Sunday, April 26, 2015

DU LỊCH THẾ GIỚI-BHUTAN (P.II)



Phần II :                                HOÀNG GIA BHUTAN

Royal Palace at Thimphu
Bhutan được coi như là a "Kingdom of Hymalaya"; trong lịch sử từ xa xưa Bhutan có quan hệ mật thiết và dưới sự bảo hộ của Anh nên chỉ có các "rulers". Cho đến 1910 Anh ký hiệp ước với Bhutan tại Punakha(cố đô)trong đó Anh không xen vào quyền cai trị nội bộ của Bhutan để giúp cho vị vua đầu tiên có toàn quyền quyết định mọi việc lãnh đạo
1907 các vị tu sĩ chính đã bầu ruler Ugyen Wangchuck lên ngôi vua mở đầu cho Wangchuck Dynasty và gọi là Dragon King vị vua đầu tiên của Bhutan. Từ đó đến nay hơn 1 thế kỷ đã qua 5 đời vua, mà 3 ông đầu đã qua đời xin không nhắc đến chỉ xin sơ lược về hai ông vua còn sống tạm gọi là Vua cha và Vua con.
Vua cha ( the Fourth King): vị vua thứ tư của Bhutan King Jigme Singye Wangchuck lên ngôi năm
The 4th King (hình chụp lại)
1972 lúc 16 tuổi. Ông sinh ngày 11 tháng 11 năm 1955 nên trong năm 2015 này toàn đất nước Bhutan tổ chức nhiều sự kiện để mừng lục tuần cho ông. Vua Singye được đào tạo từ Anh và Ấn, ông là người khai sinh ra nền dân chủ và đề xướng phạm trù Gross National Happiness GNH thay vi GDP.
Ông là người có công lớn cải cách đời sống cho dân như hệ thống y tế miễn phí. Ông làm lễ đang quang năm 1974 và đây là lần đầu tiên các phóng viên quốc tế được đến Bhutan,cũng như du khách đi theo  tour du lịch có trả tiền đến thăm viếng Bhutan đó là tour của Lindblad Travel ở Connecticut, USA. Chính ông Lindblad này đã đề nghị vua Bhutan charge tiền cao cho các du khách vào Bhutan đó.
Vua Jigme Singye cũng là người đầu tiên tự cắt giảm quyền lực của mình và phân quyền cho các bộ trưởng cùng quốc hội. Vua cũng là người đầu tiên đem internet đến với Bhutan năm 1999.
Hoàng Gia Bhutan (hình chụp laị)
Vua Singye kết hôn với...bốn bà vợ vì luật hôn nhân Bhutan cho phép có hơn một người phối ngẫu trong cùng thời gian. Bốn bà là chị em ruột; còn một bà em út ông cũng cầu hôn nhưng...may là cô này từ chối vai trò "đệ ngũ phu nhân". Đúng là "mít ngon ngon cả cái xơ, chị đẹp, em đẹp...vua không chừa một ai"!
Hoàng gia Bhutan chỉ cho phép con trai nối ngôi vua,2 bà hoàng đầu không có con trai nên con trai bà thứ ba được phong làm thái tử , và từ 2006 vua Singye đã thoái vị nhường ngôi cho thái tử Namgyel để trở thành vị vua thứ 5 của Wangchuck dynasty

Vua con (the Fifth King):Triều đại thứ năm của Bhutan Kingdom chính thức bắt đầu từ 2008 bởi vua
The 5th King ( hình chụp lại)
Jigme Khesar Namgyel Wangchuck. Ông lên ngôi lúc 27 tuổi đã được đào tạo từ Anh và Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp đại học về ngành...pyschology chứ không phải quản trị (MBA) hay luật như các vị tổng thống Hoa Kỳ. Khi lên ngôi ông chính thức thiết lập parliament và ban hành hiến pháp Bhutan.
Ông đã đi khắp đất nước để giải thích cho dân chúng hiểu về hiến pháp mới. Khi đăng quang ông đã nói với dân chúng rằng "là vua của Bhutan bổn phận của tôi không những bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân hôm nay, mà còn phải kiến tạo nên một mảnh đất màu mở để cho dân có thể gặt hái những quả ngọt tốt lành cho cuộc sống tinh thần cùng một số phận tốt đẹp mãi mãi về sau".
Hấp thụ nhiều văn minh tây phương Vua đương thời thay đổi thể chế chuyển sang quân chủ lập hiến tương tự như Anh, có thủ tướng do dân bầu. Có khác với Anh là Vua có nhiều quyền quyết định trong chính sách lãnh đạo đất nước.

