Thursday, December 29, 2011

MIẾN ĐIỆN- SAU GIẤC NGỦ DÀI

MIẾN ĐIỆN- SAU GIẤC NGỦ DÀI
Miến Điện mà người Anh gọi là Burma và ngày nay có tên gọi Union of Myanmar- là quốc gia nằm ở Đông Nam Á tiếp giáp Thái Lan, Lào, Trung Hoa, Ấn, và Vịnh Balgan, có diện tích gần gấp đôi VN với dân số khoản 60 triêu. Miến Điện bị Anh đô hộ một thời gian dài và cũng được độc lập cùng lúc với VN.Đây là nước có đầy đủ các điều kiện sinh thái tài nguyên thiên nhiên bừ bờ biển, sông ngòi và quặng mỏ, nổi tiếng nhất là mỏ hồng ngọc, mỏ vàng  nên còn được mệnh danh là "golden land", nhưng hiện  nay lại là nước có dân nghèo thứ 11 của thế giới.

Phần I : Đi Chùa Miến Điện
 Tiêu biểu cho “ The Golden land này là những ngôi chùa vàng "ròng" đi hoài không hết. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài chùa  biểu trưng
Shwedagon: có nghĩa là “mountain of gold”. Thật không ngoa khi nói vậy vì chùa này được làm bởi gần 360 tấn vàng ròng.:tọa lạc trên đồi Singattara Hill ở thàng phố Yangon. Yangon từng là thủ đô của Miến Điện cho đến năm 2005. chùa do vua Okkalapa khởi xướng xây dựng từ hơn 2,500 năm trước; tuy nhiên chùa được biết đến kể từ thế kỷ 11 và từ đó các vị vua cùng hoàng hậu tiếp tục tu bổ cho chùa thêm nguy nga tráng lê. Truyền thuyết cho rằng trong chùa này có lưu giữ sợi tóc của Phật Xin hãy nhìn một vài số liệu xây dựng để biết chùa "tráng lệ" ra sao?
Chùa cao 1421 ft, vơí  Bảo tháp cao 300 ft đúc bởi 60 tấn vàng ròng, vùng 5448 viên kim cương, 2317 viên hồng ngọc. Vào lúc trời tối đứng ở các vị trí khác nhau sẽ thấy trên đỉnh tháp lấp lánh các màu khác nhau như vàng, cam , lục.. CácTượng phật bao phủ hết 8,688 khối vàng...Chùa còn có 1065 chuông bằng vàng và 420 chuông bằng bạc.

