ECUADOR-Một quốc
gia hai bán cầu
Ecuador là một trong những nước nhỏ bé nhất Nam Mỹ. Diện tích
chỉ tương đương tiểu bang Colorado của Hoa Kỳ (272 ngàn Km2) với khoản 14 triệu
dân nhưng là nước xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới với hơn 44 triệu tấn mỗi năm
cung cấp hơn 30% lượng chuối tiêu thụ của toàn thế giới. Trên thị trường Hoa Kỳ
cũng có rất nhiều hàng thủy sản tôm cá nhập từ Ecuador
Kể từ năm 2000 khi lạm phát lên cao và tỉ giá đồng tiền
Ecuador so với 1 US dollar= 25,000 thì chính phủ quyết định dùng US dollar làm đơn
vị tiền tệ thay cho đồng tiền mất giá (chứ không đổi tiền như nhà nước VN). Từ đó
đến nay Ecuador sử dụng đô
la Mỹ, chỉ có các đồng xu (50, 25, 10, 5, 1 cent) là còn lưu hành tiền cũ của Ecuador
mà thôi.
Ecuador ở trên độ cao hơn 3,000 mét so với mặt nước biển cho
nên phi trường quốc tế hiện nay ở Quito- thủ đô Ecuador- chỉ có thể sử dụng cho
các loại máy bay phản lực boeing 757 mà thôi. Các loại lớn hơn như B767, 777 không
thể cất cánh vì không đủ chiều sâu. Tất cả các chuyến bay quốc tế từ Âu, Á, Úc
Châu đều phải chuyển tiếp ở các phi trường phía Nam Hoa Kỳ như Miami, Atlanta,
Houston, Los để chuyển sang máy bay nhỏ hơn mới có thể bay vào Quito (thời gian
bay chỉ khoản 5,5-6 giờ).
Ngoài độ cao bất tiện cho việc cất cánh, còn bị ảnh hưởng bởi
các luồng gió. Ngày chúng tôi giã từ Quito , máy bay được thông báo là phải
khởi hành chính xác đúng giờ vì sẽ có một luồng gió mạnh thổi đến, nếu không cất
cánh kịp thì chuyến bay sẽ phải chậm trễ không biết bao lâu.
Để khắc phục tình trạng này, Ecuador đang hợp tác với Canada
xây dựng một phi trường quốc tế mới cách Quito 40 dặm nằm trong một thung lũng
và dự trù khánh thành vào tháng 8, 2010. Và để đóng góp một phần tài chánh cho
dự án, tất cả hành khách quốc tế phải đóng lệ phí phi trường 40.80 USD lúc ra đi.
Khi du lịch đến các quốc gia có độ cao như Ecuador , du khách có thể bị các triệu
chứng bệnh về cao
chúng tôi chỉ mới chạy tránh mưa trong vòng 30 giây thôi mà một cơn đau đầu như
búa bổ xuất hiện. Đau như có cảm giác các giây thần kinh, mạch máu bị đứt đoạn.
Chỉ cần 3,4 giây không có oxy lên não là não bộ con người sẽ bị tổn thương. Bình
thường ở nhà chúng tôi chạy vận tốc hơn 3 miles một giờ không sao. Cũng may là
uống thuốc kịp lúc để còn đủ sức thực hiện cuộc du hành.
Thủ đô Quito
của Ecuador được chia làm
hai khu vực Old Town và New Town. Own town nằm về Nam được UNESCO công nhận là World Heritage ở đó
có nhà thờ San Francisco , Independent
Plaza , San Francisco Plaza ,
dinh tổng thống.
San Francisco Church |
Vùng new town hay còn gọi là Mariscal là vùng mới mở có
Plaza Foch là khu vực của du khách tập trung với rất nhiều hoạt động dịch vụ dành
cho du lịch.
