MIẾN ĐIỆN-"ĐẤT NƯỚC CỦA NỤ CƯỜI"
Miến Điện là quốc gia đa chủng tộc bao gồm 135 sắc dân khác nhau trong đó người Burma hay người Miến chiếm đa số hơn 65 phần trăm. Các nhóm sắc tộc lớn kế tiếp là sắc tộc Shan, Kachin, Chin Kaya, Kayin, Mong và Raskhine cùng nhiều nhóm dân tộc thiểu số, có nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Burmese là quốc ngữ và mối bộ tộc vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của mình. Tiêu biểu như người “cổ dài” Paduang.
Người Paduang "cổ dài" |
Nhiều phụ nữ Paduang vượt biên qua Thái kiếm sống bằng cách cho du khách chụp hình và hình như cái sức nặng của vòng cổ truyền thống cũng đè nặng thêm cho đời sống của họ trên xứ người; Nhưng ở tại Inle Lake nụ cười rạng nở chào đón chúng tôi và rất ngạc nhiên là cả bà già cũng có thể đối thoại với chúng tôi những câu Anh ngữ thông thường, cũng như nhảy những điệu cha cha vui nhộn.
Người Miến gìn giữ các ngành nghề truyền thống thủ công như một phương tiện sinh sống trong thời đại công nghiệp của thế kỷ 21. Chúng tôi đã thăm qua một vài ngành tiêu biểu.
Golden Leaf: nghề làm các lá bằng vàng. Như đã giới thiệu về các chùa vàng, dát vàng, người Miến có nghề thủ công làm các lá vàng mỏng dính để người dân mua dán trên các tượng Phật ở trong các chuà. Công nhân dùng búa đập dập nhiều lần từ một thỏi vàng thành mỏng 1/1000 inch . Sau đó bỏ vào lớp da súc vật và tiếp tục đập mỏng hơn rồi sang giai đọan dán vào lớp giấy vuông khoản 3 cm, và sắp thành bó 10 tấm để phân phối ra thị trường. Thêm một điểm son ở đây nữa là không có nạn mất cắp sản phẩm dù là vàng thiệt và rất dễ “chôm” vì qúa gọn.
Dù làm từ Shan paper |
Cherrywood weaving |
Công nhân leo cây thốt nốt |
thợ sơn mài với tanaka trên mặt |
Sau khi phủ sơn là làm khô. Một lớp phủ sơn cần khỏan một tuần hay hơn.
Sau khi khô sẽ đến giai đọan rữa. Cứ vậy tiếp tục cho đến lớp sơn mài sau cùng. Rữa là giai đọan quan trọng vì không khéo sẽ làm thay đổi lớp sơn mài.
Sau đó đánh bóng bằng tro của xương bò và trang trí hoa văn với bốn màu chính là đỏ , lục, vàng, xanh.
Chu trình sản xuất gần 6 tháng mới ra thành phẩm.
Ngoài nghề truyền thống, trong đời sống người Miến cũng có nhiều tập tục như đàn ông thì mặc váy dài gọi là longi và phụ nữ thì dùng tanaka như một mỹ phẩm dưỡng da, chống nắng.
Tanaka là một loại cây trồng nhiều ở Bagan. Phụ nữ Miến lấy thân cây này mài với nước lạnh cho một chất sền sệt như cream và thoa lên mặt như dùng sunblock hay moiterizer vậy. Có người còn vẽ thành hình “hoa lá cành” trên má .
Thức Ăn truyền thống: Các món ăn của Miến có vài thứ cũng tương tự VN như mắm nêm, tôm chấy chà bông. Họ cũng ăn nước mắm và có món bún cá rất giống lẫu mắm VN. Chúng tôi có thử qua một bữa ăn truyền thống của người Shan tại Inle lake với cơm nấu chung với khoai tây tán nhỏ mà họ giơí thiệu là potato rice gói trong lá chuối. Nhưng đặc biệt nhất phải nói đến món tráng miệng bằng...ớt hiểm xanh . Họ trộn ớt hiểm xanh cắt nhỏ chung với các loại hạt rang như đậu phụng, mè, điều, cheakpea. . Eo ôi, thử vào một chút cay xé lưỡi đó.
Lễ hiến tặng- Đời sống nhà sư
Một đất nước tôn sùng Phật Pháp nên mối người con trai Miến lúc bảy tuổi đều phải làm lễ nhập môn đi tu tối thiểu bảy ngày trong cuộc đời. Nếu muốn theo con đường học đạo thì tiếp tục vào tu học trong các tu viện.
Cuộc sống của các nhà tu trong ngày chỉ ăn điểm tâm lúc 5:30 sáng ; sau đó mang bình bát đi khất thực các đường phố rồi đem về tu viện hay chùa. Đến 10:15 sáng ăn trưavới các thức ăn nhận được trong lúc đi khất thực. Nữ tu thì được phép nấu ăn có thể mua thực phẩm tươi về nấu. Còn các vị thầy thì chỉ ăn những gì dân hiến tặng. Sau 12 giờ trưa không được ăn thức gì khác, chỉ được uống nước lã, ngay cả trà cũng không.
Donation ceremony |
Cho dù cuộc sống lao động vất vả, người Miến vẫn giữ tấm lòng lương thiện và bác ái không tham lam trộm cắp của công dù đứng trước đống vàng. Có lẽ chân lý của Phật đã soi sáng tâm hồn họ khiến cho tâm trí gíác ngộ và điều đó đã được phát ra trên nét mặt luôn rạng nỡ nụ cười làm du khách nhớ mãi không quên.
Xin mời xem tiếp P.III: Miến Điện- Sau giấc ngủ dài
No comments:
Post a Comment