Vào cái lúc mà nền kinh tế thế giới đang suy trầm như lúc này
thì đi du lịch rất có lợi vì hầu như các hãng máy bay đều giảm giá. Chúng tôi đến
Morocco bằng Air France
và thật sự thấy “tội” cho business của nó. Chuyến bay rất nhiều chỗ trống, một
mình chúng tôi chiếm trọn 3 ghế để nằm thẳng cẳng cho hết đoạn đường bay dài mười
mấy giờ. Đã vậy mà các bữa ăn trên máy bay lại có thực đơn in trên giấy bìa cứng,
màu sắc đẹp mắt và chưa hết đâu, vì đi vào quốc gia hồi giáo nên trên khay thức
ăn còn phải để một tấm giấy nhỏ ghi bằng Anh ngữ là “bảo đảm thức ăn này không
có thịt heo” (guarantee this meal contains no pork). Các loại rượu uống thì tha
hồ champagne, vin trắng, đỏ của xứ Pháp phục vụ miễn phí, mà thái độ phục vụ của
tiếp viên phi hành cũng rất ga-lăng điệu nghệ của xứ “con gà trống”.
Chúng tôi đi qua hải quan Morocco
không có một trở ngại gì, và tiếp theo
thì phải chuyển sang chuyến bay nội địa bay về miền bắc đển Fes . Bay nội địa thì dĩ nhiên
không thể như quốc tế. Sử dụng hãng Royal Air Maroc từ Casa đến Fes chỉ 1 giờ bay theo máy bay nhỏ khoản 50 người. Nhưng
thấy nó còn tệ hại hơn cả xe đò VN nghĩa là đúng giờ khởi hành mà chưa bán hết
vé thì máy bay chưa cất cánh; chúng tôi đã phải chờ hơn 1 tiếng đồng hồ để hành
khách tiếp tục đến cho đủ mới bay. Có một vài ông hành khách cũng la người Ma Rốc
không kiên nhẫn đã lớn tiếng la ó (đoán qua cử chỉ thôi vì không hiểu họ nói gì),
phản đối với cô tiếp viên và viên phi công. Cuối cùng thì chúng tôi cũng tới được
nơi muốn đến để làm một cuộc du hành ngắn gọn qua các vùng nổi tiếng của Morocco
cho thoả chí “tang bồng” và cũng để giúp nền kinh tế thế giới phải không quý vị?
Quốc gia này rông khoản 250 ngàn km vuông, đã chịu sự thuộc địa
của Pháp từ 1912 đến 1956 mới được Pháp trao trả độc lập nhưng cũng rơi vào sự
kiểm soát của Tây Ban Nha đến năm 1976 mới hoàn toàn độc lập theo chính thể đại
nghị vừa có vua vừa có Thủ Tướng. Dân số hiện nay chỉ khoản 30 triệu người. Vị
vua hiện tại là vua Mohammed V nắm nhiều quyền hành hơn vị thủ tướng (khác với
Anh). Thủ đô là Rabat nhưng Casablanca mới là nơi sầm uất nhất được coi
như thủ đô về kinh tế, tài chánh. Ngay cả phi trường quốc tế cũng ở tại Casablanca chứ không tại Rabat (cách Casa 100 km).
Dưới thời thuộc địa Pháp giáo dục chỉ dành cho nhà giàu. Đến
khi được độc lập thì chính phủ cưỡng
Carpet made in Morocco |
Dân tộc Ma Rốc nguyên thuỷ có 4 chủng tộc mà nổi trội là giống
Berber. Bây giờ những người nàySahara . Người Berber nổi tiếng về
dệt thảm đẹp nhất Ma Rốc. Một tấm thảm được đánh giá bằng tổng số mũi dệt, càng
nhiều mũi dệt (knots) trên một diện tích thảm càng đắt tiền. Có tấm thảm được dệt
đến 450 ngàn mũi trong một mét vuông. Giá cả cũng còn tùy vào hoa văn và dệt một
mặt hay 2 mặt. Càng nhiều chi tiết giá càng cao. Thảm còn là món quà hồi môn cô
dâu đem về nhà chồng . Cho nên người thiếu nữ nào có tài dệt thảm thì không sợ
bị.. ê sắc” (như Ác Tiên).