Nhưng thủ đô này không…an ninh. Mọi du khách đều được khuyến
cáo là không nên đi bộ một mình sau 7 giờ tối. Dù đoạn đường ngắn cũng nên đi taxi-
Chúng tôi thấy rất nhiều cảnh sát đi tuần tiểu dọc các con đường
phố chính từ khoản 6 giờ chiều.
Ngoài vấn đề an ninh, du khách còn được khuyến cáo là không
nên sử dụng nước máy để uống và ngay cả …đánh răng.
“Mitad Del Mundo” (có nghĩa là trung điểm thế giới- middle of
the world). Đây là điểm duy nhất trên địa cầu mà đường xích đạo đi qua núi. Điểm
đó cách Quito
khoản 30 km về hướng Bắc. Tuy nói là ở tại xích đạo nhưng vì trên núi cao nên
nhiệt độ không nóng lắm. Ngày chúng tôi đến vào cuối tháng 11, bắt đầu mùa Hè ở
Nam bán cầu, nhưng thời tiết tại đó chi 25 độ celcius, trong khi cùng lúc tại Bisbane-
Úc là 35 độ celcius. Tuy nhiên tia tử ngoại thì rất gắt gao do đó điều cần thiết
là phải dùng sun block để bảo vệ da.
Ở tại trung điểm thế giới đó có một đài kỷ niệm và một viện
bảo tàng. Đến bảo tàng viện du khách được hướng dẫn một vài thí nghiệm nhỏ để
biết trọng lực của trái đất ngay tại xích đạo. Ở ngay trên đường xích đạo mọi vật
kể cả
con người đều nhẹ bớt mấy lbs. Chúng ta hãy thử đặt một cái trứng sống
(chưa luộc) trên một đầu đinh thì nó vẫn có thể đứng yên.
Hoặc là chúng ta nắm chặt tay lại và đứng ngay trên đường xích
đạo, thì một người khác ở ngoài đường xích đạo có thể mở nắm tay ấy ra rất dễ dàng.
Nếu cùng nắm tay đó mà cả hai người đều đứng ở bất kỳ điểm nào ngoài đường xích
đạo thì rất khó mở.
Từ đ ường xích đạo này về hứơng Bắc theo xa lộ Pan Americana
sẽ gặp thành phố Otavalo v ới Indian Market nổi tiếng khắp Nam Mỹ. Đây là nơi
buôn bán của các người dân gốc Indian; họ bán chủ yếu các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ và nông sản địa phương.
Tại đây chúng tôi thấy có heo quay, mãng cầu xiêm, đu đủ có
5 cạnh giống trái khế.
Tại Quito, chúng tôi tình cờ tìm thấy một nhà hàng tên
“Uncle Ho” chuyên bán Asian food và trong menu có cả Phở ( 7 USD/tô) chả giò (2
cuốn/3.99 USD). Ghé vào hỏi thăm thì được biết nhà hàng do 1 người Ireland tên
Kevin và một người Mỹ lai (cha Mỹ, mẹ Việt) tên Patrick đồng làm chủ. Chef cook
là người…Ecuadorian. Mẹ của Patrick dạy cho họ cách nấu món ăn VietNam .
Nhưng hiện nay bà này sống tại Washington DC chứ không phải tại Ecuador .
Lúc chúng tôi tìm ra thì bao tử đã đầy nên không có dịp thử
coi Phở Việt ở Ecuador
nấu như thế nào. Nhưng nhìn vào thực đơn không hề thấy giá và rau quế.
Người dân Ecuador
không nói tiếng Anh nhiều vì giáo dục nước này không chú trọng vào Anh ngữ. Chương
trình dạy tiếng Anh tùy theo các trường; thông thường trường tư dạy nhiều giờ hơn.
Chỉ riêng các học sinh chuyên ngành du lịch trong đại học mới chú trọng vào Anh
Ngữ.