Vua trẻ đương nhiệm được xem là vị vua bình dân nhất trong 5 ông vua. Ông hay đi thăm và tiếp xúc trực tiếp với dận Cuộc sống không xa hoa nhờ vậy mà một du khách bình thường như chúng tôi có dịp đi cùng máy bay với vua và hoàng hậu Bhutan chứ!
 Số là hôm chúng tôi bay từ BKK vào Paro ngày 31 tháng ba 2015, chúng tôi check in sớm đến gate chờ thì gặp phi hành đoàn của chuyến bay KB 157 cũng đến sớm. Cùng làm quen trao đổi chuyện trò thì được cô tiếp viên cho biết là hôm nay sẽ có vua và hoàng hậu đi trong chuyến bay này. Nhìn lại thì thấy phi hành đoàn có mang một bó hoa lớn là để tặng cho vua và hoàng hâu. Chúng tôi náo nức chờ đợi mong chụp được tấm hình cùng "quân vương"; nhưng cô tiếp viên ra dấu không được chụp hình nếu chụp sẽ bị "cắt cổ"( cô làm dấu bằng tay thôi).
"ngai vàng trên không"
Lần đầu tiên đi máy bay mà họ mời economic class lên máy bay trước; khi lên máy bay chúng tôi thấy 2 ghế ngồi của first class có 2 cái gối bọc vải màu vàng , à đây là "ngai vàng" trên không đấy.
Sau khi mọi hành khách economic class yên vị thì "tấm màng nhung khép lại" ngăn cách giữa economy và first class. Chỉ vài phút sau thì thấy xuất hiện hai vị trong đồng phục huy hiệu "Royal Body Guard". Họ ngồi cùng khoan với chúng tôi.
 Chuyến bay cất cánh êm ái...Một chị bạn đi cùng chạy lên vén màn xem thì gặp lúc cô tiếp viên tặng bó hoa cho Vua( chỉ thấy sau lưng ghế Vua ngổi mà thôi ) Cô tiếp viên an ủi chúng tôi " you có thể thấy vua qua cửa sổ máy bay lúc hạ cánh”.
Chuyến bay chỉ tốn 3 giờ là hạ cánh ở phi trường Paro, và chúng tôi thấy được bên dưới sân bay trải
Vua Bhutan ( chụp từ máy bay)
thảm đỏ, hai hàng người dàn chào. Qua cửa sổ máy bay chúng tôi chụp được mấy tầm hình và thấy rằng vua dù có cải cách mấy cũng còn phong kiến vì vua đi trước và để mặc Hoàng Hậu đi sau (không giống như các quốc gia khác).
Sau khi Vua "khất dạng" thì hành khách mới được xuống máy bay và chúng tôi là những người rời máy bay sau cùng vì còn mãi ngồi vào "ngai vàng" để chụp tấm hình coi chơi ( nhưng tiếc là hình của chúng tôi bị nhòe vì nhờ bấm vội vàng nên không thể đính kèm ở đây)
The 5th King & Queen
Theo phong cách Tây phương vị vua trẻ đương nhiệm không tán thành chế độ đa thê, nhưng hoàng gia Bhutan đang đối diện với áp lực có con trai thừa kế ngai vàng. Xin hãy chờ xem trong tương lai gần hay xa "đời cha ăn mặn, đời con khát nước" vua trẻ có thay đổi luật hôn nhân và hiến pháp để "một lòng sắt son" với một hoàng hậu hiện tại mà sau 4 năm kết hôn vẫn chưa có tin mừng về vị kế nghiệp Wangchuck Dynasty.
Dù thế nào cũng cầu chúc vua và hoàng hậu cùng nhân dân Bhutan có cuộc sống hạnh phúc như tôn chỉ của đất nước GNH!
 
" The Fifth Queen of Bhutan 4th King?"

Ghi chú : chúng tôi có được biết Luật Sư Trịnh Hội trong cộng đồng VN là bạn cùng trường với vua Bhutan ở Oxford Anh Quốc, và Trịnh Hội cũng đã tham dự lễ cưới của Vua Bhutan năm 2011 tại Paro. Không biết đúng sai chỉ ghi nhận cho vui.

Chân thành cám ơn quý vị đã theo dõi. Xin hẹn next trip!

