không có sóng tiếp vận điện thoại (nếu mà xãy ra sự cố gì thì cũng không ai tiếp cứu) thế mà không bị lạc đường. Thật cũng rất “mạo hiểm” đó quý vị ạ!!! Nhưng mà “lỡ” ra đi rồi thành ra chúng tôi chỉ còn việc “cầu nguyện” cho “đi đến nơi, về đến chốn”.

Đến ngày thứ ba của hành trình chúng tôi đến sa mạc Gobi và bắt đầu đi thăm các cảnh trí thiên nhiênGobi là đồi cát Khongor San Dune. Đồi cát này dài nhất thế giới 180Km. Đồi cát màu vàng nhưng dưới ánh mặt trời đôi lúc phản chiếu màu trắng như tuyết. Tiếc rằng buôỉ chiều đến đó trời bị mưa giông bất ngờ nên chúng tôi không thể leo cao lên trên đồi. Chỉ có cưỡi lạc đà đi dọc một đọan và sáng hôm sau thì đi hiking một đoạn nữa mà thôi (vì quá dài không có sức để đi đó).
bằng lạc đà và ngưạ như thung lũng Yol Valley, Tungenee Valley nơi tập trung của nhiều chim eagle, cũng như thăm viện bảo tàng Gobi nơi trưng bày nguồn gốc sự hình thành sa mạc và các sinh thực vật sống trong đó. điểm chính của sa mạc

Kế đến chúng tôi đi đến Bayanzag để coi Flaming Cliffs toàn bằng đá đỏ, vùng này do một nhà địa chất Hoa Kỳ khám phá. 
Sau đó thì đến Ongii khiid để thăm vết tích của một ngôi chùa Lama- “Monastry of Bari Lama”. Chùa này do các thấy tu Lama xây dựng và tu hành nhưng đã bị tàn phá năm 1933 khi Mông Cổ dưới chế độ cộng sản Liên Xô. Ngày nay thế giới đang kêu gọi sự giúp đỡ về công, của để tái xây dựng lại.

Tiếp theo chúng tôi thằm viếng Kharakhorum là kinh thành xưa
thời Đại Hãn (Ancient capital city of Chingis Khan). Ở đó có đền Erdene- Zuu và đây cũng là trung tâm phật giáo đầu tiên của Mông Cổ.

Trong thời gian “vi hành” trên miền sa mạc, chúng tôi nghĩ đêm trong những lều trại (tourist ger), đó

là loại “mobile home” cũa người du mục (normadic), mỗi lều có dường kính khoản 6.5m và được chống đỡ bằng 2 cột chính giữa; lều được che kín bằng nilon và vải nỉ. Trên nóc thì khoet một lỗ tròn để thông gió và ánh sáng. Ở vùng sa mạc dùng điện bằng năng lượng mặt trời, cho nên vào mùa hè này thì đến khoản 10 giờ tối là hết…điện. Các trại dành cho du khách thì tương đối có ít nhiều tiện nghi như nhà tắm, nhà vệ sinh (tập thể). Chứ trại của dân thì không có và người dân giải quyết vấn đề đó một cách rất thiên nhiên trên những cánh đồng trơ trụi, bát ngát

