Sunday, January 27, 2019

DU LICH THE GIOI- INDIA


ĐƯỜNG VỀ ĐẤT PHẬT (The Buddha Trail)

Cuôc hành trình theo dấu chân Phật của chúng tôi khởi đi từ San Francisco cũng rất là gian nan để thấy có cảm tưởng mình cũng giống Tam Tạng đi thỉnh kinh vậy.
Những người có US Passport phải có Visa mới vào Ấn. Chúng tôi đã đến Toà Lãnh Sự Ấn ở SF để xin Visa và đã được cấp phát trong cùng ng ày - sáng nộp hồ sơ và 40 USD, chiều ghé qua lấy Visa, bước này thì rất tiện; Vì tại SF có rất nhiều toà lãnh sự các nước nên cũng giúp cho cái mộng “hải hồ” c ủa chúng một phần nào đó.
Ở SF có hai ngã  dến Ấn, một là theo đường bay qua châu Á, ghé Hồng Kông, Singapore; hoặc là đi đường Châu âu qua NY, rồi Hoà Lan và vào Delhi. Hai ngã đều có khoản thời gian gần bằng nhau. Chúng tôi đã chọn ngã Châu Âu với hãng Delta airline.
Để thích hợp với thời gian chúng tôi một nhóm 5 người đ ã tự mình soạn một chương trình riêng (customized) và nhờ hãng lữ hành bên Delhi- Culture Holidays sắp đặt mọi việc bên Ấn.
Đến phi trường New Delhi đã khuya và về đến hotel thì gần 12 giờ sáng . Chúng tôi ngụ tại khách sạn Connaught gần khu shopping. Chỉ ngũ được mấy tíêng là đã sáng và bắt đầu chuyến hành hương tìm về đất Phật..

Ngày đầu tiên chúng tôi đã đi Jaipur, thăm Pink city- thành phố sơn toàn màu hồng; Rồi tiếp theo là  đi Agar thăm Agar fort viếng Taj Mahal
Taj Mahal là ngôi mô của Vua Shah Jahan xây cho hoàng hậu vào thế kỷ 16, phải cần hơn 20,000   và ngày nay là một kỳ quan. Taj Mahal làm bằng cẩm thạch màu trắng nên phản chiếu dưới ánh sáng cho dù mặt trời hay mặt trăng. Vào thăm viếng ngôi đền không được mang giày d ép. Hướng dẫn viên của chúng tôi đã cung cấp cho mỗi người một cặp nylon để mang ra ngoài đôi giày của mình khỏi phải cởi giày ra cho tiện. Bên trong ngôi đền chỉ có một ngôi mộ hoàng hậu ở chính giữa, còn mộ của vua thì ở một góc không đối xứng.


nhân công và 22 năm mới hoàn thành; một kiến trúc được hình thành do một tình yêu thương sâu sắc
Cảnh trí chung quanh là vườn cây và hồ nước được thiết kế coi như vườn địa đàng để linh hồn hoàng hậu được an nghỉ.
Đây là điểm đến không những của du khách mà còn của hơn một tỉ người Ấn ở khắp nơi trên toàn lãnh thổ. Vấn đề an ninh cũng rất nghiêm ngặt.

Sau một ng ày ở Agar đến tối chúng tôi được đưa đến trạm xe lữa để đi chuyến tàu đêm về Varanasi. Trời, cái gian nan xuất hiện từ đây. Nói là xe lữa du lịch, có gi ường nằm nhưng quá đông đúc ồn ào. Nhóm chúng tôi 5 người  bao trọn một phần wagon 6 chỗ nằm (một bên 3 tầng nằm). Phía bên đối diện là 3ầng giừong của khách Ấn. Hướng dẫn viên chỉ đưa chúng tôi lên toa tàu mà thôi chứ không đi theo suốt đêm trên tàu. Đến 9 giờ sáng thì đến Varanasi ở đó có người đón nhưng cảnh bát nháo tại trạm xe lữa cũng làm chúng tôi…kinh hãi. Một đám đông thanh niên chen lấn dành nhau để khiên hành ly. Nhưng công ty du lịch Cultural Holidays đã chọn người khuân vác. Nếu mà không có hướng dẫn viên thì du khách rất dễ bị lừa gạt ở mấy điểm công cộng này.