San Francisco, Easter 2015

Saturday, April 25, 2015

DU LỊCH THẾ GIỚI - BHUTAN



BHUTAN- "RIÊNG MỘT GÓC TRỜI"

Bhutan một đất nước nhỏ bé dân số chỉ hơn 700,000 người nằm gọn lỏn trong đất liền (landlock country)không tiếp giáp biển và hầu như toàn là rừng núi; chung quanh lại "bao phủ" bởi 2 cường quốc có dân số trên cả tỷ người Trung Hoa và Ấn Độ, nhưng Bhutan có một quãng trời riêng biệt độc lập của riêng mình.
Cho đến nay Bhutan vẫn còn nhiều cách biệt với thế giới và góc trời đó còn có nhiểu điều bí ẩn thú vị, ngạc nhiên kích thích sự tò mò của mọi người.  Bhutan là nước đâu tiên và duy nhất theo đuổi mục tiêu cuộc sống không xây dựng trên của cải vật chất (chi tiêu GDP), mà ngược lại họ theo tôn chỉ GNH (Gross National Happiness), dựa trên các giá trị tinh thần (văn hóa, giáo dục, sức khỏe, tinh thần an lạc, môi trường trong sạch ). Một cách quan trọng họ cho rằng sự phát triễn kinh tế không phải là mục tiêu sau cùng của cuộc   
sống mà đó chỉ là phương tiện để đạt được mục đích tối hậu là tổng giá trị hạnh phúc cho đời sống người dân Bhutan. Họ thiết lập Gross National Happiness Commission để theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của dân chúng. Tại Bhutan cấm bán và hút thuốc lá, cũng như ngày thứ Ba là Dry Day cấm bán và uống rượu .
Central Thimphu
Thủ đô Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không có đèn tín hiệu giao thông chỉ có một trạm cảnh sát ở giao lộ chính điều khiển giao thông trong giờ hành chính; nhưng không riêng gì ở Thimphu mà khắp cả nước Bhutan không có một "đèn xanh, đèn đỏ" cùng bảng chỉ đường nào hết vậy mà tài xế lái xe không bị lạc đường ở các ngõ rẽ, thiệt là hay! Còn hay nữa là ở sát sườn Trung Quốc nhưng không có một bóng dáng cư dân nào người Hoa (chỉ có số ít du khách).
Hiện nay Bhutan hầu như nằm trong sự "bảo trợ" của Ấn Độ; hầu hết các công trình xây dựng cầu
Construction workers
đường, thủy điện đều do chính phủ Ấn tài trợ. Bhutan cũng xuất khẩu điện qua Ấn. Tuy nhiên công trình chưa được cơ giới hóa mà còn rất nhiều thủ công nên tốn nhiều công sức lao động tay chân.
Cả nước Bhutan cũng chưa có một cái thang máy nào. 
Vào ở khách sạn 3 tầng thì nhân viên khách sạn phải vác hành lý cho khách lên tầng cao. Thấy thật là bất nhẫn!
Trên một diện tích hầu hết là rừng núi, người dân Bhutan chỉ khai khẩn sinh sống trong những thung lũng, và tự cung tự cấp là chính yếu nên họ không có nhiều thực phẩm để ăn, rồi còn bị cấm đánh bắt cá trên sông nên họ hầu như ăn chay toàn rau củ vì cũng không có tàu hủ; được một điều là thực phẩm organic.
Picnic của trẻ em
 Bữa ăn của họ nhiều cơm hơn thức ăn. Anh chàng tour guide của chúng tôi buổi sáng quen dùng điểm tâm là 1 tô cơm với một muổng...ớt xanh xào với cheese. Mời ăn bánh mì như lối tây phương thì không quen. Nhiêu trẻ em miền rừng núi chúng tôi đi qua tặng bánh còn không biết bánh là thực phẩm ăn được nên vứt bỏ (vì chưa bao giờ biết đến cracker). Người Bhutan ăn bốc (như người Ấn) nên không thể tìm thấy một đôi đũa nào ở Bhutan.

"Dù nghèo mà vui" nên Bhutan có rất nhiều lễ hội quanh năm.
Paro Festival
Thời gian chúng tôi đến là thời điểm lễ hội ở Paro (Paro Tsechus) một trong những lễ hội nổi tiếng và nhiều người tham dự nhất. Paro Festival thường được tổ chức vào cuối tháng Ba khi mùa Xuân bắt đầu và kéo dài 4 ngày. Ngày đầu tổ chức bên trong Paro Dzong (tạm gọi là chùa), các ngày kế tiếp ở ngoài trời. Vũ công bao gồm cả các vị sư trong y phục đầy màu sắc và đeo mặt nạ hình các con thú vật.
Ngày cuối cùng của Festival có cả vua và hoàng hậu tham dự.

