Wednesday, March 6, 2013

DU LỊCH THẾ GIỚI- LAOS (P.II)




Lan  Xang : "Land of Million Elephants"
Sau 2 ngày, một đêm lênh đênh trên sông nước Mekong xuôi dòng, thuyền chúng tôi cập bến Luang Prabang để tiếp tục khám phá đất nứơc Lào

LUANG PRABANG(L.P) : ở miền Bắc Lào có dân số khoản 70,000 người trước đây là cố đô của các vương triều Laos thời xưa và  "Old L.P." đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995 bởi các kiến trúc nhà cổ : mái năm lớp (five tiered ). Tiêu biểu là Royal Palace xây dựng năm 1904 nơi ở của vua Sisavang Vong cùng gia đình cho đến năm 1975 cộng sản Lào cướp chính quyền, chiếm lâu đài này và đày vua cùng gia đình đến trại cải tạo ở  Vieng Xai tận cực Bắc nước Lào (cùng sách với CSVN). Đến 1977 thì ông vua cuối cùng của Lào cùng với hoàng hậu và hoàng thái tử mất  ở trại cải tạo này.

Royal Palace ngày nay là museum cho du khách vào xem. Vào đến khu vực "residential quarters" chúng tôi thấy phòng ngủ của Vua và Hoàng Hậu là 2 phòng riêng biệt thì hỏi đùa tour guide " phòng riêng vậy sao có đến 5 người con ?" anh chàng tour guide cũng hóm hỉnh trả lời " 1 or 2 AM..."

Villa Santi

Ở đây cũng có trưng bày "Royal Palace Car Collection" bộ sưu tập xe hơi của Vua trong đó có đến 2 chiếc xe của... USA : 1960s Lincoln Continentals( không lạ gì vì từ sau 1954 Hoa Kỳ ủng hộ tứơng Vang Pao chống lại Cộng Sản Lào thì vua đi xe Lincoln là phải rồi )
Tại L.P. hiện nay còn có một người cháu gái của vị vua cuối cùng đã sử dụng ngôi nhà thừa kế của cha là "Villa Santi" làm khách sạn kinh doanh. Đây là một trong những top hotel ở L.P.
Ngoài Royal Palace, tại L.P cũng có rất nhiều chùa cổ xưa, chúng tôi thấy các lối xây dựng cũng giống nhau.;  Như Wat Visoun xây 1513 là chùa xưa nhất L.P hiện nay vẫn còn hoạt động. Wat Xieng Thong do vua Setthathirat xây năm 1560. Đây là chùa đẹp nhất L.P
Sunset view from Mt. Phousi
Vào buổi chiều nếu còn...sức xin hãy leo lên 384 bậc tam cấp để lên đỉnh của mount Phu Si ngay tại trung tâm của Old L.P mà ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Mekong. Cảnh đẹp ở đâu chưa thấy mà chỉ thấy toàn người là người; ai cũng chen nhau một chỗ đứng thích hợp cho ống nhắm của mình.







