Tuesday, June 11, 2019

DU LỊCH THẾ GIỚI- TURKEY( THỔ NHĨ KỲ ) P.II


Phần II : Các điểm dừng chân ở  Asia Minor - Turkey

Thổ Nhĩ Kỳ nằm rải phần lớn bên Á châu về phía Đông láng giềng của Iran, Iraq, phần Tây Á được gọi là Asia Minor hay la Anatolia tiếp giáp với biển  Địa Trung Hải ở phía Nam nên khí hậu tương đối ấm hơn vùng bên lục địa phía đông, và cũng có nhiều di tích hơn mà chúng tôi lần lượt thăm viếng sau đây:

CON NGƯA THÀNH TROY (TROJAN HORSE):
 Cổ thành này được thiết lập từ hơn 4,000 năm ở gần Canakkale nhưng mới được khai quật vào khoản năm 1822. Thành Troy rất nổi tiếng trong văn học Hy Lạp nhờ vào lời tiên đoán của Homer.Tương truyền sự tích con ngựa thành Troy là ngày xưa Hoàng Tử thành Troy tên là Paris đi dự đám cưới một công hầu trong triều đình. Một cuộc thi sắc đẹp được đặt ra giữa 3 công nương là Hela (vợ của thần Zeus bên Hy Lạp),Athena- nữ thần của sự thông minh (Godess of Wisdom), Aphodite tức là thần Vệ Nữ (Venus) theo Lamã- là nữ thần của tình yêu (Godess of Love). Ai đẹp nhất thì sẽ được Paris ban thưởng trái táo vàng. Đây có lẽ được coi là cuộc thi hoa hậu đầu tiên trên thế giới.  Aphodite được  thắng trái táo vàng của Paris và bà ta giới thiệu Helen cho Paris nhưng Helen lúc đó đã có chồng là Menelaus. Paris bèn nhân cơ hội Menelaus đi vắng bắt cóc Helen về Thành Troy để mở đầu một cuộc chiến dai dẳng giữa  Hoàng Tử Paris và ông chồng của Helen dành lại vợ.
Các bạn có bi ết cách chấm điểm cuộc thi  như thế nào không?
Đây là lời  ông tour guide của chúng tôi kể : khi ba công nương xuất hiện thì Aphodite có sử dụng một thắt lưng đẹp lóng lánh. Hai nàng kia phản đối nói Aphodite chơi nổi không chịu cho nàng mang thắt lưng đó. Không cho thì nàng tháo thắt lưng ra, nhưng khi tháo xong thắt lưng thì  cái váy của nàng cũng…tuột xuống…Thế là…khỏi cần bình chọn, Paris trao táo vàng cho nàng…
Sau khi Paris cướp Helen đem về thành Troy sinh sống thì Menelaus đem quân qua đánh  để đòi vợ về. Cuộc chiến kéo dài 9 năm mà vẫn bất phân thắng bại. Một hôm Menelaus rút quân và để lại trước thành Troy một con ngưa gỗ. Quân của Paris trong thành Troy  vui mừng chiến thắng và ra đem “chiến lợi phẩm” con ngựa gỗ vào thành. Nhưng đến tối quân của Menelaus từ trong bụng con ngựa gỗ đó chui ra, mở cửa thành cho đoàn quân của Menelaus tiến vào đánh úp , gi ết chết Paris và lấy lại được Helena đem về quê hương. Từ đó con ngựa thành Troy được lưu truyền đến nay. Nhưng mà nó bằng gỗ thì làm sao chịu sương chịu nắng qua bao thế kỷ?? Có người trong đoàn chúng tôi thắc mắc thấy con ngựa gỗ có nước bóng như mới thì được cho biết là chính phủ cứ 10 năm thì thay lại một con ngưa mới để du khách thăm viếng, trong bụng ngựa co 2 tầng lầu, có ghế dài để ngồi và có thể chứa hơn 10 người một lúc. Du khách có thể leo vào bụng ngựa để cũng có cảm giác như mình là chiến sĩ của cái thời Troia era.

