Wednesday, December 21, 2016

DU LỊCH THẾ GIỚI- JORDAN (P.II)



JORDAN- Bơi trong biển chết “FLOATING IN THE DEAD SEA”

Chắc các bạn cũng đã từng nghe nói nhiều về Dead Sea nơi mà mọi người có thể nằm nổi trên mặt biển ể đọc sách ? Dead sea nằm gọn giữa Israel, Jordan, và một phần của Palestine và sâu 480 mét dưới mực nưóc biển . Biển này đang “chết “ dần vì nước trong biển không có sự thông thương; ngoài sự bốc hơi thì cả Jordan và Israel đều khai thác nước biển này để sản xuất các sản phẩm dưỡng da vì nước ở đây ngoài nồng độ muối đậm đặc còn chứa rất nhiều khoán chất tốt cho da.
Khi tắm ở đây sức đẩy của nước rất lớn nên đẩy con người lên trên  mặt nước ( mà đúng vậy quá nhiều muối ). .

Nói vậy chứ thực tế muống “nổi’ (float) thì cũng phải biết k ỹthuật mới không bị té nước. Chúng tôi được hướng dẫn là haỹ bước từ từ trong bờ ra biển cho đến khi mực nước ngang eo thì quay người lại co 1 chân lên trước, 1 chân co sau,duỗi hai tay ra. Khi muốn đứng thì cũng một chân chạm xuống trước, 1 chân chạm sau. Không để hai chân xuống cùng lúc vì sức đẩy sẽ cân bằng và không đứng được. Bờ biển cũng toàn sỏi đá nên phải mang giày cao su. Hãy nhúng mình vào nước biển chết để thấy cảm giác …rất rát như ai xát muối vào mình. Khi lên bờ phải dung nước ngọt dội qua ngay, và cũng phải cẩn thận đừng để cho nước biển vào mắt . Ngoài mấy diều ghi nhớ này thì là tận hưởng sự thoải mái của bơi trong biển chết vì sẽ không chết mà lại rất hữu dụng cho sức khỏe con người  .




Phụ lục II : PHỞ VIỆT Ở JORDAN
Google search cho chúng tôi biết  ở thủ đô Amman có món ăn Việt tại nhà hang Indochine trong khách sạn Grand Hyatt.
Từ hotel Marriott nơi chúng tôi trú ngụ chúng tôi đi taxi đến Grand Hyatt hết …5 phút và 6 JD (1 JD= 1.4 USD). Sau khi qua security system, chúng tôi thấy có rất nhiều lính đứng trong đại sảnh. Hỏi thăm thì được biết sắp có nhân vật hoàng gia đến khách sạn lúc 9 giờ sang- đó là cậu của vua Jordan hiện thời .
Chúng tôi tình cờ gặp được ông Thomas ngay tại lobby vì ông cũng ra đón chào nhân vật VIP. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về món ăn Việt ở nhà hang Indochine, ông tự giới thiệu và đưa business card cho chúng tôi thấy ông l à “Executive Chef” của hệ thống nhà hang ở Grand Hyatt, là người