 Nước Lào nguyên thủy có tên gọi là Lan Xang có nghĩa là "land of million elephants" vì thời xa xưa voi rất quan trọng ở đất nước này. Theo thời gian voi dần dần bị diệt chủng, đến ngay theo thống kê cả nước Lào còn khoản 2,000 con voi mà thôi; bởi vậy Lào có các khu vực để bảo vệ voi gọi là Elephant camps; nổi tiếng nhất là camps ở miền Bắc Lào gần Luang Prabang.
Chúng tôi thăm viếng một trại voi ở cách L.P khoản 30 km để tìm hiểu và biết thêm một đôi điều về...voi.
Trại này có 11 con voi...cái; không nuôi voi đực vì voi đực tính hung hãn hơn nên phải ở trong rừng.
Voi trong trại có bác sĩ thú y săn sóc sức khỏe để bảo tồn giống. Một con voi cái khi mang thai phải 22 tháng mới sanh ra 1 voi con. Tuổi thọ một con voi từ 95- 100 năm tuổi. Voi cái thì không có ngà.
Mỗi ngày trung bình một con voi trưởng thành tiêu thụ 250 kg rau, quả và uống 150 lit nước bởi vậy trại voi nào cũng ở gần sông để tiện cho voi uống nước. Mỗi ngày voi bài tiết 60 kg phân và 75 lít nước tiểu (hấp thụ 1/2 lượng tiêu thụ)Chúng tôi được cỡi một con voi cao gần 3 mét. Phải leo lên một cái đài cao bằng con voi mới ngồi vào được . Người quản tựơng chỉ điều khiển con voi này khoản 15 phut cho voi đi qua sông, rồi sau đó cho chúng tôi tự hứơng dẫn voi tập làm Mahout(nài voi). 
Để trở thành một Mahout chuyên nghiệp, người ta phải huấn luyện trong vòng 7 năm, một khoản thời gian dài như học dược sĩ. Họ phải học biết các cảm xúc của voi mà nó biểu lộ qua 2 lỗ tai ; thí dụ như tai cạp ra sau là voi vui sướng, tai quẩy là tức giận, rũ xuống là cơ thể...bất an. và còn rất nhiều thứ mới tốn đến 7 năm. Phải rất yêu...voi mới có thể theo nghề này. Mỗi mahout sẽ chăm sóc một con voi riêng duy nhất cho đến hết cuộc đời; Anh chàng nài con voi chúng tôi đi rất thành thục vìlàm mahout đã 26 năm từ lúc nhỏ theo nghề cha truyền và rất có chí học hỏi, đã học tiếng anh với các du khách nên dễ dàng nói chuyện.
Diving at Kuang Si Falls
Sau khi tiếp xúc với voi tại Elephant camp này trên đường trở về L.P du khách có thể ghé qua Kuang Si Falls để tắm cho tươi mát. "áo tắm và gấu" là hai điều người ta nhắc đến khi nói đến Kuang Si Falls vì đường đi vào thác sẽ đi ngang qua "Bear Rescue Center" trung tâm bảo tồn gấu(nhưng gấu ở đây màu đen tuyền không dễ thương nhu gấu trúc Panda) và hấp dẫn nhất là các hồ tắm thiên nhiên ngay dưới chân thác. Thác chính cao 50 mét, nước đỗ làm 3 tầng; dưới chân 3 tầng nước này đều có 3 hồ thiên nhiên không sâu lắm chỉ khoản 1 mét mà thôi; nước mát trong xanh; tùy theo ý thích du khách có thể tắm ở hồ nào cũng được. Chúng tôi nhận thấy hồ ở cấp 1 thấp nhất thì bằng phẳng hơn; hồ ở cấp 2 có nhiều đá, nhưng ở đây có thể diving từ các dây leo trên cây (giống tazan) nên rất nhiều người tắm ở hồ này.
Ở đây có phòng thay y phục đầy đủ nên xin quý vị đừng quên áo tắm khi đi đến Kuang Si Falls nhé.

TAK BAT-"The Monks' Alms Procession"
Alms offering  xãy ra khắp nước Lào nhưng tại Old L.P là nổi bật nhất. Thực phẩm dâng hiến chính yếu là xôi nếp trắng, và các thức ăn khô, trái cây.Rất nhiều người cho bao gồm người đia phương và dĩ nhiên không thiếu các … du khách quỳ xếp hàng dài dọc bên đường tập trung ở con đường chính Sisavavong, Th Sakkarin va Th Karmal. Từ sớm tinh từ các ngôi chùa, sau một hồi trống báo hiệu thì các nhà sư bắt đầu khởi hành đi khất thực để có thức ăn dùng trong ngày. Di giáp một vòng chu vi quanh các con đường đó thì quay trở về chùa của mình ; chấm dứt cuộc khất thực trong ngày.
Sau hai ngày quan sát chúng tôi thấy có điều hơi...nghịch lý là trong khi mọi người cứ đổ dồn thực phẩm cho các nhà sư thì một số trẻ em nghèo lại xách túi chạy theo các nhà sư này để xin ăn ; và các vị sư này đem các thức ăn vừa nhận được cho lại các em vì bình bát của sư cũng đã bị "overload" rồi. Tại sao những nhà hảo tâm đó cứ phải dâng hết cho các nhà sư quá nhiều mà không để dành bớt thực phẩm trực tiếp giúp cho những người nghèo khổ hơn đang ngồi bên vệ đường để chờ các nhà sư ban tặng lại của thừa mứa? có sư còn chọn lọc chỉ ném những nắm xôi nếp trắng vào giỏ cho trẻ em, người nghèo, còn các thực phẩm "cao cấp" khác thì giữ lại thành một bịch lớn. 




