Thursday, October 11, 2012

DU LỊCH THẾ GIỚI- JIUZHAIGOU (China)



DU LỊCH THẾ GIỚI- JIUZHAIGOU (China)

Mùa Hè năm nay chúng tôi đã chuẩn bị cho một chuyến du lịch Tibet, nhưng rất tiếc đến giờ phút chót chính quyền Trung Công không cho phép các du khách ngoại quốc đến Tibet; vì thế chúng tôi phải chọn một chương trình thay thế vì vé máy bay USA-China đã được mua rồi.
Chúng tôi đã chọn đi vùng Tứ Xuyên miền Nam Trung Hoa. Xin mời quý vị cùng với chúng tôi đến thăm một vài địa danh tại khu vực này.
Jiuzhaigou park entrance
JIUZHAIGOU (JZH)hay là Nine Villages trong Anh Ngữ và tiếng Việt là "Cửu Trại Câu" cách thành phố Chengdu 140 miles về hướng Tây Bắc. Vùng này là nơi tập trung các làng của người Tibet ở ngoài Tibet gồm có 9 làng nên mới gọi là “Cửu Trại”. Đây cũng là công viên quốc gia ở vùng núi cao được khám phá năm 1972 và đến năm 1992 thì được UNESCO công nhận là World Heritage, rồi đến 1997 lại còn được công nhận là World Biosphere.
Từ Chengdu đi bằng máy bay hết 1 giờ , rồi từ phi trường phải lái xe thêm 1.5 giờ nữa mới đến hotel ở gần công viên JZH. Con đường đến công viên này cũng rất ngoạn mục, quanh co 9 tầng, cứ mỗi khúc quẹo thì có bảng báo như “The First Turn”…cho đến “the nineth turn”.
Green Bus inside park
Vì là “World Biosphere” nên park có các xe green bus không dùng xăng. Du khách sau khi qua cổng vào sẽ có green bus đưa đi khắp khu vực của công viên.
Long Lake
Công viên JZH này có hình như chữ Y gồm 3 nhánh: nhánh bên trái chữ Y có hồ Long Lake,

Five Flower Lake
 nhánh bên phải chữ Y là chuổi các hồ nhỏ như  Arrow Bamboo Lake, Panda Lake,Five Flower Lake, Mirror Lake, Tiger Lake,Shu zheng Lake and Falls, Lying Dragon Lake, Sparkling Lake...Tất cả JZH có 13 hồ nước  trong xanh cùng với các thác nước trắng xóa, rừng, rồi núi. Một cảnh sắc thiên nhiên hoà hợp. 
Nhánh cuối chữ Y là nơi tập trung các làng của người Tibet. Họ sống ở đây từ lâu. Hiện nay có khoản 800 cư dân Tibet mà thôi vì chính quyền không muốn gia tăng dân số. để bảo vệ môi trường. Chủ yếu  dân ở đây sinh sống bằng kinh doanh dịch vụ du lịch.

JZH là điểm du lịch nổi tiếng của người TQ.  Ngày chúng tôi đến có hơn 30,000 du khách. Khỏi phải nói thì cũng biết không khí ồn ào, lộn xộn, mất trật tự đến cỡ nào vì ngưòi TQ không có thói quen …xếp hàng. Ngày hôm đó người đông đến độ làm mất vẻ mỹ quan của  thiên nhiên; và cũng không thể thưởng thức hết cảnh đẹp vì nhìn đâu cũng thấy người là người chen chúc dành nhau một chỗ đứng để…chụp hình.
Nhiều người cho rằng phải đến đây vào mùa Thu thì mới thấy hết vẻ tuyệt vời khi mà lá sắc Thu lá đỏ phản chiếu trên mặt hồ trong xanh. Nhưng thôi, chúng tôi thấy quá hãi với cảnh bát nháo của du khách bản địa nên đành phải “…muà Thu không trở lại” vậy nhé.