CỔ THÀNH EPHESUS:
Là thành phố cổ từ thời Greco-roman (khoản 2000 B.C) Được khám phá khoản năm 1904 với nhiều tàn tích của m ột thời huy hoàng như là con đường Curetes Road, Marble road, thư viện Celsus, và đại hí viện có sức chứa khoản 24,-25 ngàn người. Các chứng tích về đời sống trong trong thành phố cũng đựơc khai quật .  Ngoài ra còn có rất nhi ều tượng của các vị thần Hy Lạp, La Mã th ời xưa  đơn  cử chúng tôi thấy bức tượng của nữ thần chiến thắng (Godess of Victory) Nike. Logo ﮮ c của hãng Nike là lấy một nét trong bức tượng này

HOUSE OF VIRGIN MARY (Căn nhà của Đức Mẹ Maria):
Di tích này đã bị động đất tàn phá nhiều lần và được tìm thấy vào gần cuối thể kỷ 19 ở núi Koressos gần thành phố cổ Ephesus.  Ngày nay đư ợc phục hồi  bởi tổ chức Gẻorge Quatman Foundation ở Ohio, USA.Tương truyền rằng sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh thì một môn đồ trẻ của Chúa là Thánh St. John đã đem Đức Mẹ về cư ngụ tại nơi này cho đến cuối đời. Bên trong căn nhà rất nhỏ, chỉ để một bàn thờ tượng đức mẹ cho thập phương chiêm bái, và không cho chụp hình, Tại địa điểm này có giòng nước được cho là nước thánh Bây giờ nơi đây là một địa điểm hành hương nồi tiếng không những cho các tín đồ Thiên Chúa Giáo mà cả tín đồ Hồi Giáo cũng thăm viếng vì họ tin nứơc ở đây đã chữa lành bệnh cho nhiều tín đồ đến cầu nguyện.
Trong khu vực căn nhà của Đức Mẹ còn có một bức từơng đá trên đó có gắn rất nhiều mảnh giấy ghi lời cầu nguyện của khách hành hương. Họ tin tưởng rằng đặt lời cầu nguyện ở đó thì sẽ được tròn ước nguyện..!
Hằng năm vào ngày 15 tháng Tám ở nơi đây có làm lễ tưởng niệm Đức Mẹ

Đối diện ngọn đồi có căn nhà của đức Mẹ Maria là ngọn đồi có đền thờ thánh Saint John. Tương truy ền ông ở đây để tiện săn  sóc Đức Mẹ. Ngày nay đền thờ ông cũng là một điểm hành hương và tất cả giáo hoàng ở La Mã khi nhậm chức xong đều có đến thăm viếng phần mộ của thánh Saint John này.

PAMUKKALE: (theo tiếng Thổ  Pamuk là  Cotton, Kale là  lâu đài tức là COTTON CASTLE):


Pamukkale walk
Đây là khu vực thiên nhiên duy nhất trên thế giới có suối nước nóng với nhiều chất khoáng nhất là Calcium. Calcium đã kêt tụ lại thành từng tầng màu trắng giống như bông gòn nên mới được mệnh danh là “Cotton Castle. Nước suối nóng ở đây khoản 34 đ ộ Celcius đã được sử dụng từ thời Roman (khoản thế kỷ thứ 2) như một phương pháp vật lý trị liệu. Ngày nay  tại trong khu vực này cũng có một “Antique Pool” để du khách có thể  tắm “thermal bath” . Các khách sạn kế cận cũng thiết lập đường ống dẫn đến tận hồ bơi của khách sạn để phục vụ khách hàng. Chúng tôi đã được tận hưởng sự thư giản của nước suối nóng tại khách sạn mình trú ngụ sau một ngày rong chơi.
Để bảo vệ gìn giữ môi trường, khi lội suối nước này kh ông ai đư ợc mang giày hay dép nhựa, chỉ đư ợc mang vớ mà thôi. Muốn thử cảm giác thì xin mời bạn tháo giày dép ra để trên bờ không có mất đâu đừng lo.

ỐNG KHÓI TIÊN ( FAIRY CHIMNEYS ):
Nhứng ống khói tiên này được tìm thấy tại vùng Cappadocia là một vùng núi lửa bị soi mòn từ hằng chục triệu năm. Các phún xuất thạch của núi lửa tạo nên những hình thù như ống khói, như cây nấm.
Từ hàng trăm năm xưa dân ở Cappadocia đã đục núi, đào đất làm nơi trú ẩn, làm nhà thờ, di tich cụ thể còn lại đã được Unesco công nhận là Kaymakli underground city và Goreme Open Air Museum. Ngoài ra cũng còn một số ít các căn nhà trong đá đang được sử dụng như những phòng khách sạn loại… đặc biệt với giá khoản 200 euro một đêm.