Thomas- Excutive Chef
Ireland, tốt nghiệp trường nấu ăn ở Paris và đến làm tại Jordan 4 năm .
Ông niềm nở nói “  chúng tôi có Chef người Việt Nam, nhưng giờ này anh chưa đến vì nhà hang chỉ mở vào buổi chiều” và ông sốt sắng gọi điện thoại liên lạc với chef người Việt cho chúng tôi nói chuyện, Chúng tôi biết tên anh là Đỗ Văn Lý và hẹn gặp mặt vì chỗ anh Lý ở cũng gần khách sạn . Gặp nhau thấy anh Lý còn rất trẻ, nói giọng Bắc. 
Anh Ly- Vietnamese Chef
Anh rất vui khi gặp chúng tôi và nói ‘ các cô là người Việt đầu tiên con gặp tại Jordan từ khi qua đây đã 3 tháng rồi “ và chúng tôi thì cũng vui vì anh Lý là người Việt duy nhất chúng tôi gặp ở Jordan
 Anh cho biết mới 34 tuổi từ Hà Nội nhưng vào Sài Gòn và làm việc cho Grand Hyatt ở SG. Thấy khách sạn có tuyển người đi Jordan làm nên anh xin và được chuyển qua Jordan theo hợp đồng 2 năm. Anh phụ trách tất cả các món Asian chứ không chỉ món Việt. Vì là chef anh phải phụ  trách luôn việc tính toán ,dự trù order nguyên vật liệu cho các món ăn; phần lớn là nhập hang khô từ Thái lan. Chúng tôi hỏi dò một ngày bán bao nhiêu tô thì được trả lời “ khoản …3 tô”, mỗi tô giá 12 JD. Vì nhà hang chưa mở cửa nên chúng tôi không thể biết tô lớn, nhỏ và hương vị thế nào?, nhưng dù sao Phở Việt cũng đã hiện diện tại xứ Jordan. Mong cho hương  Phở Việt phát triễn tốt đẹp tại Jordan!

Chân thành cám ơn quý vị đã theo dõi. Xin kính chúc một mùa Giáng Sinh an vui và một năm mới phúc lộc song toàn và cùng chúng tôi du lịch đó đây!

San Francisco, Christmas 2016
See you next trip!



DU LỊCH THẾ GIỚI- JORDAN




JORDAN- Những dấu tích xưa!
Jordan, một quốc gia nhỏ bé rộng chỉ khoản 100 ngàn km vuông ở giữa Syria, Pakistan, Israel. Quốc gia này có lịch sử lập quốc hơn 8000 năm và đã để lại những vết tích xưa được UNESSCO công nhận là di sản thế giới .
Trước hết ngay tại thủ đô Amman, một vùng phố cổ (Old Amman) ở miền Đông có Amman Citadel là cổ thành của thời Bronze age, nằm trên ngọn đồi cao hơn 850 mét so với mực nước biển- và đây cũng là nơi cao nhất của Amman.

 Amman Citadel ngày xưa bao gồm temple of Hercules, lâu đài Ummaỳyad, nhà tho Byzantine, và một hí viện .

Kế đến là PETRA nổi tiếng thế giới và là “thương hiệu” của Jordan. Petra còn được mệnh danh là “ Rose Red city” vì màu sắc đặc biệt của đá kiến trúc. Nó được xây dựng từ thế kỷ 3BC và là thủ đô của đế chế Nabataen; đến thế kỷ 4 AD bị động đất chôn vùi tất cả ngoại trừ một số bộ lạc người Bedouin (bán du mục). Mãi cho đến năm 1812 Johames Burckhardt- một nhà thám hiểm Thụy Sĩ mới khám phá ra di tích này . Và từ đó càng ngày càng được thế giới biết đến với vẻ đẹp rất đặc biệt khi mà sắc màu của các vách đá thay đổi theo ánh sang trong ngày; cho nên nó quyến rũ những tay chụp hình từ sáng tinh mơ cho đến khi hoàng hôn . Tuy nhiên vì an ninh, đến 5 giờ chiều thì tất cả du khách phải ra khỏi khu vực này .
The Treasury- Petra
Thám hiểm Petra sẽ bắt đầu từ khu vực “SIG”- một thung lũng và cũng là cửa ngõ vào cổ thành và đi qua một đường mòn hẹp quanh co gọi là “Petra trail”, hai bên đá điêu khắc tự nhiên và chấm dứt tại “Treasury”. Treasury cao 40 mét và được cho là phần mộ của vua Nabataen’ Đây cũng là nơi đặc biệt nhất của Petra. Đi tiếp vào trong sẽ còn có di tích nhà hát, Royal tombs. The Colonnaded street là phố buôn bán chính của Petra thời cổ đại.
Để thám hiểm hết vùng Petra này chúng tôi đi bộ hết 6 giờ tính luôn cả

Petra trail
nghỉ ngơi, chụp hình . Nếu ai không đi bộ thì có lạc đà, lừa, hay xe ngựa nhưng cũng chỉ đưa đến điểm Treasury mà thôi . Muốn vào sâu thêm cũng phải cuốc bộ . So ra thì không khó như leo núi Tiger Net ở Bhutan hay leo Vạn lý trường thành ở China vì đường đi không dốc lắm . Đây là một trong những sự kỳ thú mà du khách như chúng tôi đã được biết đến .