Chúng tôi có dịp thăm viếng gia đình những người du mục để biết đến đời sống dân du mục mông cổ rất đơn giãn và thô sơ; mọi sinh hoạt của gia đình bao thế hệ cũng gom vào trong một cái lều đó. Một bếp lò được xây ở chính giưã để nấu ăn và làm lò sưởi. Không có một sự “riêng tư” nào. Chủ yếu người du mục sống bằng chăn nuôi gia súc:thịt để ăn lông, da để làm y phục, hay các vật dụng khác.  Các đàn dê, cừu, bò, ngưạ, lạc đà, suốt ngày nhởn nhơ, thơ thẩn gặm cỏ khắp các cánh đồng. Chủ nhân của các đàn gia súc này phải đóng dấu trên lưng con vật của mình để phân biệt.
Nếu Ấn Độ có số lượng bò bằng ½ dân số, thì Mông Cổ có số lượng ngựa bằng 10 lần dân số; chả trách gì thời xa xưa của đế chế của Thành Cát Tư Hãn đã nói vó ngựa Mông Cổ đến đâu thì cỏ không thể mọc lên được.
Chúng tôi được nếm sữa ngựa tươi mới vắt. Sữa ngựa có chất nồng giống bia (nhưng không có gas) và hơi chua như có trộn ya-ourt. Nếu uống nhiều có thể bị say như say rượu. Đàn ông Mông Cổ rất thích uống sữa ngưạ (?!).

Vì hình thể địa lý và khí hậu, Mông Cổ không thể trồng nhiều loại rau chỉ có khoai tây, cà rốt hành và bắp cải, nên dân du mục chủ yếu là ăn thịt. Đặc biệt không có thịt heo cho nên thịt heo rau trái rất mắc và chỉ có bán ở thủ đô UB; nhưng không có ai béo phì đến cần phải “diet” như ở xứ sở cờ hoa. Thịt bò Mông Cổ ở Gobi rất mềm (nhưng không bằng ở Kobe- Nhật) chẳng hổ danh là “Mongolian beef”. Nhưng chế biến theo cách mông cổ thì không được ngon bằng lối của Đại Hàn. Bởi vậy nhà hàng Korean food ở UB rất nhiều mà ngon và rẽ so với ở Hoa Kỳ (so với khẩu vị của chúng tôi mà thôi)

Ovoo
Nguời du mục Mông Cổ có vẻ hơi “mê tín” thí dụ như chết cũng không cần chôn chỉ bỏ xác ngoài đồng và có một loại chim ăn thịt người rỉa ăn. Nhưng họ cho rằng chim này từ chối không ăn thịt người chết nào mà khi còn sống không được lương thiện; Bởi vậy người dân ai cũng tránh làm điều…bất lương!!!
Hoặc là ngay trong đời sống hiện tại bây giờ họ vẫn còn tin vào thiên nhiên và thần thánh. Có nhiều vùng người dân cho là linh thiêng thì họ làm nhưng “Ovoo” là kết hợp những hòn đá thành những khối cao để cầu nguyện. Trên đường đi đến Gobi chúng tôi đi qua một nơi mà mọi tài xế đều tin tưởng là thiêng nhất nên họ đều dừng lại, đi quanh 3 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi đặt vào một hòn đá và cầu nguyện thì mọi ước nguyện sẽ thành…!!!Ở nơi đó chúng tôi thấy có nhiều cái nạn bằng gỗ của những người tàn tật. Hỏi ra thì được trả lời là nạn của nhưng người cầu nguyện và nay họ lành bệnh có thể đi lại được rồi nên đem nạn đến để đó để minh chứng. Đồng thời chúng tôi cũng thấy có rất nhiều tiền “cúng” để đầy (chắc là tạ ơn???)

Sau cuộc hành trình xuôi Nam hơn tuần lễ, chúng tôi trở về lại thủ đô UB để kịp tham dự Nadaam

Nadaam Festival
National Festival
Hằng năm vào 2 ngày 11,12 tháng bảy Mông Cổ có tổ chức lễ hội Nadaam như là quốc lễ để vua tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Ngày nay lễ hội đó chỉ có tính chất tinh thần truyền thống vì không còn ai mang gươm, cỡi ngựa ra trận. Có 3 cuộc thi chính trong Nadaam festival là thi vật (wrestling), bắn cung (archery) và đua ngựa (horse race). Mỗi năm Tổng thống Mông Cổ đều dự lễ khai mạc và lễ bế mạc để trao giải thưởng cho người thắng cuộc. Đặc biệt kỳ này còn có sự tham dự của Hoàng Tử Nhật bản và dĩ nhiên là rất nhiều du khách trên thế giới trong đó có chúng tôi.
Archery
Có rất nhiều cuộc đua ngưạ dành cho các loại tuổi. Mỗi chặng đua dài 17 km trên cánh đồng; Chúng tôi theo dõi trận đua của ngựa 3 tuổi và một điều thích thú xãy ra là con ngưạ về nhất lại không có nài t ên lưng (đúng là “ngựa quen đường cũ”!), và theo luật thi đấu thì con ngựa này sẽ lãnh hạng nhì và người cỡi con ngựa về đích tiếp theo se được hạng nhất.