Sau Cappadocia chúng tôi đi ngược lại lên miền Đông Bắc để tham viếng Ankara thủ đô đương thời của Turkey. Vào các đế chế xa xưa thủ đô là Istanbul mà nay được gọi là Old Istanbul. Đến khi đất nước độc lập chuyển sang chính thể cộng hoà với Mustafa Artartuk là vị  tổng thống đầu tiên năm 1923, thì thủ đô dời về Ankara (ở bên phía Á châu). Mustafa Artartuk được coi là anh hùng của Thổ có công dẹp nội chiến giữa các triều đại, thống nhất đất nước, xây dựng nền dân chủ, nâng cao dân trí được toàn thể dân Thổ nhĩ kỳ ghi ơn. Do đó khi ông chết mộ đã được xây tại Ankara trên một quãng trường rộng lớn và có rất nhiều ngư ời đến viếng. Ở Ankara cũng lập thêm một thư viện mang tên ông.

(Xin hãy giã từ các căn nhà trong đá để trở về với cuộc sống thường nhật của Turkey ở Phần III)

Tại sao là TURKEY
Khi bác Dương nghe tin chúng tôi sẽ đi Turkey chơi thì bác ấy nói “ở USA cũng có Turkey, sao còn đi đâu nữa”. Đối với bản thân chúng tôi không phải Turkey mà là TROY.  Không nhớ ở cấp lớp mấy chúng tôi có được học qua lịch sử cuộc chiến của thành Troy và cái tên “con ngựa thành Troy” vẫn ở mãi trong trí của chúng tôi, và vẫn ước ao được đặt chân đến.
Còn riêng đ ối với người Thổ và với thế giới thì T urkey bắt nguồn từ thế kỷ 19 khi đó nước Turk mu ốn mở rộng quen biết với thế giới nên đã cho sứ giả mang quà tặng đến các nước khác. Họ mang cừu đến tặng chính phủ Úc, và mang gà tây đến tặng chính ph  Hoa kỳ. Từ đó người Mỹ biết đến một nư ớc không phải l  Turk mà là..T URKEY. Coi như là Mỹ đặt tên cho Thổ vậy. Từ 1923 khi trở thành ch ính thể cộng hoà thì Thổ có tên gọi theo anh ngữ là Republic of T urkey.
Khi Mustafa ẢtatArk lên làm tổng thống đàu tiên thi không nh ững dời thủ đô về Ank ara mà ông còn thay đổi màu cờ. Cờ Turkey bây giờ có màu đỏ với vành trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Chuyện kể về nguồn gốclá cờ mới là khi Mustafa đang chỉ huy cuộc chiến tranh dẹp nội loạn, một đêm ông ngắm trời thấy trăng lưỡi liềm và sao gần nhau thì ông có nguyện ước r ằng nếu cho ông đư ợc chiến thắng, đem lại hòa bình, độc lập thì ông sẽ đem hình tượng này lên nền cờ của tổ quốc. Và lời cầu nguyện của ông đã thành hiện thực cho ngày nay lá cờ voi trăng, sao, phất phới trên khắp bầu trời nước Thổ.

Với chính thể cộng hoà từ 1923, chính quyền đa đảng (6 đ ảng) gồm có tổng thống do dân trực tiếp bầu nhiệm kỳ 7 năm và không được tái ứng cử. Đảng có đa số phiếu thắng cử trong cuộc bầu cử này sẽ hợp tác với các đảng còn lại đê thiết lập nội các do Thủ Tướng cầm đầu Thủ tướng có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được tái nhiệm nếu đảng của ngư ời đó nắm đa số.

Cũng với chính thể cộng hoà ngôn ngữ đã được chuyển đổi từ ẢRập sang la tinh. Phải mất cả 2 thế hệ sự cải tổ ngôn ngữ và giáo dục mới hoàn tất. Tuy thời nay dùng mẫu tự La Tinh nhưng tiếng Thổ không co các mẫu tự W, Q, I, không có vần “Th” nên chi lúc học anh ng ữ bị gặp khó khăn khi phát âm chữ “tree” va “three”; họ cung phát âm chữ “C” thành “Ch”.
Hệ thống giao dục cưỡng bách ở tiểu, trung h ọc, nhưng lại rất khó để lọt vào đại học. Cả nứoc chỉ có khoản 70 trường đại học công lập không có tư. Và bài thi vào đại học thì rất khó nên chỉ khỏan 30% học sinh tốt nghi ệp trung học ti ếp tục đại học. Phần còn lại thì học nghề hay tham gia lao động sản xuất.
Ở chương trình trung học không dạy làm bài thi theo lối trắc nghiệm (multiple choice). Nhưng các bài thi vào đại học đều là bài trắc nghiệm gồm 180 câu trong vòng 3 giờ. Do đó tất cả học sinh lớp 12 cuối tuần đều phải đi học thêm lớp luyện thi vào đại hoc để quen dần với lối thi cử mà suôt quãng đường học cấp dưới đã không được hướng dẫn.