Rồi thêm nữa là chính người ta "recycle" xoay vòng hàng hóa này. Có các người gánh hàng rong bán hàng cho nhà hảo tâm để họ tặng cho nhà sư; Các sư bỏ ra cho trẻ em, trẻ em bán lại cho gánh hàng rong, và hàng đó tiếp tục được bán lại cho nhà hảo tâm khác...và cứ thế thực phẩm luân chuyển tới lui trong vòng...tròn. Ngoài ra cái việc "alm offering " này cũng hơi thiếu...vệ sinh thực phẩm.  Xôi nếp mà họ lấy tay trần vắt nắm để cho vào bình bát của sư. chỉ có mấy du khách Tây Phương là dùng muỗng để múc xôi mà thôi. Sao mấy vị hảo tâm khác không ai chịu làm theo như mấy ông Tây nhỉ? xin lỗi chúng tôi không có ý phê phán nhưng  hình như những cảnh này đã làm giảm đi ý nghĩa của sự khất thực của các tu sĩ. chúng tôi được biết là từ trước thì hoạt động khất thực này xãy ra rất sơm lúc 4:30 mỗi sáng. Nhưng từ thập niên này thì các chùa thay đổi giờ khởi hành thành 6:30 sáng để tiện cho...du khách hơn (nhờ vậy mà chúng tôi mới có thể tham dự )
Đi qua gần hết nước Lào chúng tôi không gặp lại cảnh khất thực này như ở L.P mà chỉ có thấy một vài vị sư đi khất thực riêng lẽ ơ Done Khone island mà thôi : âm thầm, yên lặng; đó mới đúng ý nghĩa của thiền định.