Người Mông Cổ cũng cho rằng trong trận đua ngựa nếu khói bụi
Horse racing
càng tung lên mịt mù bao nhiêu thi trong năm theo đó sẽ được càng nhiều may mắn. Chỉ tội cho du khách khán gỉa phải chĩu đựng hít thở trong bầu không khí vừa nóng nực cháy da vừa tổn thương buồng phổi.


Trên đường phố ở Thủ đô UB chúng tôi thấy nhiều tiệm để bảng “VietNam Auto repair” vừa tiếng
VN Embassy in Mongolia
Anh, vừa tiếng Mông Cổ. Chúng tôi đã viếng toà đại sứ nước Việt Nam ở UB và được nhân viên sứ quán cho biết có khoản 100 Việt Kiều sinh sống tại UB. Trong đó có 10 du học sinh do chính phủ gởi đến học về chăn nuôi. Chúng tôi có dịp tiếp xúc trao đổi với một vài gia đình Việt kiều Mông Cổ để biết tất cả đều đến lập nghiệp cũng hơn 5 năm. Có người ban đầu được gởi đi học sau thì ở lại làm ăn luôn. Kinh doanh chính của người Việt ở UB là sửa xe hơi vì người Việt khéo tay, cần cù và ơ thủ đô người ta sử dụng xe hơi nhiều hơn xe 2 bánh. Một điểm ghi nhận được nữa là ở Mông Cổ người ta cho luư hành cả hai loại xe có tay lái bên trái và bên mặt. Cho dù luật giao thông thì áp dụng cho tay lái bên trái như ở Hoa Kỳ.

Về giáo dục hiện nay trẻ em bắt đầu học thêm một ngoại ngữ chính thức trong chương trình từ lớp 4. Giáo dục phổ thông tính từ lớp một đến lớp 11 rồi thi vào đại học. Những nhân viên làm cho chính phủ sẽ được cho phép một ngừơi con theo học đại học miễn phí còn ngoài ra đều phải trả học phí đại học; Ứơc tính trung bình khoản 5- 6 ngàn USD một năm. Học sinh phải học cả hai lối chữ viết cyric va alphabet vì ngôn ngữ Mông Cổ viết theo lối chữ giống liên xô. Trên các bàn phím computer, chữ của mông cổ được khắc them vào bề mặt hông để chuyển đổi từ latinh abc sang.
Để khuyến khích gia tăng dân số chính phủ tài trợ 500,000( tức khoản 500 USD) cho các cặp vợ chồng kết hôn, và nếu sanh con thì mỗi người con sẽ được trợ cấp 24 USD mỗi tháng cho đến 18 tuổi không kể đến thu nhập của cha mẹ là bao nhiêu.
Trung bình một người tốt nghiệp đại học có việc làm thu nhập khoản từ 200 USD trở lên. Còn bình quân thì thu nhập đầu người ở mức 1,800 USD/ một năm. Nhưng mà vẫn có sự chênh lệch lớn giữa thủ đô và miền quê.