Khi tốt nghiệp đại học mức lương bình quân khoản 15,000 TL (tức khoản 10,000 USD/năm). Ở Thổ từ trứoc không có hệ thống thuế  lợi tức  cá nhân nhưng kể từ 1984 khi ông thủ tướng là cựu nh ân viên ÌMF ở New Ỷok lên nắm quyền thì ông đã thiết đặt hệ thống đánh thuế lợi tức cá  nhân và  áp dụng cho đến bây giờ. Mức thuế luỹ  tiến theo lợi tức đến mức 50,000 TL/ năm thì trả khoản 50% thuế. Lợi tức 7,500 TL/năm trở xuống không đóng thuế. Tuy phải trả thuế nhưng nhân viên đi làm không phải khai bảng thuế “Tax Return” như bên USA vì đã đư ợc chiết tính và khấu trừ ngay mỗi tháng lãnh lương. Chỉ  nhũng người kinh doanh phải khai để đóng thuế.

Hệ thống an sinh xã hội của Turkey không thiết đặt số tuổi về hưu. Ngừoi dân đi làm đủ 20 năm cho phụ nữ và 25 năm cho nam giới là có thể về hưu với tất cả phúc lợi được chính phủ quy đinh và được lãnh tiên một lần bằng 2% t ền lương tháng cuối cùng nhân với số năm mình đã làm.
Chính phủ hiện nay cũng gíup dân tái định cư bằng cách dở bỏ các khu nhà ổ chuột và xây lại các căn chung cư cao tầng tại chỗ đó cho dân (chứ không bắt dời đi nơi  khác).

Kebab
Về ẩm thưc, Thổ có thức ăn giống vùng Địa Trung Hải , có “Cơm Thổ” nấu gạo trắng nâu lẫn lộn, có trộn dầu Olive và lá thì là. Món ăn truyền thống là “Kebab” mà chúng ta có thể tìm thâý trong nhà hàng ở USA. Kebab là xiên thịt nướng có ớt qủa chuông. Piza ở Thổ cũng giống như một ổ bánh mì dẹp trên mặt có thịt xay mà thôi, không có topping nhiều như USA. Lúc ăn thì dọn ăn kèm với cà chua, dưa leo. Tuy ở bên phía Á châu nhưng người thổ lấy bánh mì làm lương thực chính. Các phụ nữ ở vùng thôn quê tự làm bánh mì và nướng bằng lò than để ăn hàng ngày. Bánh mì nướng lò than này rất ngon. Thức ăn ngọt có Turkish Delight- những loại bánh.Thức uống có rượu  Rarky  màu trắng trong như rượu đế của Việt Nam; khi uống pha chung với nước uống thì thành môt dung dịch màu trắng sữa

M ột buổi sáng xe đi ngang qua một nghĩa trang lúc đó ông hư ớng dẫn viên luôn tiện cho bi ết về thể thức tang lễ. Đối với Thổ khi có ngư ời chết thì làm tang lễ và chôn trong vòng 24 gi ờ, và thường chọn giờ hạ huyệt vào buổi trưa. Xác ngư ời chết được cho vào quan tài và đem đến một mosque gần nơi cư  ngụ nhất. Quan tài để ben ngoài mosque, thân nhân, bè bạn  vào bên trong cầu nguyện. Sau đó đem quan t ài đến nghĩa trang chôn. Khi chôn thì chỉ chôn xác ngư ời chế xuống huyệt.  Áo quan để lại dùng vào dịp khác. Mọi  d ịch v ụ tang lễ đều do chính phủ đài thọ, thân nhân không tốn tiền. Có lẽ vì vậy nên chính phủ phải recycle cái quan tài chăng? Sau 1 tuần thân nhân làm một bữa tiệc mời thân bằng, quyên thuộc đ ến dự. Rồi sau 40 ngày làm thêm một lễ tửơng niệm là xong. Ngư ời chết đã về với thánh Allah, không phải là điều đau buồn cho gia đình