VARANASI: SARNATH: Nơi Thiền đầu tiên của Phật
Chúng tôi về nghĩ ở khách sạn Radison, ăn trưa xong là tiến hành đi thăm Vườn lộc Uyển (deer park) ở Sarnath nơi Đức Phật lần đầu tiên thiền đinh. Không gian bên trong và bên ngoài vườn Lôc Uyển rất tương phản; ngoài cửa thì rất nhiều người hành khất chèo kéo xin xỏ du khách, nhưng bước qua cổng vườn thì tĩnh mịch, yên lành đúng là một nơi để thiền định. Tuy nhiên cái không khí xô bồ trước cổng đã đánh mất đi rất nhiều giá trị tu dưỡng của cảnh vật. Mà sau này trong suốt con đường của Phật nơi nào cũng hai cảnh trái ngược giống như ở Lộc Uyển.
Khoản 6 giờ chiều thì chúng tôi được hướng dẫn đi bộ ra bờ sông Hằng (Gang River) để đi thuyền trên sông đến coi chỗ hoả thiêu, rồi  tối đến thì coi các màn ca múa tế lễ. Người theo Ấn giáo tin tưởng chết là thiêu và tro cốt rãi trên sông Hằng thì sẽ tốt. Chỉ có người khá giả mới có đủ khả năng đem xác chết thân nhân đến làm lễ hỏa tang ở ngay tại lò bên bờ sông Hằng ở Varanasi, còn người nghèo và ở xa thì hỏa táng tại chỗ và chỉ đem tro cốt về rãi trên sông Hằng. Không biết thiêng liêng thế nào nhưng chúng tôi khi đi thuyền đến gần thì cảm thấy khó thở vì hít phải cái không khí có quá nhiều thán khí đốt người chết, rồi tưởng tượng cái lòng sông đó là nơi tích lũy hàng trăm triệu tro cốt người Ấn thì cũng hơi…ớn lạnh.
Trên bờ sông Hằng có rất nhiều trẻ em bán các đèn hoa để du khách mua thả trôi trên sông như là cầu nguyện; người ta cũng ra bờ sông tắm bằng cách múc nước dội từ đầu để làm phép vì tin tưởng đó là nước thánh (cũng tương tự như ở sông Jordan bên Israel)

BODHGAYA: (Bồ Đề Đạo Tràng): Nơi Phật Thích Ca Đắc Đạo
Rời Varanasi chúng tôi tiến về Bodhgaya đê đến cội BỒ ĐỀ (Bodhi tree) nơi Phật tu thành chánh quả.nườm nượp qua lại.
Ngày nay để bảo vệ gốc cây bồ đề này đã được rào cản chung quanh không cho người tiến gần khoản 10 mét. Du khách đên chiêm bái vẫn cố gắng chen vào. Dưới tang cây có rất nhiều người tây phương nam, nữ ngồi thiền mặc cho du khách đông


Bên hông  tường  phía phải của chùa có một vị trí mà người ta đồn là nếu mình nhắm mắt lại bước khoản 5 mét đến thẳng tay đụng được bức tường này thì mọi sự cầu nguyện của mình sẽ được linh ứng??? đúng sai chúng tôi không có gì để kiểm chứng chỉ xin ghi lại vì thấy có rất nhiều người thử làm nhưng không ai bước thẳng đến đúng (vì nhắm mắt mà đi nên đi lệch hướng hết trơn).
Ở kế cận vùng này có chùa Việt Nam cung cấp dịch vụ ăn ở như loại bed & breakfast cho các người Việt đi hành hương. Chúng tôi đã gặp rất nhiều đồng hương từ khắp nơi Âu Á .
Ở thành phố này chúng tôi cũng đã thăm di tích trường đại học Nalanda la trường của thời Ấn xưa.

KUSHINAGAR: Nơi Phật Nhập Niết Bàn.
Từ Bodhgaya chúng tôi phải qua  Vaishli là nơi Đức Phật thiền định cuối cùng trong đời , sau đó phải nghỉ đêm tại Patna  mới đến được Kushinagar là nơi Đức Phật từ giã cõi đời về cõi Niết Bàn. Ở đây có xá lợi của Phật và có một tượng Phật nằm rất lớn..

LUMBINI- Nơi Phật đản sanh
Lumbini nằm trên lãnh thổ xứ Nepal, chúng tôi phải “vượt biên” để đến đó. Từ hồi còn bé chúng tôi được nghe kể về huyền thoại bà hoàng hậu “Ma Da” sinh ra  thái tử Siddhartha ( tức Đức Phật) dưới tàng cây “Vô Ưu” tại Lâm Tì Ni (Lumbini); 


bây giờ mới được tận mắt nhìn để biết rằng không phải như vậy. Nhưng khung cảnh chung quanh nơi Đức Phật được sinh ra cũng có một cây bồ đề rất lớn ở cạnh một hồ nước nhân tạo. Như thế  cái hồ này không phải đã được có từ cách đây hơn 2000 năm. Ngày nay Lumbini đã được  Unesco coi là World Heritage.
Tại vùng Lumbini cũng có chùa của người Việt Nam do thầy Huyền Diệu chủ trì, và có cả Cô Nhi Viện Kim Sơn.