Lào : The Secret of the Plain of Jars  "Bí Mật Cánh Đồng Chum "
Ngoài "xa lộ thiên nhiên" sông Mekong, Laos chỉ có một quốc lộ số 13(con số...chết người!)cũng xuôi dọc theo dòng Mekong hướng Bắc Nam mà lộ trình chúng tôi sẽ đi qua.
Khởi hành  8 giờ sáng từ L.P chúng tôi theo quốc lộ 13 về hướng Nam đến ngã ba Phu Khoum vào giờ ăn trưa, sau đó thì rẽ qua hướng Đông vào đường số 7 đến Plain of Jars ở thành phố Phonsavan tỉnh Xieng khoang .  Thời gian lái xe cũng phải hết 6 giờ. Đoạn đường này là đường đèo, núi quanh co rất dễ bị say sóng ; khoảng thập niên về trước thì không an ninh vì hay bị cứơp chận xe ; nhưng nhờ ơn...trời hôm nay thì an ninh đã cải tiến (và cũng đã mua travel insurance)  xe du lịch an tâm lưu hành. Đây là một trong những khúc đường "hấp dẫn" của các tour...mạo hiểm. Nếu quý vi...yếu tim, xin hãy đi bằng máy bay từ Vientiane đến Plain of Jars.
Site #1
PLAIN OF JARS(hay người Việt gọi là "Cánh Đồng Chum" là một di tích cổ  rông gần 1,000 mét vuông  với rất nhiều(hơn 3,000) chum bằng đá ở Phonsavan miền bắc trung phần Lào . Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được rõ ràng nguồn gốc lịch sử của mấy cái chum này ; Thập niên 1930s nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani đã khám phá, khai quật và khảo sát khu vực này, và bà đã tím thấy vết tích các thi thể bị thiêu đốt từ thời đại Iron Age, nên tạm kết luận là các chum có lịch sử từ 500 BC.
Còn theo huyền thoại của người Lào thì từ ngàn năm xưa vùng này có vị vua độc ác tên Chao Angka, cai trị hà khắc nên Khum Jeuan nổi lên chống lại đánh bại Angka giải thoát cho dân và vua Khum Jeuan cho làm các chum nay để nấu rượu lao lao(rượu gạo của Lào) đãi tiệc chiến thắng. Họ còn đồn đại cái chum lớn nhất là chén uống rượu của vua Jeuan.
The largest jar at site #1
Trong lịch sử cận đại thời chiến tranh VN từ 1954-1973 vùng đất Plain of Jars là chất đệm vì Cộng Sản Bắc VN đã mượn đường này để bí mật tiến quân vào Nam VN; Do đó Plain of Jars không tránh khỏi các bom của Hoa Ky trong "secret war" này. Đến hôm nay cuộc chiến kết thúc vẫn còn nhiều bom, mìn chưa...nổ khiến cho Plain of Jars trở thành vùng di tích cổ xưa nguy hiểm nhất thế giới. Bởi vậy khi vào đây xin nhớ hãy bước trên những vùng đất có gắn bản trắng "MAG" bảo đảm đất đã được cleared , nếu đi lạng quạng có thể...nổ đùng đó nhé.
Thập niên 1990s chính phủ Hoa Kỳ có ý viện trợ giúp Lào làm sạch bom vùng này , nhưng chính quyền CS Lào từ chối vì ..e ngại...
Site #2
Cho đến năm 2004-2005 cơ quan MAG(Mines Advisory Group ) do chính phủ New Zealand tài trơ cùng với UNESCO đã tiến hành làm sạch một vài khu vực chứa bom mìn ở đây; và cùng năm đó thì cộng đồng người Hmong Lào ở Minisota, USA cũng giúp 2.5 trieu USD để góp vào công tác làm sạch UXO (unexploded ordiance). Ban đầu MAG và chính quyền Lào dự tính làm sạch hết cả khu vực rồi mới cho sử dụng; nhưng có lẽ vì nhu cầu phát triễn du lịch nên hiện nay du khách có thể thăm viếng 3 site
Site#1(tiếng Lào là Hai Hin) : là khu vực lớn nhất, cách thành phố Phonesavan 8 Km. Ở đây có 384 chum , và có cái lớn nhất cao gần 3 mét, đường kính 2.5 mét , nặng khoản 6 tấn
Site#2( Hai Hin Phu Salato) cách Phonsavan 25 km ở phía Nam, có 93 jars
Site #3
Site#3(Ha Hin Lât Khai) cách Phonsavan 20 Km và cách site#2 khoản 5 Km
Có thể đi bộ từ site 2 qua site 3 qua con đường mòn nhỏ như leo núi; sau đó đi qua những cánh đồng mùa này đã xong vụ nên chỉ trơ rạ; rồi cũng phải leo cầu khỉ như ở thôn quê VN.
Treking between Site #2 & #3
Air Attendant Laos Airway
Từ Plain of Jars về Vientiane có thể đi đường bộ khoản 200 km, hay máy bay 35 phút. Để tiết kiệm thời gian , chúng tôi đi máy bay của hãng hàng không duy nhất Lào : Lao Airway.  Xin giới thiệu đôi nét của hãng hàng không này vì dù sao thì chuyến đi của chúng tôi cũng có 3 chuyến bay với Lao Airway. Trong các chuyến bay nội địa hãng bay chỉ dùng máy bay nhỏ hai hàng ghế mỗi bên và lối lên từ sau đuôi máy bay; bởi vậy "First class" là 4 hàng ghế sau cùng có vải bọc màu đỏ trong khi ghế thường bọc màu xanh. Trên chuyến bay từ Plain of Jars về Vientiane chúng tôi tình cờ được xếp ngồi ở gần sau đuôi máy bay trước một nhân vật VIP lúc đó mới biết là mình đang ngồi ở...first class. Chuyến bay rất ngắn chỉ 35 phút nhưng hãng bay cũng phục vụ giải khác và snack; chuyến dài hơn thì cung cấp hộp thức ăn(cái này thì hơn hẳn các hãng máy bay của Hoa Kỳ) còn các tiếp viên rất lịch sự dễ thương, nói tiếng Anh lưu loát.