"Wuhou Temple garden"
CHENGDU (Thành Ðô): quý vị nào có xem Tam Quốc Chí thì sẽ biết đến Thành Ðô là thành Ðồ Bì trong truyện “Ðông Chu Liệt Quốc” nơi mà Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi “Ðào Viên kết nghiã”. Ngày nay là Wuhou Temple bên trong có thờ tượng của ba vị này.
Jinli Street
Bên cạnh Wuhou temple là phố cổ Jinli . Nơi đây là khu phố đi bộ cổ xưa, bây giờ là khu buôn bán hang lưu niệm. Nhưng lạc vào đây thì cũng giống như vào “bát quái trận đồ” đi hoài cũng không tìm được lối ra. Ở khu này có một dịch vụ khá ăn tiền đó là chụp hình hoá trang thành các nhân vật trong truyện xưa. Các thiếu nữ tân thời hào hứng cải trang thành Tiểu Long Nữ, Triệu Minh với kiếm cầm tay cũng rất vui nhộn.












  Thành Ðô cũng là nơi mà nhà thơ Ðỗ Phủ (712-770) đã sinh sống một thời gian dài. Tại mái nhà tranh đơn sơ  bên giòng sông Huanhue đó Ðỗ Phủ đã sáng tác gần 240 bài thơ. Căn nhà của ông hôm nay là “DuFu’s Thatched Cottage Museum” để phục vụ du khách.
Du Fu's Thatched Cottage Museum

  Giant Panda Breeding Research Base:

Gấu Trúc Panda 2 màu đen trắng, một hình ảnh dễ thương hấp dẫn từ trẻ em đến bô lão. Trung tâm nuôi dưỡng bảo tồn, bảo vệ Panda ở cách thành phố Chengdu khoản 40 km về hứơng Bắc.  Ðây là trung tâm nghiên cứu Panda lớn nhất thế giới nên được nhiều sự tài trợ của các tổ chức quốc tế.
Hiện nay có khoản 2,000 Panda và được coi như là loại thú hiếm vì có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có biện pháp bảo vệ cùng phát triễn.
Panda có đời sống khoản 20 năm. Tuy là “gấu” nhưng gấu trúc rất…hiền, và lười hoạt động. Con trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ cỡ…40 kg trúc. Bởi vậymới có tên gọi “Gấu trúc”. Ăn rồi thì nằm…im, vì nếu nó hoạt động sẽ tiêu tốn thêm nhiều năng lượng thì e rằng không đủ lượng trúc mà cung cấp.
Chu kỳ sinh sản của Panda cũng không dễ dàng mấy. Từ 5 tuổi gấu bắt đầu dậy thì và có thể sinh sản. Nhưng để thụ tinh, 2 con gấu khác phái phải đi tìm bạn tình cho thích hợp. Và hai bên phải “chịu đèn” nhau thì mới kết hợp được. Sau thời gian thụ thai từ 5 đến 10 tháng,gấu mẹ mới sanh 1 gấu con nặng khoản 100 gram , và gấu con rất dễ chết …yểu trong thời gian mới sanh.
Tại trung tâm Panda Research này, người ta phải nuôi gấu con mới sanh trong lồng kính, cho uống các chất sữa dinh dưỡng như nuôi trẻ em sinh thiếu tháng.
Mỗi tháng sau đó gâú con phát triễn và đến 1Kg, đến khi  hình thành cơ thể khoẻ mạnh mới cho ra khỏi lồng kiếng về cùng với gấu mẹ. Cho đến 2 năm tuổi thì mới mọc đầy đủ bộ lông mượt mà.

Và xin thưa cùng quý vị, để được tận hưởng cảm giác vuốt ve bộ lông mượt của gấu Panda, bạn phải trả 200 USD cho một phút phù du. Thôi đành đứng nhìn gấu từ xa vậy!

Thưa các bạn, trong thời điểm xung đột VN-TQ này chúng tôi không có chủ ý đi du lịch China, đây chỉ là một chương trình thay thế không định trước. Mong quý vị chỉ xem cho biết thêm về thế giới đó đây.
Chúng tôi đã có một người tour guide là Tibetian cho chúng tôi biết rằng lệnh cấm du khách của chính quyền Trung Cộng ảnh hưởng đến đời sống của người Tibet tại quê hương của anh ta , các khách sạn không có khách, dân tình đã khốn khổ lại càng khổ hơn.  Biết đến bao giờ cho dân tộc Tibet, VN, Miến Ðiện, thoát khỏi sự “ăn hiếp” của nước láng giềng đầy tham vọng?
Chân thành cảm ơn quý vị đã theo dõi!

SF Summer 2012

No comments:

Post a Comment