Chúng tôi có dịp viếng thăm một vài gia đình gốc Berber và
theo truyền thống họ tiếp đãi kh ách và trà của Ma Rốc uống
với một loại đường như đường phèn nhưng mà là một tảng rất lớn phải dùng búa đập
mới vỡ.
bằng trà bạc hà. Họ nấu nước pha trà ngay
trước mặt khách,
Chúng tôi cũng đ ược chiêu đ ãi một món ăn thuần tuý của Ma
Rốc là Tarines. Tarines là một cái thố cạn như cái dĩa bằng sành, có nắp đậy.
Thịt để bên trong, rau củ phủ bên ngoài và hầm với gia vị cho chín nhừ. Khi ngồi
vào ăn thì khách phải múc ngay cái phần ở trước mặt mình cho dù đó là cái mình
không thích. Chỉ có chủ nhà mới có quyền gắp bất cứ phần nào của Tarines. H ọ nấu
với thịt bò thì vị cũng tựa như Ragu.
Người Ma Rốc còn ăn cả con ốc sên (không phải con ốc bưu như
người VN). Họ cũng luộc và bán theo chén (nhỏ 5 DH, lớn 10 DH). Nhưng người Ma
Rốc họ không biết dùng gừng, sả để khử mùi của ốc sên luộc nên chi đi ngang qua
mấy quán bán ốc sên luộc thì ngửi phải một mùi tanh nồng khó chịu của ốc sên chứ
không được thơm như các gánh ốc bưu, ốc len xào của quê hương ta.
Đi gần hai tuần lễ mà không thấy một dấu hiệu thức ăn Á đông.
Đến ngày cuối chúng tôi về lại Casablanca
thì tình cờ thấy một nhà hàng Tàu (chinese food). Nhưng họ lại đóng cửa vì nhằm
vào lễ Sheep Festival. Có điều chúng tôi thích nhất là bánh mì bagette parisien
vừa nóng dòn, vừa rất rẽ. Một ổ bagette đó mà mua ở Paris ph ải 1.5 Euro nhưng bên Ma Rốc chỉ 1.5
cent USD. Các tiệm pastiserie theo lối Tây thật là hấp dẫn.
Ma Rốc còn có các vụ mùa về Olive và chà là vì khí hậu sa mạc
thích hợp nhất là ở Erfoud sát cạnh
Moroccan date |
Nguời Ma Rốc theo đạo hồi, và còn rất phong kiến. Khắp nơi ở
chúng tôi đi qua hầu như chỉ thấy đàn ông nhất là ở các chợ,( không giống như ở
VN rất nhiều sạp hàng do các bà đảm nhiệm). Chúng tôi có thấy một vài phụ nữ ôm
con nhỏ ngồi dọc những lề đường lớn nơi có nhiều du khách qua lại để xin tiền.
Họ chỉ ngồi im lặng một chỗ không lên tiếng, ai muốn cho thì họ mới đưa tay ra
lấy. Chúng tôi không thể chụp một tấm ảnh nào của phụ nữ vì họ không cho phép.
Đàn ông Ma Rốc có cá
tính gia trưởng mạnh mẽ thấy thái độ có vẻ dữ dằn và thích gây hấn, cải vả. Còn
phụ nữ Ma Rốc nhìn trên khuôn mặt sau tấm khăn che không biết được gì ngoài đôi
mắt. Không phải phụ nữ nào cũng che mặt kín. Chúng tôi cũng thấy một it để hở mặt
và đầu tóc. Hỏi thì được giải đáp là chỉ có phụ nữ nào có làm lễ “practiscion”
mới che mặt và chỉ có người chồng mới được tháo khăn ra để nhìn tóc của vợ. Người nào đã thụ lễ thi phải thực hành cầu
nguyện đúng giờ giấc- 5 lần 1 ngày- và theo đúng các điều răn của đạo Hồi. Bởi
vậy đang ngũ 4:30 sáng bỗng nghe những âm thanh lạ lung khắp nơi đó là một
trong những lần cầu nguyện; rồi trưa 1 giờ, 4:30 chiều, rồi 10 giờ đêm. Coi như
cả ngày đều nghe âm thanh cầu nguyện (không nghe rõ tiếng). Ngay tại phi trường
lúc 4:30 PM chúng tôi thấy một phụ nữ dọn dẹp nhà vệ sinh, đang chùi dọn nửa chừng
thì bỏ chổi qua một bên đến một góc tường quỳ xuống lầm thầm cầu nguyện mặc cho
khách đứng chờ để sử dụng nhà vệ sinh.