Đi xuôi về miền Nam Jordan có sa mạc Wadi Rum cũng là một di sản thế giới; vùng này có tên gọi “Valley of the Moon” và đã được làm bối cảnh cho nhiều phim cũng như sách truyện ( thí dụ như tiểu thuyết T.E Lawrence of Arabian).
Carmel carnival in Wadi Rum
Vào tháng sáu hằng năm thời tiết sa mạc nóng gắt thì các tourist camps ở đây là đểm đến hấp dẫn cho những nhà du lịch trẻ tuổi vì họ có thể ngắm cả bầu trời đầy sao sang khi họ ở lại qua đêm tại đây. Đến sa mạc Wadi Rum du khách sẽ được thưởng thức món gà hầm nung trong cát là món ăn truyền thống của người Bedouin. Wadi Rum có sự khác biệt so với Gobi hay Sahara hoặc các sa mạc khác vì giữa sa mạc ngoài các đồi cát thì còn có những rặng núi đá đỏ trong đó có ngọn nổi tiếng là “7 pillars of wisdom”.
Theo dấu những vết tích xưa ở Jordan còn có vùng Bethany (gần   Dead Sea trên dòng song Jordan river. đây được coi là Holy land vì là khu vực nơi Chúa Jesus đã được rữa tội.Con sông Jordan có đoạn ở vùng Bethany này là biên giới thiên nhiên giữa Jordan và Israel. Và ngay tại nơi Chúa được rữa tội thì cả Israel va Jordan đều cho là Holy land. Đứng bên Jordan có thể thấy rõ bên Israel vì bề ngang  Jordan river rất hẹp, và phiá Israel thì khai thác nơi này cho du lịch nhiều hơn phiá Jordan.