Chùa này ở ngay trung tâm Yangon nên dễ dàng cho việc thăm viếng. Từ chân đồi có thể leo thang bộ với hơn 100 cấp ở bốn phía. Hay có thể dùng thang máy lên thẳng chính điện. Thời gian thích hợp nhất là từ khỏan 5 giờ chiều khi trời đã dịu nóng  và có thể thưởng thức cảnh đẹp của hoàng hôn cùng lúc khi đèn chiếu lấp lánh ánh vàng tạo thành một cảnh sắc tuyệt vời.
Shwedagon trong ańh đèn đêm
Kyaikhtiyo: hay có nghĩa là “pagoda on the Hermit’s Head” và còn được goi là “Golden Rock” mà người Việt gọi là “chùa Hòn Đá Vàng. Đây là một kỳ quan vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo vì ngôi bảo tháp và tảng đá dát vàng có đường kính hơn 50 ft nằm chênh vênh như nổi giữa không gian. Truyền thuyết cho rằng một sợi tóc ủa Đức Phật đã tạo nên sự thăng bằng này. Chùa được xây dựng vào khỏan 574 B.C. Chùa tọa lạc trên đỉnh ngọn núi cao hơn 3600 fit so với mặt nước biển và cách thành phố Yangon khỏan 160 km về hướng Đông thuộc Mon State. Vào ngày cuối năm dương lịch hằng năm ở chùa này có  lễ hội 9000 ngọn đèn được thắp sáng rực cả bầu trời, hầu như mọi người ở khắp nơi đều đổ xô về.
Đường lên chùa thật gian nan, có lẽ cũng giống như Đường Tăng ngày xưa đi thỉnh kinh vậy. Phải có quyết tâm hay niềm tin vững mạnh thì mới thực hiện.
xe truck chở khách hành hương
Trước hết từ Yangon đi xe đến trạm Kinpun cách Golden Rock khỏan 11km.  Tất cả hành khách phải chuyển sang loại xe truck chuyên dùng. Đây là xe thùng như xe chở hàng hóa không có máii che. Thùng xe có 7 băng ghế nhỏ bằng gỗ. Mỗi băng phải ngồi đủ 6 người. Nếu chưa đủ tài xế chưa khởi hành. Trong cabin tài xế còng có thể ngồi thêm 3 hành khách nữa. Đường đi rất ngoằn ngeò lên dốc quanh co, phải ngồi chật “như nêm” vậy mới không dễ bị văng ra ngoài xe. Con đường này chỉ một laọi xe như vậy mới chịu được. Không có bất kỳ một phương tiện chuyên chở nào khác. Đường lại rất hẹp chỉ đủ cho một chiều xe nên xe theo chiều lên dốc để lên chùa được ưu tiên đi trước.. Bến đỗ xe truck này cách Golden Rock hơn 1 mile và từ đây khách hành hương phải đi bộ lên, không có xe nào lưu thông. Tuy nhiên đã có dịch vụ  khiên kiệu. Bốn người khiên một người với gía  25 USD round trip lên xuống.. Chỉ một chiều lên là 15 USD. Chúng tôi chỉ thử qua một chiều đi lên, và lúc xuống núi thì đi bộ  chỉ tốn hơn 20 phút. Nhưng  nếu đi bộ lên dốc thì phải tốn hơn 1 giờ. Dọc theo đường này có nhiều hàng quán bán giải khát; dừa tươi  trái rất to 1,2 USD/ trái. Dọc đường cũng có các lu nước uống...free do các nhà hảo tâm hay các khách sạn cung cấp nhưng kế bên là thùng “phước sương” để gây quỹ cho chùa hay cho trẻ em nghèo, mồ côi.
Hai chùa Shwedagon và Kyaikhtiyo là nơi linh thiêng nhất mà mỗi người dân Miến đều tâm nguyện phải chiêm bái ít nhất một lần trong cuộc đời. Người Miến tin rằng cầu nguyện ở hai chùa này rất linh nghiệm...
Shwzigon temple-Bagan
Shwezigon- “Shwe” trong ngôn ngữ Miến có nghĩa là “vàng”, bởi vậy đây lại thêm một chùa bằng vàng nữa. Chùa cách thành phố cổ Bagan khỏa 4 miles về hướng Đông Bắc bên bờ sông Ayeyawarddy. Chùa cao 750 ft với bề mặt chân đế là 15x3 inches, được xây vào khoản 1102 A.D. và  được cho là nơi chứa xá lợi và răng của Phật Guatama. Hằng năm vào khỏan tháng 11, 12 chùa ch lễ hội 37 vị thần Nat.
Chùa bị hư hại nhiều trong trận động đất 1975 và hiện nay vẫn còn đang được trùng tu , sửa chữa. Cứ mỗi 10 năm thì chùa lại được ph một lớp vàng mới bên ngoài.
Đây là ngôi chùa được cho là linh thiêng nhất trong hơn 10 ngàn ngôi chùa ở  Bagan.
Amanda temple- được coi như là “Westminster Abbey of Burma” nằm ở cửa ngõ phía Đông của Tharabar Gate thành phố cổ Bagan. Được vua Kyanzittha cho xây dựng vào khỏan 1091-1105 A.D và được phục hồi trong những năm 1783, 1975 sau các hư hại từ động đất. Chùa dài 88  mét, cao 51 mét, bên trong có 4 bức tượng Phật cao 10 mét với các phù điêu mô tả cuộc sống của Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến lúc tu thành chánh qủa.
Vào mỗi tháng Giêng hàng năm chùa có lễ hội để gây qũy trùngtu, bảo trì chùa.
Mount PoPa temple
Mount PoPa: Popa là núi lữa cao hơn 1500 m đã ngưng hoạt động nằm cách thành phố Bagan khoản 80 km về hướng Đông Nam; đi xe hết gần 1,5 giờ. Trên đỉnh núi người ta xây ngôi chùa đã hơn 700 năm. Vị trí này cũng được coi như là một ốc đảo nhờ vào khí hậu ôn hoà trong khu vực khô cằn này.
Muốn lên tận chùa phải leo 800 bậc thang cấp, không có thang mảy hay cab treo gì cả. Đến nơi thì thấy ...niết bàn rồi phải không quý  vị?
Pindaya: đây  là chùa được thiết lập trong hang động đá vôi Pindaya ở vùng cao nguyên Pinday gần hồ Inle. Trong chùa có hơn 8400 tượng Phật lớn nhỏ đủ cỡ bằng vàng, dát vàng  hay bằng cẩm thạch. Số lượng tượng Phật vẫn tiếp tục gia tăng vì có rất nhiều du  khách từ các nước hiến tặng.
Pindaya Cave Temple
Từ phi trường Heho phải đi xe gần 2 giờ mới đến cổng hang, rồi dùng thang máy lên chùa và sau đó phải leo thang cấp xuống động sâu 490 ft trong lòng đất mới đến chùa.
Phaung Daw OO temple-Inle Lake
Phaung Daw OO: ở hồ Inle: chùa này được thành lập theo chuyện kể rằng thời xưa người Miến rước 5 tượng Phật từ Mông Cổ bằng thuyền, nhưng bị đắm tại vùng này. Sau đó họ vớt được 4 tượng Phật còn một tượng bị mất tích. Nhưng đến tháng Mười năm 1964, người ta tìm thấy tượng đó xuất hiện taị địa điểm này. Tin vào sự linh thiêng, người Miến đã cho xây ngôi chùa này để thờ cả 5 tượng Phật. Có điều thú vị là người Miến đã dát các lá vàng lên các tượng Phật,  nhiều đến nôĩ không còn thấy được hình thù bức tượng mà chỉ thấy 5 khối vàng tròn vo.
Hằng năm vào khỏan trung tuần tháng Mười ở vùng Inle lake này có lễ hội rước 5 tượng Phật  đi quanh vùng hồ Inle trong 18 ngày để kỷ niệm, và đồng thơì cũng có lễ hội đua thuyền chèo bằng chân.