Theo phong tục đạo hồi thì đàn ông có quyền kết hôn với 4 bà
vợ một lúc. Nhưng ông vua hiện tại chỉ có một bà hoàng hậu duy nhất. Nghe nói cái
lý do ông vua Mohammed V này không cuới 4 bà vợ vì “ngại” có đến 4 bà mẹ vợ chứ
không phải “ngại” cái chi chi.
Đi trong các thành phố lớn như Marrakesk, Casablanca ,
Fes , chúng
tôi thấy có rất nhiều taxi. Taxi
Marrakesk Mosque |
Ở đây cũng xin nói thêm là mua bán tại các chợ ở Ma Rốc cũng
giống như chợ bên VN là phải trả giá cho kỹ. Kinh nghiệm bản thân là chúng tôi
vào tiệm hỏi mua một cái túi xách da nhỏ, họ cho giá 550 DH (DH dirahm là đơn vị
tiền tệ của Ma Rốc khoản 8.5 DH/=1 USD), chúng tôi ngần ngừ tính bước ra thì
anh chàng bán hàng đã tự động hạ giá 300 DH. Mình chưa trả giá mà họ đã tự động
giảm xuống thì hỏi coi giá thật là bao nhiêu để có thể không bị hớ???.
Trên đường phố chúng tôi quan sát thấy có trồng rất nhiều cây
cam, quýt và đang mùa trái rộ chín vàng. Cây được ct xén ất đẹp (không rườm rà),
cành trĩu nặng trái. Chúng tôi hỏi “ai là người thu hoạch các trái này?” thì được
cho biết nhân viên chính phủ lo vấn đề giữ gìn chăm sóc cho có mỹ quan thành phố.
Người dân cho dù đói vẫn không ai xâm phạm hái trôm. Nhìn các cây này tại đường
phố của xứ Ma Rốc mà chạnh lòng nghĩ đến sự phá hoại các cây hoa cảnh chưng bày
vào dịp Tết Kỷ Sửuở Hà Nội!?
Thành phố Ourzazate của
Ma Rốc được coi nh ư Hollywood của Bắc Phi vì ở đó đã được dùng để quay nhiều
phim của USA nh ư phim Babe, Gladiator, Mummy Return v.v…Chúng tôi chỉ đi viếng
cảnh quay phim Gladiator mà thôi.
Đoạn cuối của chuyến du lịch xin mời các bạn cùng chúng tôi đi
thám hiểm sa mạc Saharah. Đây là sa mạc nóng lớn nhất thế giới. “Saharah” theo
nghĩa tiếng Ả Rập là “great desert”. Hôm chúng tôi đi
thửơng ngoạn cảnh hoàng hôn ở dune tại Erg Chebbi là cửa ngõ vào sa mạc thì một “sự cố” xãy ra ghi một kỷ niệm khó quên. Đoàn chúng tôi đi 8 chi ếc Landover mỗi chiếc 5 người. Đường đi qua một khúc đập, nhưng bị nước tràn do mấy ngày mưa lớn . Một chiếc xe thứ 5 trước xe của chúng tôi bị lêch đ ường làm nghiêng xe về một bên khiến nước tràn vào. Xe chúng tôi và 2 xe sau cùng cũng cố gắng qua khỏi đập nước tràn trong hồi hộp lo âu. Chỉ một tích tắc mà thấy sao quá dài!
Sau khi qua xong cái đập nước thì các xe dừng lại và tour guide liên lạc với chính quyền địa phương để xin xe đến trục vớt. Hành khách 5 người trên xe được chuyển qua xe khác. Hành động cứu hộ rất nhanh trước khi xe có thể chìm sâu trong nước. và cũng nhờ xe nghiêng về phía tài xế nên dễ cứu các hành khách hơn. Nếu mà xe lệch bánh về bên phải thì chắc là “trôi theo giòng đời” rồi!!!
