Thursday, November 15, 2012

DU LỊCH THẾ GIỚI- ĐÀI LOAN (P.II)





ĐÀI LOAN  "MÙA THU LÁ BAY"




SUN MOON LAKE :Đi về miền Trung ĐL chúng ta sẽ đến Sun Moon Lake cách Đài Trung (Taichung) khoảng 1 giờ lái xe.Vùng này nổi tiếng trồng cau vì người đàn ông ĐL nhất là ở vùng nông thôn ăn cau trầu. Bởi vậy nó còn nổi tiếng với các nàng Tây Thi bán trầu. Người đàn ông ĐL thích ăn trầu mà không thích têm trầu. Do đó các thiếu nữ mở dịch vụ têm trầu để bán. Và để marketing các nàng ngồi têm trầu với các y phục "nghèo" như thi hoa hậu. Dọc đường vào Sun Moon Lake cứ thấy tiệm nào đèn xanh đỏ nhấp nháy thì biết ngay là của các nàng "Tây Thi bán trầu" xin cứ "dừng chân ghé quán em" không mua cũng thấy mát mắt (Rất tiếc là không shot được tấm hình Tây Thi nào để đính kèm cho quý vị cùng chiêm ngưỡng )
"Sun Moon Lake at Sunset"
Điểm thu hút du khách nhất ở đây là Sun Moon Lake (hồ Nhật Nguyệt). Gọi là "Nhật Nguyệt" vì hồ này kết hợp bởi hai hồ nối liền nhau: 1 hồ lớn ở phía Đông biểu trưng mặt trời và một hồ nhỏ ở phía Tây hình lưỡi liềm tượng trưng mặt trăng. Đây là hồ thiên nhiên lớn nhất ĐL. Thời Nhật Bản chiếm đóng họ đã làm hệ thống thủy điện hoàn lưu để cung cấp điện cho sinh hoạt. cứ buổi sáng thì tháo nước qua đập để tạo điện năng, buổi chiều thì hoàn lưu nước trở lại hồ mới có đủ lượng nước mà sản xuất tiếp.
Khu vực Nhật Nguyệt Hồ là điểm nghỉ mát lý tưởng nên tổng thống Tưởng Giới Thạch không ngần ngại xây nhà nghỉ mát cho mình tại nơi đây.
Chung quanh bờ hồ có các điểm du lịch nổi tiếng như đền Văn Vỏ thờ các anh hùng của lịch sử trung hoa như Thánh Sư Khỗng Tử, Khai Nguyên TỔ, Văn Xương Đế Quân, Quan Thánh Đế Quân Nhạc Phi...
Cũng có Huyền Quang Tự thờ Tam Tạng.
Hằng năm có swimming festival vào dịp trung thu tại Nhật Nguyệt hồ với cả chục ngàn ngừoi ĐL tham dư. Đến năm 2003 thì festival này trở thành quốc tế vì bắt đẩu có người ngoại quốc tham dự thi bơi qua hồ. Ngoài ra vào tháng Hai hằng năm thì có Cherry Blossom Festival để chào đón năm mới Âm Lịch.
Khu vực Nhật Nguyệt hồ chỉ toàn thổ dân nguyên thủy của ĐL gọi là người dân tộc. Họ sinh sống bằng nông, ngư nghiệp. Đặc biệt vùng này có nấm linh chi thiên nhiên. Nên người dân tộc ở đây đã chế biến thành các sản phẩm bổ dưỡng cung cấp ra thị trường cùng với trà O Long.
Theo chính sách của ĐL để bảo vệ gìn giữ các truyền thống, người dân ở miền xuôi không được nhập cư vào vùng này. Chỉ khi nào kết hôn với một người dân tộc ở đây thì mới trở thành "thường trú nhân" của vùng Nhật Nguyệt hồ.
Vùng nay có 10 sắc dân thiểu số:Yami, Amis, Atayal, saisiat, Zou, Bunum, Puyuma, Rukai, Paiwan và nổi bật nhất là người Thao mà đứng đầu là Mao Vương Gia. Ông đã có nhiều công lớn trong việc xây dựng phát triễn vùng đất này nên chính phủ cho lập đền thờ ông tại đây.
"Kongxinga Shrine"
TAINAN : Sau Sun Moon Lake, nam tiến thêm khoản 2 giờ lái xe là chúng ta sẽ đến Tainan(Đài Nam) là cố đô của Đài Loan trước thời Tưởng Giới Thạch. Vào thế kỷ 17 khi Hòa lan xâm chiếm đảo ĐL, Trịnh Thành Công(Koxinga) một vị tướng đời nhà Minh đã đem quân đi đánh dẹp. Ông đã chiến thắng và ra công xây dựng thành phố Tainan; Nhưng Trịnh Thành Công đã mất chỉ 1 năm sau ngày ông chiến thắng, và hiện nay tại Đài Nam có đền thờ của ông.
Đài Nam còn được mệnh danh là vùng đầt của chùa chiền vì có rất nhiều chùa cũng giống như Bagan của Miến Điện vậy.
"Budha Memorial Center"