“Thương hải biến vi tan điền”, các thành quách lâu đài của thời xa xưa bây giờ là nguồn thu nhập chính của đất nước Jordan vì ngoài các di tích cổ đại Jordan là một quốc gia nghèo với hơn 10 triệu người sống tập trung phần lớn tại Amman. Họ theo chế độ quân chủ có vua cai trị  và thủ tướng do vua chÌ định điều hành đất nước cùng với parliament (do dân bầu).
Jordan không có dầu hoả như nước láng giềng Syria. Du lịch là một nguồn income chính của GPD bên cạnh quặng mỏ phostphore.
Trong thời điểm chúng tôi thăm viếng Jordan (tháng 11, 2016), vấn đề người tị nạn Syria là nổi cộm nhất trong xã hội vì Jordan là nước tiếp nhận dân tị nạn của quốc gia láng giềng Syria nhiều nhất so vớI các quốc gia khác(khoản 750 ngàn) và họ thiết lập các trại tị nạn ở miền Đông Bắc cách thủ đô Amman khoản 1.5 giờ lái xe. Với một quốc gia nhỏ bé và không giàu, để giúp ổn định đời sống cho ngần ấy người tị nạn cũng làm một vấn nạn cho Jordan. Vì hầu như người Jordan không thích đến làm việc ở các trại tị nạn này cho dù tiền lương được trả cao hơn tại nơi thành phố họ ở .
Vì tình hình an ninh, các khách sạn 4, 5 sao đều thiết lập hệ thống máy dò kim loại như ở phi trường.
Tourist Police -our guard
Khách đi vào đều phải qua hệ thống security này . Cả xe hơi cũng có máy quét dò kim loại trước khi vào cổng. Các tour du lịch từ 10 người trở lên đều có một ông cảnh sát du lịch đi hộ tống trong suốt chuyến để giữ gìn an ninh cho du khách an tâm thưởng ngoạn chuyến du hành . Có ông cảnh sát “hộ vệ” trong mỗi bước đi làm cho mình cảm thấy như là VIP vậy đó!
Xin nói thêm là tất cả mọi người đến Jordan đều phải có visa. Với một số quốc gia trong đó có Hoa Kỳ thì có thể xin visa on arrival; trước khi qua immigration thì phải đến quay làm visa và trả lệ phí 40 JD ( tương đượng 56 USD). Ở Jordan cho đại diện các c ông ty du lịch vào tận  cổng máy bay để đón khách. Do đó, vưà ra khỏi cửa máy bay thì đã có nhân viên của hang du lịch “Gate 1 Travel” đón chúng tôi và giúp làm hết các việc visa, nhập cảnh, lấy hành lý rất nhanh, gọn nhẹ ( mà chúng tôi không phải chi trả một lệ phí nào, cũng như không bị mèo nheo xin tiền như ở phi trường Tân Sơn Nhất). Rất đáng tuyên dương đó quý vị !
Để trở thành một tour guide chuyên nghiệp ở Jordan, điều kiện phải có ít nhất bằng …master của bất
Omar- our tour guide
kỳ major nào, và phải thông thạo 2 ngoại ngữ bên cạnh tiếng mẹ đẻ là tiếng Ả rập. Anh chàng tour guide của chúng tôi tên Omar lấy bằng master ở Anh Quốc và đang làm luận án tiến sĩ đề tài “ Physical Education”. Anh ta mới 34 tuổi và từng là vận động viên Olympic về Badminton . Hiện tại cũng là thành viên trẻ nhất của ủy ban Olympic Jordan, và huấn luyện viên Badminton chuyên nghiệp.
Sỡ dĩ chúng tôi giới thiệu anh tour guide này là để qúy vị thấy rõ hơn về tầm mức quan trọng của ngành du lịch của Jordan. Họ rất trân trọng du khách.
Sau những ngày du hành từ Bắc xuống Nam của Jordan, đi qua rất nhiều vùng sỏi đá, rất ít màu xanh và biết đời sống ở Jordan cũng còn rất khó khan với mức lương tối thiểu khoản 300 JD/ tháng ( khoản 420 USD); tuy vậy đường sá không có xe gắn máy, toàn xe hơi chạy trên đường xa lộ cũng bóng láng; Giữa sỏi đ đó người dân Jordan biết cách thích ứng để sinh tồn và phát triễn, đồng thời cũng mở rộng vòng tay tiếp nhận, giúp đỡ người bạn láng gìềng trong khốn khó – đó là người tị nạn Syria- bất chấp những nguy cơ bất an có thể xaỹ ra cho chính mình .

Update:  chưa kịp post bài report này thì ngày 19 tháng 12 vừa qua, Jordan đã bị chính người tị nạn
Syria đánh bom khủng bố ngay tại Kerak Castle ở thành phố Karak cách thủ đô Amman khoản 70 miles. Đã có 14 người chết và trong đó có du khách người Canada. Hú hồn cho chúng tôi thật là may mắn vì mình cũng vừa làm một du khách tại điểm này không lâu, nhưng cũng rất đau buồn và cảm thương cho tất cả nạn nhân, cùng nhân dân nước Jordan. Không lẽ lòng tốt lại "được" báo đáp như vậy sao? Mấy năm gần đây lượng du khách đến Jordan đã giảm 70% (từ 2010), bây giờ sẽ ra sao? Xin cùng nguyện cầu thượng đế ban phước lành cho Jordan!