Ngày nay dư âm của thời “Đại Hãn” của thế kỷ 12,13 chỉ còn lại trong lịch sử; nhưng người Mông   danh con cháu của Đại Hãn.
Sukhbaatar Square
Cổ rất tôn sùng Thành Cát Tư Hãn (Chenggis Khan). Sau thời kỳ bành trướng của vó ngựa ngoại mông thì Mông Cổ bị rơi vào sự cai trị của Trung Quốc và tiếp theo là Cộng Sản Xô Viết. Cho đến 1989 theo chân phong trào Thiên An Môn, một số người trẻ tuổi đã liên kết cùng nhau tranh đấu cho sự tự do, dân chủ một cách ôn hoà. Họ kêu gọi mọi ngưòi cùng tụ tập ở quãng trường Sukhbaatar cùng hát vang bài hát “ The Sound of bell” làm đánh động con tim mọi người dân và với lòng đoàn kết cao độ người Mông Cổ đã dành lại chính thể dân chủ tự trị từ tay người Liên Xô từ 1991. Họ đã thiết lập một nền dân chủ tuy còn rất non trẻ nhưng thật là đang bước những bước đi vững chắc để xây dựng một “thời oanh liệt” mới không làm hổ
 
Queen of Mongolia
DH bút ký- Tháng Bảy, 2007


Thursday, January 24, 2019

DU LICH THE GIOI- ANTARTICA


NAM CỰC- Nơi bình yên chim hót

Đôi Điều Sơ Lược

Nam Cực là một thế giới riêng biệt ở nơi tận cùng của trái đất. Hay có thể nói tách rời khỏi vùng đất vì từ cái điểm cực Nam của trái đất là Úhuaia (Argentina) thì không còn một đường lộ nào để nối liền đến lục địa Nam Cực (Antarctic Continent)
Người ta chỉ có thể tiến đến Nam Cực bằng tàu đi giữa vô số các đảo băng, vì Nam Cực là một vùng núi cao sa mạc bao phủ bởi  băng tuyết (không phải sa mạc cát) đã tích tụ hơn mấy ngàn trăm triệu năm. Nam Cực là lục địa lạnh nhất còn lạnh hơn cả Bắc Cực. Lương băng ở Nam Cực chiếm 98% băng toàn thế giới; Theo một vài nghiên cứu gần đây thì nếu tất cả băng tuyết Nam Cực tan ra hết thì mực nước biển trên toàn thế giới sẽ dâng lên 60 mét bởi vậy hiệu ứng Global warming đang được cảnh báo. Ngoài cái lạnh thì nơi đó cũng là lục địa khô nhất, và có gió nhiều nhất.
Con người mới khám phá ra Nam Cực vào cuối thế kỷ 15, nhưng mãi đến năm 1520 Ferdinand Magellan- thủy thủ Bồ Đào Nha- lúc đi thám hiểm bờ biển phía Nam Argentina mới đích thực phát hiện ra một đảo tách rời khỏi vừng đất Argentina. Và nhiều năm sau nữa nhiều đảo khác đã được khám phá…Nhờ vậy mà bây giờ du khách có thể “Thám hiểm Nam Cực” bằng…du thuyền.

Nam cực là một vùng đất “trung tính” không thuộc chủ quyền một nước nào riêng biệt. Nó được điểu hành bởi một thoả ước quốc tê ký bởi 43 quốc gia và gồm 14 điều khoản gọi là “Antarctic Treaty” ký năm 1959  do Tổng Thống Eisenhow chủ trì để coi đó là vùng đất của Hoà Bình và Khoa Học.
Để bảo vệ môi trường, hàng năm chỉ giới hạn số du khách là 20,000 và mùa du lịch chỉ xãy ra từ cuối tháng Mười đến cuối tháng Hai năm sau vì lúc đó là mùa Xuân, Hạ ở Nam Cực; các tháng khác quá lạnh không thể hoạt động.

Về việc nghiên cứu khoa học thì có trạm nghiên cứu của các nước  như USA, Anh, Úc, New Zealand, Nga, và có cả một căn cứ của nứơc Ukrain, Chile (đây là một quốc gia gần với Nam Cực). Các nhân viên nghiên cứu trong các tram đó chỉ phải công tác 6 tháng một lần và phải trở về với đất liền để không bị cách biệt với cuộc sống trong xã hội con người quâ lâu.