PHẬT QUANG SƠN TỰ (Fo Guang Shan) hay là "Light of Budha Mountain" ở cách thành phố Cao Hùng 25 km về hướng Đông Bắc, phía giữa đường đi từ Tainan đến Cao Hùng. Đây là chùa thờ Xá Lợi răng của Phật Thích Ca Mâu Ni được xây từ 1967 là chùa Phật Giáo lớn nhất ĐL. Tại đây có một tượng Phật cao 120 mét(tính cả bệ thờ) và 480 tượng Phật ở xung quanh.
Đến 2010 khánh thành thêm "Budha Memorial Center" ở kế bên làm trung tâm phật học lớn nhất ĐL. Trong center này có Tàng Kinh Các, cứ 100 năm mới mở cửa một lần. Trứơc cửa "Tàng Kinh Các" này cũng có bảng điện tử báo số thời gian còn lại cho thời điểm mở cửa kế tiếp.  Các công trình này do Hòa Thượng Hsing Yun chủ trì . Nếu quý vị nào có viếng qua chùa Hsi Lai tại miền Nam Cali thì đó là một chi nhánh của Fo Guang Shan của ĐL này.
"Love River"
CAO HÙNG (Kaoshiung): thành phố lớn thứ hai của ĐL sau Đài Bắc nhưng là hải cảng lớn nhất ĐL nằm về phía Nam của đảo quốc này.
Trung tâm thành phố có "Love River"(giòng sông tình yêu) gọi là sông nhưng thực chất chỉ là 1 kênh đào và bị ô nhiễm trầm trọng; Nó chỉ mới được cải tạo lại vào đẩu thế kỷ 21 và nhanh chóng trở thành một nơi lý tưởng cho các cặp tình nhân "tay trong tay" đi dạo chơi, cũng như là một nơi thư giản cho dân chúng sau một ngày lao đông. Tại đây có dịch vụ "tourist boat" đưa du khách ngắm toàn cảnh thành phố Cao Hùng từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm.
"Spring & Autumn Pavillion"
Cách trung tâm thành phố Cao Hùng 5 km về hướng Bắc là Lotus Lake. Bên bờ hồ về phía Bắc có Đền thờ Khổng Tử lớn nhất ĐL được xây từ năm 1977, kế là Xuân Thu Các (Spring & Autumn Pavillion, và Long Hổ tự(Dragon and Tiger Pagoda)gồm hai ngôi tháp chùa một cửa có hình miệng con rồng và một cửa có hình miệng con cop. Theo người ĐL để được mọi điều cát tường thì khi vào chùa phải vào bằng cửa miệng rồng và khi ra khỏi chùa thỉ ra ở cửa miệng cop.
Ở trúơc chùa này người ta xây 1 con tỳ hưu bằng đá bên trên lưng có mang nhiều thỏi vàng (dĩ nhiên là cũng bằng đá). Ngừơi dân ĐL cho rằng muốn có tài lộc thì khi cầu nguyện hãy lấy hai tay lùa từ đầu đến đuôi tỳ hưu rồi hốt trọn vào túi áo, hay túi xách của mình; ngụ ý là đem tiền bạc vô cho mình.Chúng tôi cũng làm thử , nhưng có linh nghiệm hay không thì xin..."hồi sau sẽ rõ"
"Dragon and Tiger Pagoda"
Hotel chúng tôi ở lại ngay bên bờ hồ Lotus Lake chỉ mất 5 phút đi bộ. Từ sáng tinh mơ khi mặt trời chưa ló dạng chúng tôi đã rảo bộ ra hồ để chờ shot một tấm hình ánh thái dương trên mặt hồ. Những tưởng chỉ có chúng tôi hơi "điên" mới đi chơi hồ sớm vậy. Ai dè đến Long Hổ tự thì đã thấy một dàn máy ảnh pro đang dàn sẵn, thì ra "chí mén gặp nhau" tại nơi đây! Đúng là một khoảnh khắc thiên nhiên tuyệt đẹp khi mà mây trời ửng hồng dần dần theo ánh mặt trời và Long Hổ tự phản ánh trên mặt nước yên tĩnh. Chỉ một moment đó thôi nhưng rất tiếc ống kính máy ảnh chúng tôi không phải là "pro" nên ảnh này không diễn tả hết nét đẹp thiên nhiên của trời nước tại Lotus Lake trong ánh bình minh.
Xuôi về tận cận nam của đảo ĐL là vùng công viên Kenting với các bờ biển cát trắng xóa trong khí hậu ấm áp có thể tắm cả ban đêm. Đây là trung tâm lướt sóng của những người yêu biển ĐL. Tuy nhiên cũng không thiếu các vùng biển đá vôi trầm tích hằng triệu năm. Có thể coi vị trí của Kenting đối với đảo ĐL cũng giống như vị trí mũi Cà Mau của nước VN vậy. Để hướng dẫn các thuyền qua lại; người Hòa Lan trong thời kỳ xâm chiếm đã xây một ngọn hải đăng (1882)  gọi là Eluanbi Lighthouse cao 21.4 mét, có thể phát sáng trong vòng 20 hải lý tại mũi đất này, và đến nay là trung tâm của lễ hội nhạc rock lớn nhất ĐL được tổ chức vào tháng tư hằng năm mà người ĐL gọi là "Spring Scream" lôi cuốn tất cả giới trẻ khắp các miền đất nước và cả quốc tế.