Trong lịch sử cận đại của Ecuador vào thập niên 1970’s của
thế kỷ 20 trong vòng 9 năm mà có đến 11 ông tổng thống. Nhưng tổng thống hiện
nay là ông Rafael Correa rất được dân chúng ủng hộ vì các chính sách xã hội của
ông không thiên tả hoặc thiên hữu. Ngày nay dân Ecuador đi làm đóng 9.5% thuế
an sinh xã hội, chủ nhân cũng đóng phần tương đương và đến tuổi về hưu 65 thì sẽ
được lãnh lại một lần số tiền đã đóng.
Mức sống của người dân thấp, lương tối thiểu là 250 USD/tháng
nhưng theo thống kê hiện nay thi thu nhập bình quân là khoản 3,400 USD/người/ năm.
Người dân rất thân thiện, dễ mến, thấy chúng tôi thì cứ muốn
chụp hình chung.
Galapagos Islands (GI) bao gồm 13 đảo và rất nhiều cồn nhỏ (islets),
trong đó có 5 đảo có người sinh sống là Santa Cruz, San Cristobal, Isabella, Floreana,
và Baltra. Riêng tại Baltra chỉ là phi trường mà thôi.
Từ đất liền ra đảo có hai hãng máy bay TAME và AiroGal với đường
bay hoặc từ Quito, hoặc chúng
tôi đáp máy bay AiroGal (Airolineas Galapagos) từ Quito bay 35 phút đến
Gayaquil (một thành phố ở miền nam), máy bay đón thêm khách rồi bay 2 giờ ra đảo
Batra. Xin mở một dấu ngoặc ở đây với lời khen ngợi hãng AiroGal, phục vụ chu đáo,
trong các chuyến bay chúng tôi đi hành khách chỉ khoản 1/3 máy bay và đường bay
ngắn nhưng vẫn phục vụ ăn uống đầy đủ. Không như các đường bay nội địa Hoa Kỳ,
thức ăn đều phải…mua. Giá vé máy bay thì thay đổi tùy theo đối tượng; cư dân ở đất
liền giá bằng 1/2 , và cư dân GI= ¼ giá
của khách nước ngoài.
Gayaquil;
Tại phi trường Baltra
cũng phải làm thủ tục nhập cảnh, đóng lệ phí. Mỗi du khách đến phải đóng 100 USD
và cư dân địa phương từ đất liền ra cũng phải đóng…6 USD.
Sau đó có xe bus của hãng bay đưa đến bến phà để đi ferry 10
phút qua đảo Santa Cruz .
Đ ây là đảo chính của GI. Từ bến ferry có xe bus về thi trấn Puerto Ayora. Nếu đi
theo các tour du lịch thì đã có xe của hãng du lịch đón đưa về khách sạn hoặc đến
bến tàu để lên thuyền nếu chọn các cruise tours.
Galapagos Islands(GI) được quản trị bởi Park Nacional
Galapagos (PNG), với các nội quy để bảo vệ môi trường , sinh thái vì đây là một
vùng đất thiên nhiên hoang sơ, phải nói là lãnh địa của các thú vật, các chú
sea lions thản nhiên nhảy từ biển lên thuyền, lên ngủ trên băng ghế ở bờ biển rất
là an nhiên tự tại.
Vấn đề bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt, đầu tiên là kiểm
soát hành lý của du khách tại phi trường không được mang vào trái cây tươi và các
loại hạt giống, cũng như không được mang ra khỏi đảo bất kỳ các sinh vật, cây
giống, đất đá cát sỏi…chỉ được mang ra vật lưu niệm bán tại các gian hàng. PNG
cũng giới hạn số lượng du khách mỗi ngày không được vượt quá 2,500 du khách.
Du thuyền cũng chỉ sử dụng phần lớn là loại nhỏ từ 16-20 hành
khách. Loai super cũng chỉ 98 hành khách là tối đa. Nhưng các tàu lớn này phải
neo ngoài khơi xa, rồi di chuyển hành khách vào bờ bằng các tàu nhỏ gọi là water
taxi hay zodiac.