Vùng đất của hoà bình ư? Không cần ký kết thoả ứoc thì chắc chắn rằng đó là nơi bình yên nhât trên trái đất này; không có con người sinh sống (chỉ trừ vài khoa học gia trong các trạm nghiên cứu), không võ khí thì làm sao có tranh dành để mà tạo nên chiến tranh đây? Đời sống sinh vật ở đó thật là bình yên với các chú chim cánh cụt (Penguine) rất dễ thương và …nhút nhát trên một vùng mênh mông toàn băng. Du khách phải tuân thủ luật lệ rất nghiêm ngặt về môi trường như không được đến gần bất kỳ sinh vật nào và cũng không được để flash của máy hình làm các sinh vật đó sợ hãi.
Ngoài penguin, tại Nam cực còn có các chủng loại hải cẩu, các loại chim trời vừa bay vừa lặn, các loại cá và có cả cá heo, cá voi trên biển Nam Băng Dương.
Tạo hoá thật kỳ diệu đã sinh ra các giống sinh vật ở vùng này thi cơ thể hầu như không có mạch máu (để tranh bị đông) và da thì có sức chống lạnh tự nhiên mới sống được với cái lạnh của băng.

Thám Hiểm…ngày nay

Nói là thám hiểm cho có…phong độ một chút chứ thực ra ngày nay các hãng lữ hành muốn tổ chức tour đi Nam Cực đều được đăng ký với tổ chức International Association of Ảntarctic Tour Operator (IAATO) đê theo đúng nguyên tắc điều hành của Antarctic Treaty. Để đến vùng đất ngoài…trái đất này du khách sẽ sử dụng du thuyền loại nhỏ như các River boat chứ không phải loại sea cruise như Princess, Holland, Pride America…

Tàu của chúng tôi đi là tàu đóng tại Yugoslavia- Liên Sô có tên Lyubov Orlova nhưng  mang cờ hiệu của Malta. Tàu dài 100 mét  chứa tối đa 124 hành khách nhưng đoàn của chúng tôi chỉ có 99 hành khách và 56 nhân viên vừa thuỷ thủ đoàn vừa người hướng dẫn , và cả phuc vụ.
Hãng Quak Expeditions của USA thuê chiếc tàu này để tổ chức các chuyến du hành ở Nam Cực trong mùa du lịch nói trên. Vì tàu ở Liên Sô nên thủy thủ đoàn và nhân viên phục vụ phòng toàn bộ là người Nga. Phục vụ nhà hàng thì có tuyển thêm một số từ Nhật, Brazil; bếp trưởng và phụ bếp thì từ Úc, Pháp. Còn nhân viên Quak Expeditions là người USA chịu trách nhiệm về chương trình …”thám hiểm” mỗi ngày.
Ở điểm này có một sự phối hợp rất chặt chẽ giữa thuyền trưởng và ngừoi trửong toán du hành để bảo đảm an toàn tối đa cho du khách. Chương trình thám hiểm mỗi ngày đều có thể thay đổi tùy theo tình trạng thời tiết, bảo đảm tàu không đụng phải các băng sơn trôi “lờ lững” cũng như các mảng ice glacier “bồng bềnh” trên sóng Nam băng dương (để  tránh  không  xãy ra  thảm kịch như “Titanic” ). Xa hơn nữa các thuyền trưởng các tàu với nhau cũng liên lạc thay đổi lộ trình để không chiếc nào gặp chiếc nào, tạo cho du khách thêm cảm giác “mạo hiểm” vì
nhìn quanh đâu chẳng thấy người,
chỉ có băng tuyết tuyệt vời chung quanh

Sinh hoạt trên tàu rất phong phú, đa dạng. Để làm giàu thêm kiến thức cho du khách mỗi ngày đều có giờ diễn thuyết do các nhà chuyên môn nói về các đề tài của Nam Cực (mà chúng tôi đã ghi trong phần sơ lược); chiếu phim về đời sống sinh vật Nam Cực, phim tài liệu về các căn cứ khoa học…,ban đêm thì chiếu phim…tình cảm.