Xin mời xem thêm phần Phụ Lục: Dead Sea và Phở Việt tại Jordan

Wednesday, April 13, 2016

DU LỊCH THẾ GIỚI BRUNEI



Brunei: "The Kingdom of unexpected treasures"
Brunei một vương quốc rất nhỏ bé ở bán đảo Borneo, Mã Lai ; nhỏ bé về diện tích địa lý nhưng tài sản thì không nhỏ tí nào. Cái sự "unexpected treasures" đó chính là nguồn vàng đen(dầu khí)làm thay đổi diện mạo, số phận của Brunei từ thập niên 30 của thế kỷ 20.
Seria Oil Field : điểm cuốn hút chúng tôi thăm viếng Brunei trước nhất là vùng đất dầu mỏ này; Seria Oil Field thuôc Belait District cách thủ đô Brunei khoản 80 Km về hứong tây nam. Vùng đất này trước khi khám phá ra dầu hỏa(1924) thì chỉ là đầm lầy với các chim chóc và chỉ có khoản 100 cư dân sinh sống mà thôi. Nhưng ngày nay sầm uất với đông người  vì công ty Brunei Shell Petrolium (BSP) độc quyền khai thác dầu khí ở đây với các khu chứa dầu thô và nhà máy lọc dầu hiện đại.
Hiện nay tại đây người ta khoan lấy dầu theo phương pháp "snake" chạy đường ống cong như con rắn
lượn. Dùng phương pháp này có lợi ích kinh tế nhiều vì giá thành rẽ hơn và có thể khai thác vào những túi dầu trong hóc ngách mà phương pháp cũ khó có thể tiếp cận một cách hiệu quạ
Đi thăm viếng trung tâm oil & gas development chúng tôi được biết Brunei may mắn có các mỏ dầu khí rất cạn chỉ gần khoản 200 mét là đã có thể tìm thấy dầu. Và cái mỏ "vàng" đầu tiên được tìm thấy ở ngoài biển nhưng rất gần bờ. Chúng tôi đứng trong bờ nhìn xa xa là đã thấy Well số 1 và cũng tại giếng dầu này tháng 7, 1991 Brunei khai thác thùng dầu thứ 1 tỉ, nên họ xây dựng một monument kỷ niệm.
Chúng tôi thắc mắc hỏi dầu khí này khai thác rồi lợi nhuận chia cho dân như thế nào? có giống Alaska cho dân dividend mỗi năm hay không? người tour guide cho biết rằng Hoàng gia thỏa thuận với hãng BSP theo khai thác 50% số lượng dầu dành cho phúc lợi toàn dân Brunei. 50% số lượng còn lại sau khi trừ hết chi phí sản xuất, lợi nhuận ròng sẽ chia hai cho hãng BSP và hoàng gia Brunei. Bởi thế không lạ khi hoàng gia Brunei được coi là một trong những vương triều giàu nhất thế giới.

Về phía nhân dân Brunei với 50% (gross) dầu, họ được hưởng giáo dục, y tế nhà ở và hầu như...free.
Thật ra đi bệnh viện cũng trả 1 đồng tượng trưng ; nhà ở thì chính phủ xây rồi cho mướn mồi tháng trả tượng trưng vài trăm và sau 30 năm thi thành nhà của mình khỏi trả thêm gì cả. Điện, gaz trong nhà đều...free. Có một điều còn chưa được "update" là trong nhà bếp nấu gas vẫn còn phải xài bình gas chứ không có đường ống dẫn gaz vào thẳng trong bếp như ở USA.
Cầu đường, các công trình công cộng đều xây dựng đẹp đẽ nhờ tiền dầu , nhưng quý vị có biết thời gian này (2015-2016) giá dầu xuống thê thảm nên tất cả các công trình nào đang xây dựng dang dở cũng phải tạm ngưng chờ ngày...dầu lên giá !