Vấn đề tái chế biến, xử lý rác cũng rất chặt chẽ, không phải
phân biệt 3 loai rác thực phẩm, rác không huỷ và rác tái chế như ở USA mà có thêm
loại thứ 4 là rác thải bệnh viện được cho vào thùng màu đỏ. Tuyệt đối không có
một rác nào trôi lềnh bềnh trên biển. Chúng tôi thấy rõ trên water taxi một người
thanh niên Ecuador
ăn kẹo nhưng đã bỏ giấy gói kẹo vào trong túi áo chứ không tiện tay vứt bừa xuống
nước.
.
Về cư dân trên đảo GI cũng bị giới hạn số lượng nhập cư sinh
sống. Từ đất liền muốn chuyển sang định cư tại GI phải có thân nhân ở GI bảo lãnh
hoặc phải kết hôn với một người ở GI đã lâu. Thủ tục nhập cư cũng giống như đối
với một người ngoại quốc vậy.
Tính tổng số dân trên vùng GI chỉ khoản 30,000 người nhưng số
lượng các động vật thì quá nhiều nhất là…rùa.
Các chú rùa hàng trăm tuổi, từ từ nhỡn nhơ ăn…bạc hà. Phải có
người cắt nhỏ bạc hà cho rùa ăn. Trộm nghĩ mấy chú rùa này mà bò về hồ Hoàn Kiếm
Hà Nội thì không phải ăn bạc hà mà được cho vào nồi bạc hà nấu cháo rồi.
Rùa mỗi năm đẻ 2 kỳ vào tháng sáu và tháng mười hai. Thật ra
tại Charles Darwin Research center người ta cũng có kiểm soát số gia tăng của
giống rùa bằng cách diệt bớt các trứng mái vì nếu không một ngày đẹp trời rùa đầy
khắp mặt đường vì rùa rất…trường thọ.
Ngoài ra đây cũng là đất sống của các sinh vật biển như
Iguana, lizards, pelican, penguine; rôi đủ thứ
blue footed boobie |
Vì ái ngại việc say sóng, chúng tôi không đi cruise tour mà
chọn “land base tour” nghĩa là nghỉ qua đêm tại khách sạn trên đảo Santa Cruz và ban ngày thì
đi water taxi đến các đảo khác.
Từ Santa Cruz chúng tôi ngồi thuyền đến đảo Floreana. Floreana
còn có tên gọi là “post office island” vì đây là nơi mà ngày xưa các thủy thủ
trên đường đi có thể ghé vào gởi thư về nhà, và bây giờ vẫn còn hoạt động. Trên đảo này chúng tôi thấy cả một rừng cây ổi.
Cuộc hành trình bằng thuyền thật ngoạn mục,
thích thú, nhưng cũng hơi..sợ vì bản thân chúng tôi…”mù” bơi. Phải biết bơi thì
mới tận hưởng hết các thú vui của nước
như bơi lặn ngắm cảnh dưới biển, bơi cùng các con sea lion, để thấy hết đời sống…thủy
cung. Thuyền thả trôi trên sóng nước xanh thẳm trong veo và ấm vì ở tại vùng xích
đạo. Rất là thanh bình, ở đó các danh từ, chiến tranh, khủng bố, thị trường chứng
khoán…hình như không ở trong trí của người dân.
Còn đi đến đảo Isabela thì sử dụng một warter taxi chỉ chở
16 hành khách. Mỗi ngày khởi hành một chuyến lúc 2 PM từ Santa Cruz và khởi hành ở Isabela lúc 6 sáng.