Trên tàu có điện thoại nội bộ để liên lạc nhau nhưng không có điện thoại đường dài. Internet chỉ có tại tổng đài kiểm soát và du khách muốn gởi email thì phải save trong word file rồi nhân viên tổng đài sẽ gởi theo địa chỉ yêu cầu –(chứ không thể gởi trực tiếp bằng email của mình) và đương nhiên giá cả tính theo dung lượng mb của message.
Có rất nhiều du khách trong đoàn chúng tôi đem theo laptop nhưng chỉ để upload, save hình là chính.

Ngày đầu tiên lên tàu thì mọi người đều được hướng dẫn các biện pháp an toàn, sử dụng áo phao…vì tất cả các cuộc đổ bộ lên các đảo đều phải sử dụng các thuyền rất nhỏ gọi là Zodiac- chỉ có 12 người.
Zodiac
Từ chiếc tàu lớn bỏ neo ngoài xa, du khách được đưa bằng thang cấp cứu xuống các zodiac này và có hai chuyên viên chèo vượt song nứoc lạnh ngắt để cập vô đảo…băng tuyết. Có lúc zodiac đi giữa các tảng băng trắng và xanh rất đẹp, rất ngoạn mục và hào hứng nhưng cũng không kém phần nguy hiểm bởi vậy điều đòi hỏi đầu tiên để mua tour này là phải có bảo hiểm du lịch (travel insurance); điều thứ hai là phải có chứng nhận của bác sĩ về tình trạng sức khoẻ. Zodiac làm nhiệm vụ như “tàu con thoi” chở du khách lên đảo-thuyền. Để kiểm soát là không ai bị bỏ sót lại trên lục địa, cứ mỗi lần sau khi đổ bộ lên các đảo và về lại tàu thì mọi người tự mình đánh dấu vào tên của mình trong danh sách. Có một lần có một nữ du khách quên tự điểm danh, người ta phải đọc loa thông báo khắp tàu để tìm kiếm. May mà vị khách đó kịp thời “báo cáo” nếu không có mặt thì trưởng đoàn và nhân viên phải trở lại cái nơi mêng mông đó mà tìm người. Eo ôi, nghĩ mà thấy ớn rồi, lỡ mà “missing in action” thì làm sao đây???

Khi thời tiết xấu không có các cuộc du hành thì du khách có thể tập trung ở đài quan sát, nơi phòng lái để theo dõi lộ trình. Chúng tôi ngày nào cũng lên đó “nghiên cứu” nên khi tour kết thúc đã được thuyền trưởng bình chọn là “the best observer” (“người quan sát giỏi nhất”) và cấp giấy ban khen trong buổi tiệc giã từ.

Đến ngày thứ năm kể từ lúc khởi hành thì tàu đến được lục địa Nam Cực (Ảntarctic Continent); hôm ấy thuyền trưởng đã rất khéo léo đưa tàu lớn vào rất gần với đất. Ở lục địa Nam cực này có một điểm rât hấp dẫn đó là tắm nước nóng tại Deception Island.
Thật là quá ngạc nhiên và thích thú khi mà trong một vùng băng tuyết mênh mông, lại có nước nóng. Nguyên nhân đó là vùng đất có núi lửa ngầm nên chỉ cần đào đất không sâu là có nước nóng và để trung hoà nhiệt độ thì chỉ cần múc thêm nước lạnh từ biển đổ vào là có thể tắm như trong hình mô tả.
Du khách nào tắm xong thì sẽ được cấp giấy “chứng nhận”; cũng như tất cả du khách sau khi đặt chân lên Antarctic Continent đều được cấp giấy chứng nhận.
 Các dụng cụ cuốc xẻng, xô đều đã được Quark Expeditions chuẩn bị sẵn. Trên tàu cũng có dự phòng các đôi boot để dùng đi trên tuyết cho du khách sử dụng.