Một điều lưu ý là vào trong bất kỳ ngôi chùa nào ở Miến Điện cũng phải đi chân trần không mang giày , dép, vớ, và không ngoại lệ bất kỳ “tai to mặt lớn” nào; ngay cả Hillary Clinton cũng phải “ take off” shoes. Giày , dép để trước cổng chùa, có nơi có người giữ thì khách bỏ tiền vào thùng “donation”. Điểm đáng khen là không có vấn nạn mất giày , dép hay lẫn lộn, cầm nhầm cho dù ở những chùa rất đông người như Shwedagon và Golden Rock.
Đi chùa ở Miến Điện phải đi chân trần từ ngay ngoài sân , mà sân thì lát đá gạch đỏ như các chùa ở Bagan; lại còn phải leo lên xuống bao nhiêu bậc tam cấp nên dễ làm đau chân. Chúng tôi thấy một ông du khách người Tây lấy cuộn bandage cuộn lòng bàn chân như bó vết thươngđể bước cho đỡ đau.
Tuy đi chùa gian nan như vậy, nhưng với lòng thành và niềm tin, người dân Miến rất tôn sùng Phật pháp và luôn tìm thấy sự cứu rỗi cho tâm linh khi họ đến cầu nguyện tại chùa. Và chùa Miến vẫn tiếp tục phát triễn tạo thành một nét đặc thù  về  đất nước Miến Điện đôí với thế giới.

Xin mời xem tiếp P.II- Miến Điện “ Đất Nước của Nụ Cười”




No comments:

Post a Comment