Lên đảo Isabela chúng tôi đi coi flamingo, cưỡi ngựa để lên coi núi lửa Sierra
Negra. Đây là núi lửa vẫn còn đang hoạt động. Đường lên núi cũng …rùng rợn. Lần
đầu tiên chúng tôi cưỡi ngựa đoạn đường dài tổng cộng 12 km đi về. Lúc đi chưa
quen nên rất run sợ. Mà người ta hướng dẫn là cưỡi ngựa phải bình tĩnh vì ngựa
hiểu được tâm trạng của người cỡi, hễ mình sợ là ngựa cũng sợ và rất dễ bị nó hất
nhào xuống. Lúc về thì thấy thích thú và hấp dẫn. Chúng tôi nhận xét thấy mấy
con ngựa
Trên đảo Santa Cruz có fish market mở 2 lần trong ngày vào 9
giờ sáng và 5 giờ chiều theo giờ các ngư phủ trở về sau các chuyến ra khơi. Mùa
tháng 11,12 là mùa tôm hùm ở GI. Các con tôm hùm nặng gần cả kg, giá bán cho…du
khách bao luôn nấu chin (thường là nướng), với salad, khoai tây chiên, cơm là
20 USD/con vào buổi ăn trưa và 25 USD/con vào buổi ăn tối. Còn các loại cá
tuna, cá thu tươi rói thấy dân địa phương mua ½ kg là 2 USD. Nhưng lên dĩa cho
du khách ở nhà hàng là 10 USD với khoản 250 gram.
Về phía Tây của đảo Santa Cruz
có Tortuga Bay và Playa beach là bãi biển hoang sơ
rất đẹp; không có các hotel hay cư dân sinh sống. Muốn đến đó phải đi bộ qua một
đường mòn 2.5 km vì đó là phương tiện giao thông duy nhất trong rừng xương rồng.
Thật là một sự tập thể dục rất tốt!
Ở vùng đảo nên nước ngọt cũng là một vấn đề. Chính phủ có lắp
đặt hệ thống lọc nước biển thành nước sử dụng hằng ngày nhưng nước uống thì phải
đem từ đất liền ra hoặc là hứng nước mưa trữ lại để dùng.
Ở Galapagos Islands có những
nơi du khách không được tự đi một mình mà bắt buộc phải có hướng dẫn viên. Những
người này là nhân viên của PNG và được gọi là “Naturalist”. Đây là những người được huấn luyện chuyên môn
về sinh vật học, tự nhiên học, môi trường v.v..và nhất là không thể thiếu vấn đề
ngoại ngữ. Họ có bằng cấp và được đánh giá theo thứ bậc Naturalist I, II, III,
và IV tuỳ theo khả năng ngoại ngữ. Naturalist IV là người có bằng PH.D và biết
nói 4 sinh ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là Spanish. Một người tour guide của chúng tôi
biết nói tiếng Ý, Pháp, Đức, Anh và Spanish thật đáng…nể (nhưng mà anh chàng không
biết nói tiếng Việt). Kể ra những người này phải yêu nghề ghê lắm, chứ ai có bằng
PH.D mà lại chịu làm…tour guide???
Trái với sự ô nhiễm không khí đầy bụi khói ở Quito , Galapagos Islands đã
làm sạch buồng phổi du khách với môi trường thiên nhiên, trong lành. Không có
nhà cao hơn 3 tầng, không có nhiều phương tiện vận chuyển cơ giới. Đây là điểm
son và niềm tự hào của người dân Ecuador , và họ tiếp tục gìn giữ để
xứng danh là di sản thế giới. Một điểm du lịch trong lành và…không rẽ nhưng xứng
đáng để cho những người yêu thiên nhiên ghé đến. Khách quan nhận xét thì Vinh Hạ
Long và đảo Phú Quốc của VN cũng có những nét đẹp thiên nhiên quyến rũ; tuy nhiên
sự quản trị và bảo tồn thì thua xa Galapagos Islands. Có lẽ các vị lãnh đạo ở Vịnh
Hạ Long và Phú Quốc nên đến học hỏi kinh nghiệm của Park Nacional Galapagos để gia
tăng hiệu quả bảo vệ di sản của VN.
No comments:
Post a Comment