Chúng tôi nhanh chóng chớp mấy “pô” hình thì được các bạn trong đoàn phong cho là “phóng viên CNN tường thuật tại chỗ”
Mọi người ai cũng lên ruột nhưng như thế mới đúng ý nghĩa
“thám hiểm”. Chúng tôi lấy việc này rút kinh nghiêm từ đây nếu đi du lịch thì
phải nên mua bảo hiểm du lich nhé.
Sahara Desert |
Tạ ơn thánh”Allah” sau đó cả đoàn lại tiếp tục tiến về sa mạc
cho kịp thưởng thức mặt trời lặn vì mùa Đông mặt trời lặn sớm khoản 5 giờ. Chúng
tôi đi lạc đà tiến sâu vào đồi cát mênh mông, gió cát lạnh thổi bốn phía, nếu
không có người thổ địa ở đó dẫn đường đi thì rất dễ lạc vì chung quanh bốn bề đều
là cát nhấp nhô lượn sóng chập chùng. Gió thổi tung cát mịt mù cũng không thấy đường
mà đi. Đẹp, hung vĩ nhưng mà không an toàn lắm. Nếu mình đứng một chỗ chỉ trong
chớp mắt gió thổi cát sẽ lấp cả bàn chân. Chúng tôi đi thành đoàn, xem mặt trời
lặn xuống rất nhanh (không như mặt trời lặn ở bờ biển xuống chậm). Chỉ tích tắc
là toàn bộ bầu trời sậm màu. Phải nhanh chóng trở về thôi. Đường về tour guide đã
chọn lối khác an toàn hơn không đi trở lại
đập nước tràn, nhưng điều lo âu chỉ
thật sự tan biến khi mà xe chúng tôi chạy trên đường tráng nhựa (vì một phần
trong sa mạc là đường đất đá và tối om)
Sa mạc Sahara khác với Gobi
vì không có nhiều cỏ cây mà chỉ toàn đá đen và đây cũng là nguồn đá cẩm thạch
giá trị mà Ma Rốc khai thác để xuất cảng cho các công trình xây dựng. Đi thám
hiểm sa mạc Saharah theo chúng tôi vẫn không mạo hiểm bằng đi Gobi vì dù sao
Sahara cũng nằm gần “ánh sáng văn minh đô thị” nên cũng có điện nước cung cấp một
phần (không hoàn toàn thiên nhiên 100%)
Trở về chúng tôi thầm làm một sự so sánh Ma Rốc và VN; cả
hai quốc gia đều có lịch sử thuộc địa pháp. Ngày nay Ma Rốc vẫn giữ những gì đã
được xây dựng từ thời Pháp (ngay cả giáo dục) và tiếp tục chịu ảnh huởng Pháp nên
tiếp tục hấp thụ tinh thần dân chủ cho dù đó là quốc gia Hồi Giáo. Du khách Pháp
và châu âu là một nguồn lợi kinh tế đáng kể của Ma Rốc. Ma Rốc có hãng lắp ráp
xe hơi Renault. Ma Rốc không có nhiều nhà cao tầng, Không có freeway nhiều lane
như USA nhưng mà các đường quốc lộ trơn tru xe chạy trật tự thoải mái Bắc Nam và
có nhiều đường để thay thế không phải chỉ một cái “quốc lộ 1” như VN. Đường đèo
từ dãy High Atlas xuôi xuống Middle Atlas dài và ngoằn nghèo gấp mấy lần đèo Hải
Vân rất ngoạn mục và an toàn dù cho trời tuyết giá. Nhờ đường sá như vậy nên du
khách có thể thăm viếng nhiều thành phố trong một thời gian giới hạn.
Phải kết luận rằng Ma Rốc khôn ngoan khi vẫn tiếp tục chọn
Pháp là đồng minh lưỡng lợi để tiếp tục phát triễn đất nước nâng cao dân trí, xây
dựng bến cảng, nhà ga, phi trường, đường sá để xứng đáng vị trí “Cửa ngõ Bắc
Phi”.
No comments:
Post a Comment