COSTA RICA- NATURAL PARADISE
Costa Rica
(Tito-CR) một quốc gia nhỏ bé yên
lành, dân chủ, với những vẻ đẹp thiên nhiên đặc biệt ở vùng trung châu Mỹ
(Central America), có diện tích khoản 52 ngàn km vuông (chỉ bằng ½ tiểu bang
Kentucky). Nhưng các công viên quôc gia chiếm hơn 11% và hơn 25% đất đai được bảo
vệ như những khu rừng nguyên sinh của quôc gia.
Vào năm 1821 CR
và trung mỹ được độc lập từ Spain nhưng mãi cho đến năm 1949 hiến pháp mới ra đời
do tổng thống Jose Figueres soạn thảo cho phép người da đen và phụ nữ được quyền
đi bầu. Tổng thống này cũng giải giới quân đội và dùng ngân sách quốc phòng để
cải tổ hệ thống y tế cho toàn quốc. Do đó đến nay CR không có quân đội, chỉ có
lực lượng bảo vệ an ninh là hiến binh mà thôi. Đồng thời toàn thể dân Tito đều được
hửơng các dịch vụ y tế, săn sóc sức khoẻ…free từ chính phủ.
Chúng tôi đã chọn
tour của Caravan.com để thăm viếng Costa Rica trong 10 ngày trải dài
từ bờ Caribien
qua Pacific coast; thưởng ngoạn tất cả cảnh đẹp thiên nhiên, rừng mưa nhịêt đới…vì
vậy vào mùa hè thường có các trận mưa rào vào buổi chiều. Nhưng mưa rất ngắn nên
cũng không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của đoàn du lịch.
Tuy có lực lượng
hiến binh, cảnh sát bảo vệ an ninh nhưng thủ đô San Jose của CR không an ninh.
Du khách đều được cảnh cáo không nên đi bộ một mình vào buổi tối và cho dù đi
ban ngày cũng phải coi chừng cái ví của mình vì có rất nhiều dân móc túi “chuyên
nghiệp”.
CR là đất nước
của chim trời, cá nước, có hơn 887 giống chim mà trong đó Toucans là loài tiêu
biểu với mỏ cong dài màu đỏ. Ngoài chim muông còn có tất cả các loại bướm, và đây
cũng là đất của rùa biển (sea turtle), nhưng rùa ở CR nhỏ xíu bằng nắm tay, khác
với rùa ở Galapagos lớn cả mấy chục kgs.
Các giống chim
muông của CR có màu sắc sặc sỡ, nhưng con nào có màu đỏ là độc hại nhất. Ỏ CR họ
định nghĩa “red means attractive and poisson”. Con cóc có mắt màu đỏ (red eye
frog) là con cóc rất độc; cắn vào người
có thể chết. Thêm nữa phải nói đến…muỗi. Khí hậu nhiệt đới nên qúa nhiều muỗi,
nhất là vào trong các rain forest. Chúng tôi về nhà với vô số vết chích của muỗi
khắp cơ thể mặc dù đã dùng thuốc xịt muỗi; cũng may muỗi này …hiền không có gây
nên bệnh gì.
Khí hậu Costa
Rica thích hợp với các loại trái cây nhiệt đới, do đó là nơi cung cấp chuối, thơm
cho thị trưòng Hoa Kỳ và Châu Âu. Các công ty của Mỹ như Del Monte có rất nhiều
trang trại ở CR. Chúng tôi được hưóng dẫn thăm một cơ sở trồng chuối của Del
Monte để đuợc cho biết rằng ở các trang trại chuối này có rất nhiều…rắn độc. Các
con rắn nhỏ xíu nằm yên dưới các tàu lá chuối và khi người ta dẫm bước chân lên
thì…hỡi ôi sẽ giống như nàng Cleopatra đó nhé. Bời vậy công nhân làm việc trong
trang trại phải mang boot cao đến đầu gối, và du khách thì dĩ nhiên được thông
báo không…đi bộ vào trong vườn.