Nứoc Thổ có đ ến 99% dân số theo đạo Hồi hệ phái Suni, nhưng đạo hồi của Thổ rất cởi mở không  bó buộc như bên Morocco. Điển hình là rất nh ều ngừoi phụ nữ, thiếu nữ không trùm tóc kín mít. Trên TV hay ngoài đường có bảng quảng cáo của các nàng thời trang mặc áo hở vai, mặc bikini. Một đi ều thú vị nữa là ngư ời Thổ rất hiếu khách, thân thiện. Từ ngư ời già đến em bé., từ thành thị đến thôn quê nơi nào họ cũng tự đ ộng đến chào du khách dù không biết tiếng ngoại quốc. Họ làm cho bản thân chúng tôi có cảm giác như mình là “celeberty” vì đi đâu cũng có ngư ời xin chụp hình chung, Ai cũng c ó cellphone co camera. Gặp chúng tôI là  lấy ra bấm liền. Chúng tôi đ ã gặp n ững trường h ợp rất vui và cảm động như khi thăm vi ếng Ephesus, có hai ngư ời phụ nữ luống tuổi, mộc mac làm qu ét dọn ở nhà vệ sinh công cộng cho di tích này. Chúng tôi thấy họ quét rác bằng một cái chổi lạ mắt nên đ ưa máy hình lên, tính xin phép để chụp thì 2 bà nhanh nhẩu vui vẻ đứng cho chụp hình và sau đó thì l ấy ngón tay chỉ vào mắt họ, rồi chỉ v ào màn h ình của máy miệng cuời nói…ti ếng Thổ. Ch úng tôi cho họ coi l ại hình vừa chụp thì họ cam ơn rối rít.

Một buổi chi ều đi dạo ở Konya, th ì  ó 2 thi ếu nữ còn tr ẻ nhỏ t ự động đến làm quen. Hai cô tự giới thiệu học lớp 12 v à trên đường v  nhà sau gi ờ h ọc. H ọ mu ốn th ực tập n ói tiếng Anh vì đã học tiếng Anh trong trường 4 năm rồi. Hỏi các cô có ươc vọng gì cho tương lai thì họ cho biết là thích làm…tour guide!
Về đến lăng của Mustafa ở Ank ara thì lại có một em bé mới hơn 2 tuổi, nói còn chưa rõ tiếng Thổ mà cũng cứ theo chúng tôi đòi chụp hình và quay video cho bằng đư ợc. Cha mẹ của bé nói cái gì chú nhóc cũng cứ đi theo chúng tôi. Khi tôi đưa máy quay video để thâu hình bé thì bé còn biết làm điệu, uốn lưỡi, mím môi rất là dễ thương. Khi chúng tôi phải đi thì b é khóc làm bố em phải ẳm bé đi nơi khác.

Turkish Bathroom
Khi du kh ách đã mệt mỏi qua các nẻo đường thì xin mời đi nhà tắm thổ (không phải là…nhà Thổ đ âu). Turkish Bath một điểm hấp dẫn kh ông nên bỏ sót . Khắp các thành phố lớn đều có các nhà tắm c ông cộng v ề dịch vụ này. Trong các khách sạn cũng có và có vẻ riêng tư hơn nhưng giá cũng cao hơn.  Phần Tắm Thổ (Turkish bath) riêng lẽ là phần Body rub. Phòng tắm thổ bao gôm một bồn xây bằng cẩm thạch để khách hàng nằm lên. Nguời phục vụ mang bao tay  bằng vải thô nhám và chà xác thần thể để đẩy tế bào chết. Họ kỳ rất tỉ mỉ đến từng ngón chân, ngón tay. Sau đó tắm dội nước ấm. Thật  giống như  tắm cho em bé. Ở  cá c khách sạn  có thể thêm dịch vụ massage.  Thường ở các điểm tăm công cộng là do đàn ông Thổ phụ trách tắm. Nhưng tại khách sạn thì mình có quy ền chọn người phục vụ cho mình.

Sau cùng chúng tôi cũng đã giã từ Istanbul- giã từ Turkey trong một buổi sáng trời mưa lạnh, những gi ọt mưa cuối mùa để chào đón mùa Xuân trở về.  Nhưng trong suốt thời gian thăm viếng vòng quanh Thổ Nhĩ Kỳ , trời đã ưu đãi chúng tôi với khí hậu đư ợc tạm gọi l à “tr ời không nắng cũng không mưa, chỉ hiu hiu rét cho vừa luyến lưu”. Lưu luyến một thành phố vừa mới quen biết đứng “giữa hai làn nước” nhưng không có bên nào đục bên nào trong vì nó đã biết kết hợp hài hoà Đông Tây. Một đất nước đang tiếp tục phát triển nhờ sự chọn lựa đúng đắn của nhà lãnh đạo theo lối dân chủ đa đảng và tiếp thu khoa học kỹ thuật của Tây Phương nhất là …Hoa Kỳ.  Các đường xa lộ rập khuôn theo xa lộ Mỹ, trơn tru bóng loáng. Và xa hơn nữa là con người tuy vẫn giữ tín ngưỡng hồi giáo nhưng đã biết cởi mở đế sống cùng nhân lọai một cuộc sống hài hoà, thân ái!


No comments:

Post a Comment