Vì chú trọng nhiều về tâm linh và theo tín ngưỡng Phật giáo


Punakha Dzong
Bhutan có rất nhiều chùa gọi là Dzong; thời xưa Dzong là những pháo đài nhưng hiện nay chỉ dùng vào mục đích thờ phượng. Hiện nay chính phủ vẫn tiếp tục tài trợ đee trùng tu và xây thêm chùa mới cho nên ở Bhutan có rất nhiều nam giới đi tụ
 Đẹp nhất trong các DZONG phải kể đến Punakha Dzong
PUNAKHA DZONG: tọa lạc tại thị trấn Punakha (cố đô của Bhutan)nơi giao thoa của hai con sông Mochu va Pho Chu, đươc xây dựng từ thế kỷ 17, dài 180 m, rộng 72 m cao 6 tầng. Các lễ cưới của Hoàng Gia Bhutan đều tổ chức ở đây.

Nhưng điểm đến của Bhutan không phải Punakha Dzong mà là TASKSANG GEOMBA hay là TIGER's NEST MONASTRY .Đây là địa điểm đưa Bhutan đến với thế giới bên ngoài thu hút du khách đến Bhutan.
TIGER’s NEST :Tọa lạc trên "vách đá cheo leo" hơn 900 mét so với thung lũng Paro. Tương truyền rằng Guru Rinpoche(vị trưởng giáo) đã cỡi trên lưng con hổ bay đến tu viện này để trừng trị con quỹ dữ nơi đây sau khi diệt xong quỹ, ông đã ở lại ngồi thiền 3 tháng vì vây mới có tên "Tiger's Nest" .
Đây là nơi thiêng liêng và linh ứng mà tất cả tín đồ khắp Bhutan đều cố gắng viếng thăm ít nhất một
Tiger's Nest Hiking
lần trong đời. Hôm chúng tôi bay vào có gặp một vị du khách người Mã Lai đi cùng chuyến bay ông cho biết là làm business xuất khẩu tôm qua USA. Ông đã đến đây một lần và cầu nguyện, bây giờ lời ước nguyện đã thành nên ông trở lại đây để tạ ơn!!!(còn chúng tôi thì chỉ là du khách bình thường "đi cho biết đó biết đây" thôi không dám nguyện ước gì cả nhé)
Để lên đến đỉnh "Trú Xứ của Hổ"( Tiger's Nest) này thì chỉ có hiking, hay có thể thuê ngựa, nhưng ngựa chỉ giúp đi 1/3 đoạn đường cho đến trạm dừng chân "cafeteria" mà thôi. Thời gian hiking đi lên để "thử sức thử lòng" cũng gần 3 tiếng. Đi xuống nhanh hơn nhưng có dừng lại cafeteria để dùng cơm trưa. Tất cả cũng hết 8 giờ đồng hồ.
Vào chùa có security xét người không đươc mang bất cứ vật gì vào trong chùa, mọi thứ phải gởi ở locker. Vào năm 1998 nơi này bị cháy phải trùng tu khôi phục tốn khoản 130 triệu NU( tiền Bhutan) nên bây giờ security khó khăn hơn.
Theo chúng tôi nếu so sánh với Vạn lý trường thành thì leo lên đỉnh Tiger's Nest dễ hơn và phong cảnh ngoạn mục hơn.
Chấm dứt một vòng du lịch khắp Bhutan từ Paro đến Bumpthang, qua hơn 20 ngọn núi để tận mắt thấy cảnh rừng Xuân với các sắc hoa vàng, trắng, đỏ chen lẫn với lá xanh đậm, nhạt của rừng già  rừng non- phong cảnh hữu tình chỉ có cảm nhận không thể truyền tải bằng ngôn từ. Đó là góc trời riêng biệt của Bhutan , mặc dù còn rất nhiều thiếu sót tiện nghi vật chất trong cuộc sống nhưng người Bhutan vẫn cảm thấy hạnh phúc vì có lẽ với họ "hạnh phúc là bằng lòng với những gì mình đang có" để luôn nở nụ cười dù chỉ ăn cơm với...ớt xanh xào cheese! Riêng chúng tôi vẫn mong rằng Bhutan không nên chỉ quá chú trọng đến “chỉ số hạnh phúc” mà cũng cần phải “nâng cấp” các tiện nghi đời sống để cho cuộc sống dân chúng bớt lao động chân tay; có như vậy thì có lẽ khái niệm “Gross National Happiness” càng có ý nghiã hơn .

"Góc trời Bhutan!"

Xin xem tiếp P.II - Hoàng Gia Bhutan