Saturday, April 25, 2015

DU LỊCH THẾ GIỚI - BHUTAN



BHUTAN- "RIÊNG MỘT GÓC TRỜI"

Bhutan một đất nước nhỏ bé dân số chỉ hơn 700,000 người nằm gọn lỏn trong đất liền (landlock country)không tiếp giáp biển và hầu như toàn là rừng núi; chung quanh lại "bao phủ" bởi 2 cường quốc có dân số trên cả tỷ người Trung Hoa và Ấn Độ, nhưng Bhutan có một quãng trời riêng biệt độc lập của riêng mình.
Cho đến nay Bhutan vẫn còn nhiều cách biệt với thế giới và góc trời đó còn có nhiểu điều bí ẩn thú vị, ngạc nhiên kích thích sự tò mò của mọi người.  Bhutan là nước đâu tiên và duy nhất theo đuổi mục tiêu cuộc sống không xây dựng trên của cải vật chất (chi tiêu GDP), mà ngược lại họ theo tôn chỉ GNH (Gross National Happiness), dựa trên các giá trị tinh thần (văn hóa, giáo dục, sức khỏe, tinh thần an lạc, môi trường trong sạch ). Một cách quan trọng họ cho rằng sự phát triễn kinh tế không phải là mục tiêu sau cùng của cuộc   
sống mà đó chỉ là phương tiện để đạt được mục đích tối hậu là tổng giá trị hạnh phúc cho đời sống người dân Bhutan. Họ thiết lập Gross National Happiness Commission để theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của dân chúng. Tại Bhutan cấm bán và hút thuốc lá, cũng như ngày thứ Ba là Dry Day cấm bán và uống rượu .
Central Thimphu
Thủ đô Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không có đèn tín hiệu giao thông chỉ có một trạm cảnh sát ở giao lộ chính điều khiển giao thông trong giờ hành chính; nhưng không riêng gì ở Thimphu mà khắp cả nước Bhutan không có một "đèn xanh, đèn đỏ" cùng bảng chỉ đường nào hết vậy mà tài xế lái xe không bị lạc đường ở các ngõ rẽ, thiệt là hay! Còn hay nữa là ở sát sườn Trung Quốc nhưng không có một bóng dáng cư dân nào người Hoa (chỉ có số ít du khách).
Hiện nay Bhutan hầu như nằm trong sự "bảo trợ" của Ấn Độ; hầu hết các công trình xây dựng cầu
Construction workers
đường, thủy điện đều do chính phủ Ấn tài trợ. Bhutan cũng xuất khẩu điện qua Ấn. Tuy nhiên công trình chưa được cơ giới hóa mà còn rất nhiều thủ công nên tốn nhiều công sức lao động tay chân.
Cả nước Bhutan cũng chưa có một cái thang máy nào. 
Vào ở khách sạn 3 tầng thì nhân viên khách sạn phải vác hành lý cho khách lên tầng cao. Thấy thật là bất nhẫn!
Trên một diện tích hầu hết là rừng núi, người dân Bhutan chỉ khai khẩn sinh sống trong những thung lũng, và tự cung tự cấp là chính yếu nên họ không có nhiều thực phẩm để ăn, rồi còn bị cấm đánh bắt cá trên sông nên họ hầu như ăn chay toàn rau củ vì cũng không có tàu hủ; được một điều là thực phẩm organic.
Picnic của trẻ em
 Bữa ăn của họ nhiều cơm hơn thức ăn. Anh chàng tour guide của chúng tôi buổi sáng quen dùng điểm tâm là 1 tô cơm với một muổng...ớt xanh xào với cheese. Mời ăn bánh mì như lối tây phương thì không quen. Nhiêu trẻ em miền rừng núi chúng tôi đi qua tặng bánh còn không biết bánh là thực phẩm ăn được nên vứt bỏ (vì chưa bao giờ biết đến cracker). Người Bhutan ăn bốc (như người Ấn) nên không thể tìm thấy một đôi đũa nào ở Bhutan.

"Dù nghèo mà vui" nên Bhutan có rất nhiều lễ hội quanh năm.
Paro Festival
Thời gian chúng tôi đến là thời điểm lễ hội ở Paro (Paro Tsechus) một trong những lễ hội nổi tiếng và nhiều người tham dự nhất. Paro Festival thường được tổ chức vào cuối tháng Ba khi mùa Xuân bắt đầu và kéo dài 4 ngày. Ngày đầu tổ chức bên trong Paro Dzong (tạm gọi là chùa), các ngày kế tiếp ở ngoài trời. Vũ công bao gồm cả các vị sư trong y phục đầy màu sắc và đeo mặt nạ hình các con thú vật.
Ngày cuối cùng của Festival có cả vua và hoàng hậu tham dự.

