NAM HÀN: PHÁT TRIỂN TRONG CHIA CẮT
Part.III – Đời Sống- Xã Hội
Trân quý mầm non: Ở Mỹ phân định theo thứ tự ưu tiên “trẻ em, phụ nữ...” nhưng có lẽ vẫn không được ưu đãi trân trọng như trẻ em ở Nam Hàn. Ngay tại phi trường quốc tế chúng tôi thấy display những tranh vẽ do các thiếu nhi sáng tác với các nét vẽ ngây ngô, ngộ nghĩnh ghi rằng “ our future is in your hand, Mr. President. Do you want us to become : Doctor, Engineer, animal doctor, lawyer...” . Xa hơn một chút rất đặc biệt là ngay cả...toillet cũng được sản xuất riêng cho thíc hợp với tầm vóc thiếu nhi. Trong phòng vệ sinh dành cho em bé ngoài bồn cầu dành cho bà mẹ, còn có bồn nhỏ cho bé, và bồn tiểu cho bé trai. Bên ngòai cửa cũng được trang trí những hình ảnh màu sắc tươi thắm, nhìn vào thì cũng biết ngay là nơi dành cho baby . Thật là quá tâm lý và nhân bản. Cái này thì USA thua xa rồi.
Toillet tre em |
Các thế hệ cao niên của Nam hàn hầu như không biết ngoại ngữ nhiều. Nhưng từ những năm gần đây trong thế kỷ 21 này Anh Ngữ đã được bắt đầu giảng dạy cho các học sinh trung học như là second language. Bởi vậy muốn hỏi thăm gì xin cứ gặp các em tuổi teen là có hy vọng sẽ có communication. Hỏi mẫu người 30 trở lên thì chịu...chết. Nhưng bù lại họ rất nhiệt tình hướng dẫn theo phong cách của riêng mình như sử dụng tay...chân; có nghĩa là nếu chỉ đường thì họ sẵn lòng dẫn mình đến tận nơi, khỏi nói mất công vì nói cũng không ai hiểu ai .
"traṃ xe lửa tốc hành Seoul" |
Hỏa xa của Nam Hàn rất hiệu quả; họ có 4 đường và 4 loại tàu khác nhau. Chúng tôi thấy cùng một lúc 4 chiếc tàu chạy song song nhau nhưng tàu chúng tôi chạy nhanh qúa không thể chụp được cảnh này.
Nói đến xe lửa thì cũng xin được nói xa thêm một chút về xe metro. Tại Seoul và Busan có hệ thống metro rất hữu hiệu, với các bảng hiệu có cả Anh ngữ. Đặc biệt cái cổng vào có hình hai diễn viên nổi tiếng hai bên; khi cửa mở thì cho hành khách cảm giác như chính hai tài tử này mở cửa phục vụ mình vậy đó.
Incheon Bridge |
Y Phục truyền thống : Hanbok : Ngày xưa người Đại Hàn dùng y phục Hanbok mà khi nhìn vào chiếc áo mặc có thể đoán biết nghề nghiệp, giai cấp của người đang sử dụng. Thí dụ giai cấp dân gĩa thường mặc áo màu ...trắng. Vải để may Hanbok thường được nhuộm bằng màu thiên nhiên và là màu thuần tuý không có in bông nhưng có thể thêu bông. Người làm trong vương phủ, cung vua, có áo thêu trước ngực và sau lưng. Ngày nay, Hanbok chỉ còn được dùng trong ngày hôn lễ, trong các quốc lễ đặc biệt, hay trong các nhà hàng truyền thống mà thôi.
Ẩm Thực Đại Hàn:
Không thể gọi là Korean Meal nếu không có Kim Chi va Banchan haylà side dishes. Banchan đơn giản là ba dĩa và có thể lên đến 30 diã như bữa ăn mà chúng tôi đã được thưởng thức ở Busan. Chúng tôi nghĩ có lẽ công việc rữa chén trong các nhà hàng ở Nam hàn thì không bao giờ thiếu vì bữa ăn nào cũng thấy bày đầy bàn,mỗi thứ một chút tí chỉ gắp bằng múi đũa, cái gì cũng ...cay –( lối ăn này giống với người Huế của VN ghê lắm)- nhưng ăn hết thì có thể gọi phục vụ đưa thêm, nhưng chừng mực thôi nhé. Nhớ hôm đoàn chúng tôi ăn nhanh và nhiều qúa nhà hàng cung cấp không kịp thấy cũng hơi..xấu hổ vội nói với tour guide ‘ nếu nhà hàng có hỏi pháiđoàn này từ đâu đến thì nói là từ ...Bắc hàn đến nghe”.
Chúng tôi được hướng dẫn cách làm kim chi xin được ghi lại hầu quý vị để cùng thực tập. Bắp cải thảo xẻ làm tám, ngâm nước muối 1 giờ, mỗi lớp lá cũng cho ít muối. Sau đó vớt cải ra, rữa lại nước lạnh, rồi để ráo tự nhiên, đừng có vắt ráo.
Gia vị gồm bột gừng, bột tỏi, bột ớt đỏ, bột sâm, củ hành xanh, đường, nước mắm. Chính nước mắm là gia vị chủ yếu quyết định chất lượng của Kim Chi. Để tăng dinh dưỡng người ta cho thêm cá hairtail vào cũng tương tự mắm cá lóc, mắm thái VN
Sau khi cải ráo nước thì cho gia vị đã chuẩn bị vào từng lớp lá cải, cuộn lại. Xong thì cho vào lọ sành và chôn xuống đất từ một đến ba năm mới đúng kim chi truyền thống . Ngày nay nhiều nhà hàng ở Seoul phải ra ngoại ô mướn đất để ủ kim chi riêng cho nhà hàng mình.
