NAM CỰC- Nơi bình yên chim hót
Đôi Điều Sơ Lược
Nam Cực là một thế giới riêng biệt ở nơi tận cùng của trái đất. Hay có thể nói tách rời khỏi vùng đất vì từ cái điểm cực
Người ta chỉ có thể tiến đến Nam Cực bằng tàu đi giữa vô số
các đảo băng, vì Nam Cực là một vùng núi cao sa mạc bao phủ bởi băng tuyết (không phải sa mạc cát) đã tích tụ
hơn mấy ngàn trăm triệu năm. Nam Cực là lục địa lạnh nhất còn lạnh hơn cả Bắc Cực.
Lương băng ở Nam Cực chiếm 98% băng toàn thế giới; Theo một vài nghiên cứu gần đây
thì nếu tất cả băng tuyết Nam Cực tan ra hết thì mực nước biển trên toàn thế giới
sẽ dâng lên 60 mét bởi vậy hiệu ứng Global warming đang được cảnh báo. Ngoài cái
lạnh thì nơi đó cũng là lục địa khô nhất, và có gió nhiều nhất.
Con người mới khám phá ra Nam Cực vào cuối thế kỷ 15, nhưng
mãi đến năm 1520 Ferdinand Magellan- thủy thủ Bồ Đào Nha- lúc đi thám hiểm bờ
biển phía Nam Argentina mới đích thực phát hiện ra một đảo tách rời khỏi vừng đất
Argentina. Và nhiều năm sau nữa nhiều đảo khác đã được khám phá…Nhờ vậy mà bây
giờ du khách có thể “Thám hiểm Nam Cực” bằng…du thuyền.
Để bảo vệ môi trường, hàng năm chỉ giới hạn số du khách là
20,000 và mùa du lịch chỉ xãy ra từ cuối tháng Mười đến cuối tháng Hai năm sau
vì lúc đó là mùa Xuân, Hạ ở Nam Cực; các tháng khác quá lạnh không thể hoạt động.
Về việc nghiên cứu khoa học thì có trạm nghiên cứu của các nước như USA, Anh, Úc, New Zealand, Nga, và có cả
một căn cứ của nứơc Ukrain, Chile (đây là một quốc gia gần với Nam Cực). Các nhân
viên nghiên cứu trong các tram đó chỉ phải công tác 6 tháng một lần và phải trở
về với đất liền để không bị cách biệt với cuộc sống trong xã hội con người quâ
lâu.
Vùng đất của hoà bình ư? Không cần ký kết thoả ứoc thì chắc
chắn rằng đó là nơi bình yên nhât trên trái đất này; không có con người sinh sống
(chỉ trừ vài khoa học gia trong các trạm nghiên cứu), không võ khí thì làm sao
có tranh dành để mà tạo nên chiến tranh đây? Đời sống sinh vật ở đó thật là bình
yên với các chú chim cánh cụt (Penguine) rất dễ thương và …nhút nhát trên một vùng
mênh mông toàn băng. Du khách phải tuân thủ luật lệ rất nghiêm ngặt về môi trường
như không được đến gần bất kỳ sinh vật nào và cũng không được để flash của máy
hình làm các sinh vật đó sợ hãi.
Ngoài penguin, tại Nam cực còn có các chủng loại hải cẩu, các
loại chim trời vừa bay vừa lặn, các loại cá và có cả cá heo, cá voi trên biển
Nam Băng Dương.
Tạo hoá thật kỳ diệu đã sinh ra các giống sinh vật ở vùng này
thi cơ thể hầu như không có mạch máu (để tranh bị đông) và da thì có sức chống
lạnh tự nhiên mới sống được với cái lạnh của băng.
Thám Hiểm…ngày nay
Nói là thám hiểm cho có…phong độ một chút chứ thực ra ngày
nay các hãng lữ hành muốn tổ chức tour đi Nam Cực đều được đăng ký với tổ chức
International Association of Ảntarctic Tour Operator (IAATO) đê theo đúng nguyên
tắc điều hành của Antarctic Treaty. Để đến vùng đất ngoài…trái đất này du khách
sẽ sử dụng du thuyền loại nhỏ như các River boat chứ không phải loại sea cruise
như Princess, Holland, Pride America…
Tàu của chúng tôi đi là tàu đóng tại Yugoslavia- Liên Sô có
tên Lyubov Orlova nhưng mang cờ hiệu của
Malta. Tàu dài 100 mét chứa tối đa 124 hành
khách nhưng đoàn của chúng tôi chỉ có 99 hành khách và 56 nhân viên vừa thuỷ thủ
đoàn vừa người hướng dẫn , và cả phuc vụ.