Vì chú trọng nhiều về tâm linh và theo tín ngưỡng Phật giáo


Punakha Dzong
Bhutan có rất nhiều chùa gọi là Dzong; thời xưa Dzong là những pháo đài nhưng hiện nay chỉ dùng vào mục đích thờ phượng. Hiện nay chính phủ vẫn tiếp tục tài trợ đee trùng tu và xây thêm chùa mới cho nên ở Bhutan có rất nhiều nam giới đi tụ
 Đẹp nhất trong các DZONG phải kể đến Punakha Dzong
PUNAKHA DZONG: tọa lạc tại thị trấn Punakha (cố đô của Bhutan)nơi giao thoa của hai con sông Mochu va Pho Chu, đươc xây dựng từ thế kỷ 17, dài 180 m, rộng 72 m cao 6 tầng. Các lễ cưới của Hoàng Gia Bhutan đều tổ chức ở đây.

Nhưng điểm đến của Bhutan không phải Punakha Dzong mà là TASKSANG GEOMBA hay là TIGER's NEST MONASTRY .Đây là địa điểm đưa Bhutan đến với thế giới bên ngoài thu hút du khách đến Bhutan.
TIGER’s NEST :Tọa lạc trên "vách đá cheo leo" hơn 900 mét so với thung lũng Paro. Tương truyền rằng Guru Rinpoche(vị trưởng giáo) đã cỡi trên lưng con hổ bay đến tu viện này để trừng trị con quỹ dữ nơi đây sau khi diệt xong quỹ, ông đã ở lại ngồi thiền 3 tháng vì vây mới có tên "Tiger's Nest" .
Đây là nơi thiêng liêng và linh ứng mà tất cả tín đồ khắp Bhutan đều cố gắng viếng thăm ít nhất một
Tiger's Nest Hiking
lần trong đời. Hôm chúng tôi bay vào có gặp một vị du khách người Mã Lai đi cùng chuyến bay ông cho biết là làm business xuất khẩu tôm qua USA. Ông đã đến đây một lần và cầu nguyện, bây giờ lời ước nguyện đã thành nên ông trở lại đây để tạ ơn!!!(còn chúng tôi thì chỉ là du khách bình thường "đi cho biết đó biết đây" thôi không dám nguyện ước gì cả nhé)
Để lên đến đỉnh "Trú Xứ của Hổ"( Tiger's Nest) này thì chỉ có hiking, hay có thể thuê ngựa, nhưng ngựa chỉ giúp đi 1/3 đoạn đường cho đến trạm dừng chân "cafeteria" mà thôi. Thời gian hiking đi lên để "thử sức thử lòng" cũng gần 3 tiếng. Đi xuống nhanh hơn nhưng có dừng lại cafeteria để dùng cơm trưa. Tất cả cũng hết 8 giờ đồng hồ.
Vào chùa có security xét người không đươc mang bất cứ vật gì vào trong chùa, mọi thứ phải gởi ở locker. Vào năm 1998 nơi này bị cháy phải trùng tu khôi phục tốn khoản 130 triệu NU( tiền Bhutan) nên bây giờ security khó khăn hơn.
Theo chúng tôi nếu so sánh với Vạn lý trường thành thì leo lên đỉnh Tiger's Nest dễ hơn và phong cảnh ngoạn mục hơn.
Chấm dứt một vòng du lịch khắp Bhutan từ Paro đến Bumpthang, qua hơn 20 ngọn núi để tận mắt thấy cảnh rừng Xuân với các sắc hoa vàng, trắng, đỏ chen lẫn với lá xanh đậm, nhạt của rừng già  rừng non- phong cảnh hữu tình chỉ có cảm nhận không thể truyền tải bằng ngôn từ. Đó là góc trời riêng biệt của Bhutan , mặc dù còn rất nhiều thiếu sót tiện nghi vật chất trong cuộc sống nhưng người Bhutan vẫn cảm thấy hạnh phúc vì có lẽ với họ "hạnh phúc là bằng lòng với những gì mình đang có" để luôn nở nụ cười dù chỉ ăn cơm với...ớt xanh xào cheese! Riêng chúng tôi vẫn mong rằng Bhutan không nên chỉ quá chú trọng đến “chỉ số hạnh phúc” mà cũng cần phải “nâng cấp” các tiện nghi đời sống để cho cuộc sống dân chúng bớt lao động chân tay; có như vậy thì có lẽ khái niệm “Gross National Happiness” càng có ý nghiã hơn .

"Góc trời Bhutan!"

Xin xem tiếp P.II - Hoàng Gia Bhutan

1 comment:

  1. Nàng viết về du lịch của nàng càng ngày càng hay rồi đó nhé!
    Đọc hay như một nhà hương dẫn du lịch. Hy vọng khi nàng về hưu
    chúng ta sẽ vừa đánh răng vừa hút gió và cùng chống gậy, miệng
    bỏm bẻm nuốt nước bọt, cùng đi du lịch với nhau. Thân ái chúc
    nàng luôn trẻ đẹp và mạnh khoẻ.

    ReplyDelete