Về phía hoàng gia Brunei với lợi nhuận dầu hỏa 25% họ trở thành một trong những vương triều giàu có bật nhất nhì, với cuộc sống xa hoa (thật trái ngược với hoàng triều Bhutan )thấy ngay trước mắt là
Istana Nurul Iman Palace : theo anh ngữ có nghĩa là "Palace of the Light and Faith" được thiết kể bởi kiến trúc sư Leandro V. Locsin và do công ty người Filipino- Ayala Corporation thi công tiêu tốn hơn 1.4 tỷ USD. Đây được xem như cung điện lộng lẫy, rộng lớn nhất thế giới với 1,788 phòng , 257 phòng tắm, garage đậu hơn trăm chiếc xe. Cung điện còn có phòng cầu nguyện rộng cho 1,500 người và phòng khánh tiết có sức chứa 5,000 người. ( ghi chú : cung điện không mở cửa cho mọi người dân thường cùng du khách nên chúng tôi chỉ có thể chụp hình bên ngoài)
Empire Club Country and Resort được đánh giá sáu sao do hoàng tử út trẻ người chơi sang xây
dựng là chỗ nghỉ ngơi cho bạn bè khi đến viếng thăm hoàng tử. Nhưng hôm nay với tinh thần "tiết kiệm" hoàng gia đã đem cơ sở này làm thành khách sạn cho du khách mướn với gía hotel 6 sao. Khách sạn rộng lớn , trang trí nội thất có mạ vàng. Nhưng so sánh thì vẫn còn thua xa khách sạn Al Burji bên Dubai.
Ngoài Empire Club, các hoàng tử còn có Polo Club để dành đua ngựa cùng bạn bè và sau khi chơi chán thì cũng có Royal Club nhà hàng để cùng nhau "chén chú, chén anh"...kể ra bạn của mấy hoàng tử này cũng sướng nhỉ??!!!
Sự xa hoa của Brunei còn thể hiện qua những ngôi đền Hồi giáo lộng lẫy như
Sultan Omar Ali Saifuddin : là ngôi đền đẹp nhất châu Á , được xây dựng từ cuối thập niên 1950, mái mạ vàng với nền đá cẩm thạch; phía trước có ceremonial ship để cầu nguyện. Đền này là "postcard photo" và cũng là hình ảnh tiêu biểu của Brunei.
Thánh đường JameAsr : đẹp thứ nhì sau Sultan Omar nhưng lại là đền thờ Hồi giáo lớn nhất châu Á. Đền được xây dựng từ 1988 và khánh thành năm 1994 để kỷ niệm 25 trị vì của vua đương thời cũng là vị vua thứ 29 của Brunei; do đó đền có 29 cột cẩm thạch ở trung tâm đền. Phía trước có một nhà lớn để giày dép trước khi vào trong và phải mặc áo choàng đen do các nhân viên ở đền cung cấp. Bên trong có 2 phòng cầu nguyện nam, nữ rất lớn. Trước khi vào cầu nguyện có các vòi nước để rữa tay chân.
Tuy hạ tầng cơ sở tốt lành nhưng người dân Brunei cũng có truyền thống thích sống trên sông nước nên họ có khu làng nổi trên sông
Kampong Ayer( Kampong là Village và Ayer là river =River Village) : khu làng này có lịch sử hơn

600 năm vì thời chưa khám phá ra dầu thì đời sống dân chúng cũng cơ cực, nhưng ngày nay đã giàu lên số đông vẫn quen với nếp sống này với hơn 30 ngàn dân; tuy nhiên các tiện ích trong nhà đã được cải tiến cho kịp trào lưu. tuy nhà nổi trên sông nhưng cũng không kém gì các bungalow của các resort. Tất cả high tech đều được áp dụng. Khu nhà nổi cũng có quán cafe, nhà hàng ,cũng có những lối đi bằng bêtong. Đừong ống cáp quang điện chạy dưới lòng sông nên bầu trời của khu Kampong Ayer rất quang đãng không có dây hay cột điện vướng bận.
Từ bên đất liền có rất nhiều tàu nhỏ làm phương tiện di chuyển qua lại làng nổi chỉ 10 phút.
Hiện nay Brunei vẫn tiếp tục phát triễn thêm các khu làng nổi ở dọc con sông Brunei river