Đến đêm cuối cùng du khách được thưởng ngoại một chương trình ca vũ dân ca Nga do các phục vụ viên biểu diễn. Tuy là nghiệp dư nhưng các nàng múa rất nhuần nhuyễn làm  nóng lên tan cả cái lanh của mùa hè…nam cực.

Antartica BBQ
Tuy rời xa cuộc sống của con người nhưng trên tàu rất đầy đủ tiện nghi và các bửa ăn thì thật là “tuyệt cú mèo”. Thực đơn được thay đổi mỗi bửa để không nhàn chám. Có cả Antarctica BBQ trên boong tàu vào buổi chiều. Mùi thịt nướng và cái khói nồng quyện trong làn gió lạnh của buổi hoàng hôn trên biển im vắng làm cho mình thật sự không biết đó có phải là trần gian?

Vì tàu nhỏ với ít du khách nên đã tạo nên một sự thân mật như là bạn bè quen biết nhau lâu. Bản thân chúng tôi làm quen được khoản 50 người trong đoàn và trong đó có một phụ nữ Úc 82 tuổi, một phụ nữ 72 tuổi. Thật khâm phục cho tinh thần mạo hiểm của quý bà đã đến tuổi đó vẫn còn có thể một mình chống gậy để hằn những bứơc chăn trên mặt băng của nơi xa hơn tận cùng trái đất. Không biết lúc mình bằng tuổi các bà đó thì có còn sức để mà đi Nam cực thêm một lần nữa, để coi “thương hải biến vi tang điền” ra làm sao???
Các bạn có thể tưởng tượng ra bề mặt của lục địa này như một lớp bong gòn trắng xoá và mình   đi cùng đoàn. Cuối cùng thì cũng ra khỏi được khối tuyết đó để mà hôm nay hầu chuyện với các bạn.
bứơc đi thì cũng không biết đến đâu vì nó mênh mông vô bờ. Du khách phải đi từng đoàn với nhau, và được chỉ dẫn là nên bước theo vết chân của người đi trước. Chúng tôi cũng theo lời nhưng lại xãy ra sự cố. Số là cái ngừoi đi trước quá cao nên đã hằn vết chân hơi sâu, mà chúng tôi thì chân ngắn nên khi đặt bưới theo thì hầu như cả con người bị lọt xuống “ổ phục kích” kéo chân lên không được. Thế là bị “chôn chân” giữa tuyết chỉ một giây phút tuyết tràn vào boot lại càng khó lấy ra. Phải kêu cứu thôi; nhưng giữa trời bao la to rộng đó, cái giọng của “đài phát thanh” cũng khó khăn lắm mới âm vang đên nguời

Giã từ những chú chim cánh cụt đáng yêu, giã từ những khối băng sơn có lúc làm nên huyền thoại, giã từ những cánh chim hải âu trên biển trời Nam Băng Dương, chúng tôi phải trở lại cuộc sống thực tế của vòng xoáy cuộc đời; nhưng mà cuộc hành trình đã làm giàu cho đời sống tinh thần để thấy cuộc đời thật hạnh phúc và đáng sống như những chú chim cánh cụt tiếp tục hót trên băng tuyết. Khi các bạn đọc bài này và xem hình này thì xin hãy cùng chúng tôi có thể biết rằng đây là một trong những người Việt Nam hiếm hoi có mặt ở Nam Cực. Người kế tiếp sẽ là bạn…bạn nhé!
Và biết đâu khi trở về chúng ta lại phải bắt chước Nguyễn Công Trứ đê mà nói rằng
“Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm chim cánh cụt (penguin) hót trời Cực Nam