Ðể đốn các buồng chuối này họ thiết lập một hệ thống
chairlift- tức là ghế ngồi cách mặt đất
ngang tầm với quay chuối có hệ thống
ròng rọc kéo. Công nhân cắt nguyên buồng chuối, móc vào ròng rọc chạy về nhà
máy. Ở đó có người cắt từng nãi, cho vào bồn để rữa, tiếp đến cân, dán nhãn và
đóng thùng chở đến Hoa Kỳ, thời gian vận chuyển khỏan 19 ngày, đến châu Âu kéo
dài 25 ngày. Bởi vậy họ thu hoạch chuối lúc đang còn xanh lét. Nhưng để có được
các trái chuối xanh thì cũng phải mất 16 tháng trồng. Vậy mà chuối là một loại
trái cây…rất rẽ trong các chợ ở USA.
Tiếp theo chúng tôi đến viếng trang trại trồng thơm organic
của công ty Collin Street Bakery- một côngty có “tổng hành dinh” ở Texas. Ðể gieo một cây thơm hữu cơ người ta phải lấy
cái đầu trái thơm (crown) trồng xuống đất, sau 9 tháng thì phun natural gaz vào
cây 2 lần cách nhau 3 ngày để tạo mầm trái thơm.
Trang trại này mổi
ngày thu hoạch khoản 50 ngàn trái thơm, thứ tốt nhất là premium được đem qua thị
trưòng Hoa Kỳ, phần còn lại bán trong nội địa CR, hoặc làm mứt nhừ (jam). Nông
trại rộng lớn nhưng hái thơm bằng lao động thủ công chứ không phải bẳng máy. Du
khách được thử hàng mẫu mới hái, tuy vỏ còn rất xanh nhưng thịt thơm rất ngọt
khó có thể tìm thấy trên thị trường. Họ cho chúng tôi biết một trái thơm bảo quản
dung mức có thể giữ được trong một tháng.
Ngoài ra còn phải kể đến cà phê cũng là một nguồn xuất khẩu
đáng kể cho CR. CR là nước xuất khẩu cà phê đầu tiên ở trung mỹ từ thế kỷ 19.
Nguồn lợi từ cà phê đã được dung xây dựng nhà hát quốc gia, nhiều nhà thờ
Catholic. Ðến thăm vườn cà phê ở vùng Poas Volcano chúng tôi đuợc cho biết rằng
cà phê càng trồng trên vùng đất cao càng ngon và tốt nhất là trồng ở độ cao khoản
3,900 feet (tính từ mặt nước biển).
Một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất CR là “Hanging
Bridges” ở gần lake Arenal nằm
trong một “rain forest”. Con đường hiking dài
khoản 2 miles có tổng cộng 18 cây cầu nhỏ mà 6 cái là cầu treo (hanging). Trọng
tải của cầu chỉ có 15 nguời một lần. Ðây dung là “cầu treo …lắc lẻo” chứ không
phải “cầu tre lắc lẻo” vì cầu được làm bằng..các sợi dây sắt treo lửng lơ giữa
rừng; khi chân bước xuống thì “lắc lư” và bên dưới là…vực sâu. Ðây cũng là “dộc
lộ” một chiều. buớc chân vào rồi thì chỉ
có tiến về phiá trước.
Du khách được chỉ dẫn rõ đoạn hiking này chia làm 2 level
hoặc là qua 1 cây cầu treo, hay đi
complete trail. Chúng tôi cũng thử sự “can đảm” của mình nên theo nhóm thứ hai.
Qua được hai bước đầu tưởng mình…”ngon lành”. Ai dè càng tiến vào sâu trong rừng
thì mới thấy các cây cầu treo quá …”rung rợn” đến nổi chúng tôi không dám ngó
sang hai bên, hoặc nhìn xuống dưới chân mình thì thấy dang đứng trên một vực
sau hơn trăm mét. Tay thì cứ bám chặt vào các sợi xích sắt, vì cầu thì cứ lắt lẻo
nhúng nhẩy do chấn động của các người khác. Sau khi qua một vài cầu, chúng tôi
rút kinh nghiệm là đi đầu đoàn thì đỡ chịu đựng cầu rung hơn đi sau nhiều nguời.