PHỞ VIỆT Ở BRUNEI
Tò mò tìm hiểu trên Facebook và Google chúng tôi thấy có Phơ Real Brunei do nghệ sĩ Mai Lan của Hà Nội và bạn trai người Brunei Kevin Lo cùng hợp tác kinh doanh từ 2011. Biết địa chỉ tiệm ở Tíme Square Brunei, chúng tôi dành chút thời gian trước khi trở về( vì Time Square gần phi trường) để ghé qua thăm cho biết.
Đến nơi là một khu food court với nhiều quán ăn của nhiều nước châu á và Phở Real cũng hiện diện. Hỏi thăm thì không có ai nói tiếng Việt và họ cho biết chủ nhân Kevin Lo đã sang nhượng nhà hàng cho chủ mới là một người Phi Luật Tân không còn MaiLan-Kevin như hồi xưa( hỏi thăm mấy bạn ở SG thì nghe nói chuyện tình ML tan rã nên business cũng...sang tay)
Chúng tôi đến vào lúc xế trưa qua giờ lunch nên khách vắng vẻ đo đó chúng tôi không ăn thử để biết xem vị thế nào nhưng nhìn các hình trên menu thì không giống tô phở thuần túy của VN. Thôi giả từ một thương hiệu "Real" mà không biết có thật là "Real" khi do đầu bếp là người Phi thực hiện???

Side trip from Brunei

LABUAN ISLAND (Malaysia)
Thuận đường từ Brunei chúng tôi đi one day tour đến đảo Labuan thuộc Mã lai. Ferry khởi hành từ bến cảng Brunei hết 1.5 tiếng thì cập đảo. Mỗi ngày có một chuyến Brunei-Labuan lúc 8 giò sáng và trở về từ Labuan-Brunei lúc 4 giờ chiều. Nếu trễ thì phải chờ qua ngày hôm sau.
Nhiều người Brunei thích qua Labuan để mua sắm vì hàng hóa ở đây rẽ hơn bên Brunei nhiều.(Brunei không sản xuất nhiều sản phẩm chủ yếu bán dầu khí mà thôi)
Đảo Labuan là một trong những điểm di tích lịch sử của thế chiến
Peace Park
thứ hai ; vào ngày 10 tháng Chín 1945 vị thiếu tướng chỉ huy quân đội Nhật tại Đông Nam Á đã đầu hàng vô điều kiện và tướng George Woollen chỉ huy quân Úc thay mặt đồng minh chấp nhận sự đầu hàng này. Tại ngay địa điểm lịch sử này của năm xưa, ngày nay là Surrender Point và chỉ cách 50 mét là địa điểm ký kết hiệp ứơc đầu hàng và cũng đánh dấu chấm dứt chiến tranh ở vùng Borneo.
Kế cạnh Surrender Point người ta xay dựng Peace Park  do Nhật tài trợ để to lòng hối tiếc cho những việc làm trong quá khứ và cũng để tưởng niệm ,vinh danh, và kính trọng những chiến sĩ, những con người  đã hy sinh trong thế chiến thứ hai. Peace Park cũng là sự hứa hẹn tình hữu nghị hòa bình giữa Mã Lai và Nhật.

Thưa quý vị từ bờ biển của Labuan, người tour guide đã chỉ cho chúng tôi thấy một hòn đảo là nơi của nhiều thuyền nhân Việt Nam tạm định cư trên bước đường đi tìm tự do trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Cái ngày đó người thuyền nhân VN trên những chiếc thuyền mỏng manh, đơn sơ, còn chúng tôi hôm nay đi trên một ferry trọng tải lớn, ngồi ghế first class nhưng vẫn bị say sóng quá chừng thì mới hiểu sự chịu đựng của những thuyền nhân VN mạnh mẽ như thế nào và họ thật sự quá can đảm!
Hôm nay ngồi ghi lại ký sự này trong thời điểm gần ngày quốc hận 30 tháng tư chúng tôi cũng xin gởi lòng cảm phục của mình đến tất cả thuyền nhân VN ngày xưa, và nhất là với những vị đã phải hy sinh cuộc sống trên con đường đi tìm tự do !

Xin cám ơn quý vị đã theo dõi và xin hẹn next trip!

San Francisco Tháng Tư 2016