Sau một ngày ở Lumbini chúng tôi quay về lại Ấn và ghé qua Sravasti  thăm viếng Saheth nơi được tuyền tụng có rất nhiều phép lạ của Đức Phật. Sau đó chúng tôi về đến Lucknow để đáp máy bay nội địa về lại New Delhi. Đến đây là kết thúc “Budha Trail” (từ Varanasi đến Lumbini). Không biết ngày xưa Tam Tạng đi thỉnh kinh ra sao chứ ngày nay chúng tôi th ấy mình quá ê ẩm qua bao nhiêu thành phố của Ấn trên nh ững con đường đầy… ổ gà làm cho xe xóc mà chúng tôi gọi đùa l à “India massage”  giữa cái nóng
của tháng 12. Đó là chúng tôi đã đi bằng xe du lịch có máy lạnh; chứ hãy nghĩ đến các hành khách trên chuyến xe ở trong hình thì thế nào nữa???



Thành phố Delhi được chia làm hai khu: Old Delhi và New Delhi. Tất cả các cơ quan hành chánh công quyền, thương mại kinh tế đều tập trung ở New Delhi. Phần Old chỉ là di tích để du
khách thăm viếng, và cư dân ở đó cuộc sống cũng nghèo hơn. Chúng tôi đã đi thăm mộ của Gandhi, thăm Parliament house, Lotus temple có kiến trúc từa tựa “nhà con sò” bên Úc (Sydney Opera House) đó.

ẤN: Đất nước của sự tương phản.
Thật vậy qua chuyến đi chúng tôi nhận thấy có rất nhiều sự trái ngược trên đất Ấn xin được đơn cử một vài điều
 Đầu tiên là trái ngược về khoa học; trong khi vùng Bangalore ở miền Nam Ấn rất phát triễn với high tech (được coi như Silicon Valley của USA), mà ở những nơi khác điển hình là tại cửa khẩu biên giới Ấn và Nepal nơi chúng tôi đi qua thì rất là “cỗ lỗ sĩ” không có một cái computer để lưu giữ data về việc cấp visa (vi qua Nepal phải cần visa). Mọi thứ đều dùng giấy và viết tay rất chậm chạp, và dĩ nhiên để được nhanh hơn thì cũng co thủ tục “đầu tiên” đó bạn ạ.

Điều trái ngược thứ hai là dân thì thiếu ăn mà để bò với heo chết thì…đem chôn. Ấn có một số lượng
bò bằng phân nữa dân số nghĩa là cũng gần 500 triệu con. “Đàn bò vào thành phố” là cảnh thường ngày ở…Ấn. Có thể nhìn thấy thủ đô Delhi như một sở thú di động vì đi đường sẽ thấy bò, khỉ, lạc dà thong thả dạo chơi; lái xe phải coi chừng nhé.

Điều trái ngược thứ ba là “trọng nam khinh nữ”: một mặt Ấn có nữ tổng thống nhưng mặt khác trong gia đình, xã hội thì phụ nữ vẫn không được coi trọng. Đi qua các thành phố chỗ nào chúng tôi cũng thấy các ông ngồi trước hiên nhà phì phà điếu thuốc, mà không thấy các bà ở đâu thì được trả lời là các bà phải làm ngoài đồng, hoặc làm trong bếp.
Xã hội Ấn vẫn còn tính giai cấp rất nhiều. Giai cấp nào thì giao thiệp, hổ trợ giai cấp đó mà thôi. Do đó có rất nhiều sự cách biệt giữa các giai cấp; ngay như trong vấn đề hôn nhân chỉ người cùng giai cấp mới kết hôn với nhau. Coi phim Ấn chắc các bạn cũng thấy những “éo le” của các mối tình khác biệt giai cấp xã hội.

Xã hội cũng còn quá tương phản như là đã chế tạo cả vệ tinh và nguyên tử nhưng đa phần dân ở nông thôn vẫn còn phơi khô phân bò trộn với rơm để làm chất đốt hoặc đắp tường nhà. Như là  bên cạnh những ngôi chùa nguy nga tráng lệ hơn cả tri ệu đô la Mỹ thì trẻ em phải ngồi trên chiếu ngoài sân mà học vì không có trường sở.

Kết thúc Đường về Đất Phật chúng tôi chiêm nghiệm ra rằng con đường Phật đi là con đường giải thoát cứu khổ chúng sinh, kiến tạo hoà bình, an lạc trong nội tâm mỗi cá nhân và nhân loại trên hoàn vũ, nhưng tiếc rằng rất nhiều người và  ngay cả người dân Ấn cũng đã bỏ quên chân lý nhiệm màu đó để cho nảy sinh biết bao thảm hoạ và bất ổn trong cuộc sống.
.
Xin được kết luận bài ký sự này với lời dạy của Đức Thế Tôn
“Cuộc đời sắc sắc không không,
Thì xin hãy sống thật lòng cùng nhau”.


No comments:

Post a Comment