Hãng Quak Expeditions của USA thuê chiếc tàu này để tổ chức các
chuyến du hành ở Nam Cực trong mùa du lịch nói trên. Vì tàu ở Liên Sô nên thủy
thủ đoàn và nhân viên phục vụ phòng toàn bộ là người Nga. Phục vụ nhà hàng thì
có tuyển thêm một số từ Nhật ,
Brazil ; bếp trưởng
và phụ bếp thì từ Úc, Pháp. Còn nhân viên Quak Expeditions là người USA chịu
trách nhiệm về chương trình …”thám hiểm” mỗi ngày.
Ở điểm này có một sự phối hợp rất chặt chẽ giữa thuyền trưởng
và ngừoi trửong toán du hành để bảo đảm an toàn tối đa cho du khách. Chương trình
thám hiểm mỗi ngày đều có thể thay đổi tùy theo tình trạng thời tiết, bảo đảm tàu
không đụng phải các băng sơn trôi “lờ lững” cũng như các mảng ice glacier “bồng
bềnh” trên sóng Nam băng dương (để tránh không
xãy ra thảm kịch như “Titanic” ).
Xa hơn nữa các thuyền trưởng các tàu với nhau cũng liên lạc thay đổi lộ trình để
không chiếc nào gặp chiếc nào, tạo cho du khách thêm cảm giác “mạo hiểm” vì
nhìn quanh đâu chẳng thấy người,
chỉ có băng tuyết tuyệt vời chung quanh
Sinh hoạt trên tàu rất phong phú, đa dạng. Để làm giàu thêm
kiến thức cho du khách mỗi ngày đều có giờ diễn thuyết do các nhà chuyên môn nói
về các đề tài của Nam Cực (mà chúng tôi đã ghi trong phần sơ lược); chiếu phim
về đời sống sinh vật Nam Cực, phim tài liệu về các căn cứ khoa học…,ban đêm thì
chiếu phim…tình cảm.
Trên tàu có điện thoại nội bộ để liên lạc nhau nhưng không có
điện thoại đường dài. Internet chỉ có tại tổng đài kiểm soát và du khách muốn gởi
email thì phải save trong word file rồi nhân viên tổng đài sẽ gởi theo địa chỉ
yêu cầu –(chứ không thể gởi trực tiếp bằng email của mình) và đương nhiên giá cả
tính theo dung lượng mb của message.
Có rất nhiều du khách trong đoàn chúng tôi đem theo laptop
nhưng chỉ để upload, save hình là chính.
Ngày đầu tiên lên tàu thì mọi người đều được hướng dẫn các
biện pháp an toàn, sử dụng áo phao…vì tất cả các cuộc đổ bộ lên các đảo đều phải
sử dụng các thuyền rất nhỏ gọi là Zodiac- chỉ có 12 người.
Zodiac |
Khi thời tiết xấu không có các cuộc du hành thì du khách có
thể tập trung ở đài quan sát, nơi phòng lái để theo dõi lộ trình. Chúng tôi ngày
nào cũng lên đó “nghiên cứu” nên khi tour kết thúc đã được thuyền trưởng bình
chọn là “the best observer” (“người quan sát giỏi nhất”) và cấp giấy ban khen
trong buổi tiệc giã từ.
Đến ngày thứ năm kể từ lúc khởi hành thì tàu đến được lục địa
Nam Cực (Ảntarctic Continent); hôm ấy thuyền trưởng đã rất khéo léo đưa tàu lớn
vào rất gần với đất. Ở lục địa Nam
cực này có một điểm rât hấp dẫn đó là tắm nước nóng tại Deception Island .
Thật là quá ngạc nhiên và thích thú khi mà trong một vùng băng tuyết mênh mông, lại có nước nóng. Nguyên nhân đó là vùng đất có núi lửa ngầm nên chỉ cần đào đất không sâu là có nước nóng và để trung hoà nhiệt độ thì chỉ cần múc thêm nước lạnh từ biển đổ vào là có thể tắm như trong hình mô tả.
Thật là quá ngạc nhiên và thích thú khi mà trong một vùng băng tuyết mênh mông, lại có nước nóng. Nguyên nhân đó là vùng đất có núi lửa ngầm nên chỉ cần đào đất không sâu là có nước nóng và để trung hoà nhiệt độ thì chỉ cần múc thêm nước lạnh từ biển đổ vào là có thể tắm như trong hình mô tả.