Đi trở ngược lại về Taipei qua ngã bờ biển phía đông chúng tôi đến Taitung (hay Đài Đông). Vùng này là nơi trồng mãng cầu; các trái mãng cầu to gần bằng cái tô rất ngon,ngọt nhưng hình như là nhiều hột hơn mãng cầu của VN. ĐL là một trong những nước có nhiều suối nước nóng (đứng sau Nhật), tại TaiTung chúng tôi tận hưởng thú tắm nước khoáng ôn tuyền đựơc dẫn thẳng vào hồ bơi trong khách sạn, không cần phải đi đến các điểm tắm công cộng . Nếu phòng executive thi nước suối nóng được dẫn vào thẳng zacuzi trong phòng của khách. Thật quá tiện lợi !
"Taroko Gore"
TAROKO NATIONAL PARK  : ĐL có 8 khu công viên quốc gia như Kenting, Yangminshan, Ayishan...nhưng trong đó công viên Taroko là một trong những công viên nổi bật hơn cả vì nó có Taroko Gore dài 18 km cấu tạo toàn bằng đá hoa cương màu xám trắng như một bức tường bên cạnh dòng nước xanh biếc của sông Liwu. Cấu tạo địa chất của nó nguyên thủy là san hô dưới lòng biển, dưới áp lực của địa chất san sô chuyển thành đá vôi và cuối cùng thành đá hoa cương từ hằng triệu năm.Vì sợ đá có thể rơi bất thình lình nên khi vào đây du khách phải mang nón bảo hiểm trong những đoạn đường...nguy hiểm. Những tảng đá này mà đem về làm vật dụng xây dựng cho nhà thì đẹp biết bao !!
"Eternal Spring Shrine"
Công viên này cách Taipei khoản 217 Km và chỉ cách thành phố Huanlien khoản 30 Km. Bởi vậy thường du khách ở lại một đêm tại Hualien để sáng hôm sau có nhiều thời gian đi thăm công viên.
Đường đi trong công viên quanh co, phải qua 9 đường hầm. Công trình xây dựng khó khăn vì phải đu.c đá hoa cương rất cứng ;  chính phủ đã xây Eternal Spring Shrine để tưởng nhớ và ghi công 450 công nhân phải hy sinh tính mạng trong công việc xây dựng này . Đền này xây trên một dòng suối nước chảy không bao giờ cạn(đúng là Eternal Spring! ).
Ngoài ra tổng thống Tưởng Kinh Quốc cũng đã thiết kế nên một cây cầu "Từ Mẫu (Cihmu Bridge) để tưởng nhớ công ơn các bà mẹ ĐL.
Sau Taroko Gore chúng tôi về lại Taipei kết thúc một vòng quanh đảo ĐL để thấy rằng ở ĐL mùa Thu lá không bay như truyện của Quynh Dao. Ngược lại ĐL quanh năm cây cỏ xanh tươi và đất nước này được mệnh danh là "Evergreen land".  Hèn gì mà hãng máy bay EVA của ĐL đã lấy slogan cho hãng là "Evergreen" .
Đi đến mới thấy thương cảm cho con người và đất nước ĐL; kể từ 1971 khi Trung Cộng gia nhập Liên Hiệp Quốc, và lúc Hoa Kỳ bắt tay với Trung Hoa lục địa thì ĐL mất dần thế đứng trên quốc tế . Hiện nay chỉ có 23 nước nhỏ phần lớn ở trung mỹ và châu phi có quan hệ ngoại giao cấp đại sứ mà thôi. Còn các nước khác chỉ có văn phòng thương mại. Tuy thế giới không công nhận là một nước, nhưng người ĐL đã tự khẳng định được chính mình với sự phát triễn kinh tế, xã hội phải nói là mặt nào đó hơn hẳn Trung Cộng ;  tổng thống hiện thời là Mã Anh Cửu có chủ trương "thống nhất" hai vùng, nhưng dân ĐL quen với nền dân chủ đã được xây dựng từ mấy chục năm ne^n hơn 70 % dân ĐL vẫn không muốn sáp nhập vào Trung Hoa lục địa.
Có tin vui cho người dân ĐL là đến năm 2013 thì chính phủ Hoa Kỳ sẽ miễn visa nhập cảnh vào USA cho người có quốc tịch ĐL; đồng thời kể từ tháng Tư 2013, hãng hàng không United Continental của Mỹ cũng sẽ mở đường bay thẳng (non stop) từ San Francisco đến Taipei sau hơn nhiều thập niên không có hãng bay nào của Hoa Kỳ bay thẳng SFO-TPE. Những thay đổi này sẽ mang đến nhiều cơ hội tốt đẹp hơn cho cả Đài Loan và Hoa Kỳ.

"to be continued Part III- Vietnamese Community in Taiwan"

No comments:

Post a Comment