Nói đến ẩm thực cũng xin được nhắc đến đôi đũa. Người Nam hàn dùng đũa bằng metal chứ không dùng đũa tre, mun, gỗ như các sắc dân láng giềng vì truyền thống từ các vua ngày xưa và hơn nữa trong thời cận đại họ đã nghiên cứu khi cầm đũa tác động lên 30 joint của bàn tay, ngón tay mà chỉ có độ cứng của metal mới giúp support các joint này.
Người Nam hàn rất coi trọng vấn đề sức khỏe, vệ sinh thực phẩm; thậm chí họ dùng tăm làm bằng bột gạo để lỡ ...nuốt thì cũng không hại ...bao tử.
PHỞ VIỆT Trên xứ Hàn:
Ở Nam hàn thịt bò là một loại thực phẩm đắt đỏ- 1kg khoản 80 USD; Thế nhưng phở bò của Việt Nam cũng hiện diện nơi các thành phố lớn mà nhiều nhất thì chắc chắn là ở Seoul. Nam hàn có chuỗi nhà hàng “Phở Bay” có mặt ở mọi nơi chúng tôi đi qua;ngay tại đảo Jeju cũng có chi nhánh. Phở Bay đặc biệt in cả logo thương hiệu trên tô, chén , dĩa thì phải biết thương hiệu này được hệ thống hoá và phát triển. Một điều lý thú là tất cả các tiệm phở ở đây đều do người Nam hàn làm chef cook. Họ qua California học nghề nấu phở và về kinh doanh ở quê hương. Phở ở Nam hàn không có rau quế, chỉ có giá và có cả tương đên, đỏ nhưng một tô giá tối thiểu cũng “sêm sêm” 10 USD. Bước vào tiệm Phở Bay cũng ngửi thấy mùi phở thơm lừng( điều này bây giờ không khó lắm vì gia vị phở xuất khẩu khắp nơi), nhưng hỏi trong nhà hàng thi không có một ai nói tiếng Việt, ngay cả tiếng Anh cũng...hiếm. Chính người Nam hàn mới là thực khách căn bản của các tiệm này.
"Tô phở Bay" |
Nam hàn là một quốc gia đơn văn hoá với dân tộc thuần chuẩn từ bao đời nên rất ít di dân không giống như xã hội Hoa Kỳ. Người Việt là sắc dân lớn thứ hai sau người Hoa ở Nam hàn. Hiện nay rất nhiều công nhân Việt sang Nam hàn lao động do ký kết giữa hai chính phủ; nhưng khi hợp đồng hết hạn, những người này trốn ở lại không chịu về nước làm cho chính phủ Nam Hàn phải đình chỉ chương trình này để giải quyết nạn ở ...lậu
Vấn đề di trú ở Nam hàn cũng không quá khắt khe vì Nam hàn thiếu lao động chân tay càng khuyến khích người VN xé rào. Ở lại có thể làm kiếm từ 3-4 ngàn USD/tháng thì tôị gì mà không “tới đây thì ở lại đây, bao giờ chính phủ bắt ngay thì...về” có phải không nào?
Tuy nhiên có lẽ trở ngại lớn nhất cho người VN ở Nam hàn là vấn đề ngôn ngữ. Để giúp cho cộng đồng người Việt tại Nam hàn rất cần thiết có nhiều người biết tiếng Hàn; đó là chìa khoá cho sự phát triển, xây dựng hội nhập vào sự văn minh tiến bộ của xã hội Nam Hàn ngày nay. Như vậy mới có thể có một hệ thống phở do toàn người Việt làm chủ, làm chef cook để cạnh tranh với Phở Bay đương thời.
Có đau lòng, hay tủi hổ không? Khi mà trước năm 1975, Nam hàn còn thua xa miền Nam Việt Nam, mà chỉ sau hơn 35 năm, người Việt Nam lại trở thành kẻ làm thuê mà lại rất lấy làm vui mừng vì được đi làm thuê hay ở lậu trên đất nước này!!!
Mặc cho nỗi đau buồn, tủi nhục của sự chia cắt đất nước, Nam Hàn chỉ trong vòng hơn 30 năm đã vượt xa nước Việt Nam thống nhất, vượt xa người anh em miền Bắc luôn chìm đắm trong tham vọng nguyên tử hù hoạ thế giới, để vươn lên thành một quốc gia văn minh tiên tiến có nền kinh tế đứng thứ 11 vào năm 2010- tương đương với kinh tế Tây Ban Nha là quốc gia có lịch sử lâu đời làm “mẫu quốc” với nhiều thuộc địa. Nam hàn đã và đang phát triển nhưng vẫn không đánh mất nền tảng đạo đức xã hội truyền thống, bản sắc văn hoá lâu đời để cho thế hệ tương lai được hưởng nếp sống tốt đẹp hơn, hãnh diện sánh vai cùng thế giới. Rất xứng đáng là role model cho các nước trong vùng Đông Nam Á và nhất là Việt Nam..
Xin gởi những đoá hoa tươi thắm dành tặng Nam hàn và hẹn ngày trở lại!
Ác Tiên
San Francisco, October 2011
San Francisco, October 2011