Con đường hiking này cũng lắm “chông
gai” nhưng mà “ví phỏng đường đời bằng phẳng cả” thì đâu có gì hào hứng? ngoài
cầu treo lắc lẻo, thì đường đi gập ghềnh, ngoằng ngèo rồi “dốc đá cheo leo”; rất
thích thú nhưng mà…sợ quá không dám chụp hình quay phim gì cả, chỉ mong mau
cho…xuống núi.
Các quý vị nào đã trải qua Suspense bridge ở Vancouver,
Canada thì có thể hình dung là ở đây đến 6 cái cầu như vậy.
Hot Spring bath |
Một điểm lý thú khác nữa là tắm suối nước nóng (hot spring)
vì CR có nhiều núi lửa nên cung cấp nhiều suối nước nóng rất tốt. Ðoàn chúng tôi được hướng dẫn đến tắm ở Baldi
Hot Springs- Arenal Vocano. Nơi đây có rất nhiều hồ tắm với các nhiệt độ nóng
khác nhau và nước tắm được dẫn trực tiếp từ nguồn suối thiên nhiên vào hồ. Không
chỉ du khách mà người dân CR ở các nơi khác cũng đổ về đây.
Chúng tôi đi về phiá biển Atlantis và Cabribiean để vào vùng
công viên quốc gia Tortuguero Park. Ðây là vùng rừng mưa nhiêt đới nguyên sinh,
muốn vào đó chỉ có thể đi bằng thuyền; di chuyển qua lại mọi nơi trong vùng này
cũng bằng thuyền. Không có xe cơ giới. Không khí thật trong lành, bình yên nhưng
ánh sáng văn minh của internet vẫn hiện diện nơi đây. Mỗi ngày có naturalist hướng
dẫn đi coi…khỉ. Những con khỉ nhỏ bé chuyền trên các cành cây rất nhanh nhẹn. Có
giống khỉ mặt trắng (white face monkeys), rất nhỏ như con mèo.
White face monkey |
Trong công viên này có trung tâm “Green Turtle Research
Center” để nghiên cứu,bảo vệ các giống rùa biển khỏi sự tuyệt chủng. Những con
Green Turtles này thưòng sanh sãn từ tháng bảy đến tháng mười. Rùa mẹ làm ổ trên
bờ biển, nó dung hai chân trước để đào lỗ, sau khi sanh trứng thì tự lấy cát phủ
kín trứng để không ai trông thấy. Sau 6 ngày trứng nở thành rùa con, và rùa con
tự động bò xuống biển vào ban đêm hay lúc trời vừa rạng sáng. Rùa mẹ cũng sanh
vào ban đêm. Du khách cũng được hướng dẫn đi xem rùa sanh vào ban đêm và phải mặc
y phục màu đen hoặc sậm màu. Tất cả phải đi trong bóng đêm, chỉ có một ngọn đèn
hồng ngoại do naturalist sử dụng để hướng dẫn, chỉ đuờng.
Ðoạn cuối cùng của chuyến đi chúng tôi hướng về miền biển
Pacific và dừng chân tại Marriott Resort
ở Guanacaste Coast. Ở khu resort này có một hồ bơi không bờ “infinity pool” lớn
nhất vùng Trung Mỹ.
Xem người ta bảo vệ các sinh vật và thiên nhiên mà ít nhiều
lại chạnh lòng cho đất nước và con người Việt Nam-con ngưòi bị coi nhẹ, môi trường
bị hủy hoại không thương tiếc. Ðó cũng gọi là “thiên đường” nhưng hoàn toàn khác
xa với “Natural Paradise” mà chúng tôi vừa thăm qua và kể cùng quý vị.
No comments:
Post a Comment