Lan Xang avenua view from Patuxai
VIENTIANE ( có nghĩa là "City of Sandalwood"): là thủ đô của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào hiện nay  dân số khoản 270 ngàn nằm bên bờ sông Mekong bên biên giới với Thái Lan. Vientiane cũng là nơi đóng đô của phủ toàn quyền Pháp trong thời kỳ bảo hộ.
Con đường chính yếu là Lan Xang Avenue kéo dài từ Presidential Palace đi qua Talat Sao(morning market) đến tận Patuxai.
Patuxai
Patuxai( Pat = Arch, xai= Triump hay victory) có nghĩa là "khải hoàn môn " Được xây vào 1958 để tưởng niệm các chiến sĩ "vị quốc vong thân". Kiến trúc tựa như "Khải hoàn môn" của Pháp. Du khách có thể leo gần 300 bậc tam cấp để lên đỉnh tháp và thấy toàn cảnh thành phố Vientiane.
That Luang
That Luang Stupa : là nơi chứa xương của Phật; được xây năm 1566, cao 45 mét, là biểu tượng của Lào đối với thế giới. Các buổi quốc lễ về Phật gíao cũng được tổ chức nơi đây.
Wat Sisaket : chùa cổ xưa nhất(xây 1818 ) còn sót lại sau chiến tranh với Thái 1828. Trong chùa này có hơn 8000 tượng Phật.
Buddha Park-Vientiane
Xin du khách chịu khó đi ra khỏi Vientiane 25 km để đến Buddha Park( hay là Xiengkhuan có nghĩa là "Spirit city". Năm 1958 Nhà sư Luang Pu thiết kế, xây dựng công viên này . Ông đã kết hợp Hindu và Phật giáo trong lối kiến trúc với hơn 200 tựơng;  Có một tượng đài hình quả bí có 3 tầng; tầng thấp nhất là tượng trưng cho địa ngục, tầng thứ nhì là trái đất , và tầng trên cùng là thiên đường. Lối lên 3 tầng này là cầu thang rất nhỏ hẹp và thẳng đứng rất khó đi( chắc có lẽ cho thấy lên thiên đàng thì...không dễ phải không quý vị? )
Ngoài ra du khách cũng có thể nghỉ chân thưởng thức hương vị cay nồng của món ăn Lào tại nhà hàng Makphet (phet tiếng Lào có nghĩa là cay) do một người Úc thành lập để giúp đỡ các trẻ em đường phố nghèo , trẻ vô gia cư . Các em được mướn vào làm và học nghề để sau này có thể tự mình kiếm sống.
Rời Vientiane chúng tôi đáp thêm một chuyến bay của Lao Airline để về thăm khu vực Champasak ở miền Nam Lào.
Đúng là "một ngày biếc thị thành ta rời bỏ, Quay về xem non nước giống dân...Cham". Địa điểm thu hút du khách của Champasak là Wat Phu temples và Cao Nguyên Bolaven
Wat Phu Champasak entrance
Chuyến bay khởi hành rất sớm và đến phi trường Pakse trước 8 giờ sáng. Từ đó còn phải lái xe hơn 200 km về phía tả ngạn sông Mekong mới khu di tích Wat Phu. Vận tốc giới hạn của quốc lộ 13 là 65 km/giờ ; nhưng anh chàng lái xe cho chúng tôi là một thanh niên Lào gốc Việt còn trẻ khoản 30 tuổi nên rất "chịu chơi" tăng tốc đến 100 Km/giờ để có thể rút ngắn thời gian.
Wat Phu Champasak là di tích có kiến trúc cổ thời Angkor, rộng khoản 84 hecta và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2001. Nó tọa lạc tại giao điểm của sông Mekong và núi Phu Phasak mới có tên là Wat Phu(Wat có nghĩa là temple).
Khu di tích này chia làm 2 phần và được nối với nhau bằng một con đường lên dốc hai bên có nhiều tượng sư tử và rắn(naga) cùng các cây hoa Dot Champa(hoa sứ). Theo Người Lào rắn là biểu tượng cho sự may mắn ; còn hoa Champa là quốc hoa của Lào.


Về cao nguyên Bolaven có khí hậu giống như miền núi ở Trung Phần VN nên thích hợp để trồng cà phê , trà. Ở đây người ta gieo trồng giống trà của Đà Lạt, VN. Chúng tôi được hướng dẫn thăm một nông trại cà phê lớn nhất vùng là Caphe Sinouk ; nơi này cũng đã có đại sứ Hoa Kỳ tại Lào viếng thăm vào năm 2011(có lẽ vì vậy mà tour agency sắp xếp cho chúng tôi đến đây?)
 


 


 Đến đây có thể tạm kết thúc chuyến đi của chúng tôi từ Bắc xuống Nam của Lào. Xin mời quý vị theo dõi tiếp Phần III: Kết Luận với "Việt Lào Anh Em". Xin cám ơn!

No comments:

Post a Comment