Du khách nào tắm xong thì sẽ được cấp giấy “chứng nhận”; cũng
như tất cả du khách sau khi đặt chân lên Antarctic Continent đều được cấp giấy
chứng nhận.
Các dụng cụ cuốc xẻng,
xô đều đã được Quark Expeditions chuẩn bị sẵn. Trên tàu cũng có dự phòng các đôi
boot để dùng đi trên tuyết cho du khách sử dụng.
Đến đêm cuối cùng du khách được thưởng ngoại một chương trình
ca vũ dân ca Nga do các phục vụ viên biểu diễn. Tuy là nghiệp dư nhưng các nàng
múa rất nhuần nhuyễn làm nóng lên tan cả
cái lanh của mùa hè…nam cực.
Antartica BBQ |
Vì tàu nhỏ với ít du khách nên đã tạo nên một sự thân mật như
là bạn bè quen biết nhau lâu. Bản thân chúng tôi làm quen được khoản 50 người
trong đoàn và trong đó có một phụ nữ Úc 82 tuổi, một phụ nữ 72 tuổi. Thật khâm
phục cho tinh thần mạo hiểm của quý bà đã đến tuổi đó vẫn còn có thể một mình
chống gậy để hằn những bứơc chăn trên mặt băng của nơi xa hơn tận cùng trái đất.
Không biết lúc mình bằng tuổi các bà đó thì có còn sức để mà đi Nam cực
thêm một lần nữa, để coi “thương hải biến vi tang điền” ra làm sao???
Các bạn có thể tưởng tượng ra bề mặt của lục địa này như một
lớp bong gòn trắng xoá và mình đi cùng đoàn. Cuối cùng thì cũng ra khỏi được
khối tuyết đó để mà hôm nay hầu chuyện với các bạn.
bứơc đi thì cũng không biết đến đâu vì nó mênh mông vô bờ. Du khách phải đi từng đoàn với nhau, và được chỉ dẫn là nên bước theo vết chân của người đi trước. Chúng tôi cũng theo lời nhưng lại xãy ra sự cố. Số là cái ngừoi đi trước quá cao nên đã hằn vết chân hơi sâu, mà chúng tôi thì chân ngắn nên khi đặt bưới theo thì hầu như cả con người bị lọt xuống “ổ phục kích” kéo chân lên không được. Thế là bị “chôn chân” giữa tuyết chỉ một giây phút tuyết tràn vào boot lại càng khó lấy ra. Phải kêu cứu thôi; nhưng giữa trời bao la to rộng đó, cái giọng của “đài phát thanh” cũng khó khăn lắm mới âm vang đên nguời
bứơc đi thì cũng không biết đến đâu vì nó mênh mông vô bờ. Du khách phải đi từng đoàn với nhau, và được chỉ dẫn là nên bước theo vết chân của người đi trước. Chúng tôi cũng theo lời nhưng lại xãy ra sự cố. Số là cái ngừoi đi trước quá cao nên đã hằn vết chân hơi sâu, mà chúng tôi thì chân ngắn nên khi đặt bưới theo thì hầu như cả con người bị lọt xuống “ổ phục kích” kéo chân lên không được. Thế là bị “chôn chân” giữa tuyết chỉ một giây phút tuyết tràn vào boot lại càng khó lấy ra. Phải kêu cứu thôi; nhưng giữa trời bao la to rộng đó, cái giọng của “đài phát thanh” cũng khó khăn lắm mới âm vang đên nguời
Giã từ những chú chim cánh cụt đáng yêu, giã từ những khối băng
sơn có lúc làm nên huyền thoại, giã từ những cánh chim hải âu trên biển trời
Nam Băng Dương, chúng tôi phải trở lại cuộc sống thực tế của vòng xoáy cuộc đời;
nhưng mà cuộc hành trình đã làm giàu cho đời sống tinh thần để thấy cuộc đời thật
hạnh phúc và đáng sống như những chú chim cánh cụt tiếp tục hót trên băng tuyết. Khi các bạn đọc bài này và xem hình này thì
xin hãy cùng chúng tôi có thể biết rằng đây là một trong những người Việt Nam hiếm
hoi có mặt ở Nam Cực. Người kế tiếp sẽ là bạn…bạn nhé!
Và biết đâu khi trở về chúng ta lại phải bắt chước Nguyễn Công
Trứ đê mà nói rằng
“Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm chim cánh cụt (penguin) hót trời Cực Nam ”
No comments:
Post a Comment